Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết các nhà khảo cổ nước này vừa tìm thấy một bộ hài cốt, trong một chiếc quách bằng đá vôi thuộc căn phòng thứ 3 trong lăng mộ bí ẩn nằm tại Amphipolis, có niên đại từ thời Alexander Đại đế (Thế kỷ 4 TCN).
Chiếc quách bằng đá vôi ở bên dưới sàn phòng thứ 3 trong khu mộ cổ ở Amphipolis
Nhà chức trách cho biết qua những gì tìm thấy trong lăng mộ độc đáo này, bộ hài có khả năng thuộc về “một nhân vật đầy quyền uy”. Trước đó, giới chuyên gia cho rằng lăng mộ này là của Roxana, vợ Alexander Đại đế. Cũng có thể đây là lăng mộ mẹ ông, bà Olympias, hoặc một trong những tướng lĩnh của ông.
Các nhà khoa học chắc chắn sẽ tiến hành nghiên cứu bộ hài cốt kể trên. Bà Katerina Peristeri, nhà khảo cổ phụ trách cuộc khai quật lăng mộ ở Amphipolis, cho hay các kết quả phân tích đầu tiên có thể được công bố vào ngày 29/11.
Ngoài chiếc quách làm từ đá vôi, các nhà khảo cổ còn tìm thấy tàn tích của một quan tài bằng gỗ cùng với nhiều chiếc đinh bằng sắt, đồng, xương và mảnh kính vỡ.
Theo Dorothy King, nhà khảo cổ tham gia cuộc khai quật, thực tế là nhiều phần của bộ hài cốt được tìm thấy ở cả ở trong lẫn bên ngoài chiếc quách bằng đá vôi. Điều này cho thấy lăng mộ đã bị đột nhập.
Bà tin rằng chủ nhân ngôi mộ là một người cực kỳ quan trọng.“Một người được chôn cất như vậy, với cả thi hài nguyên vẹn chứ không phải hỏa táng rồi chôn tro cốt, là điều đặc biệt ở vương quốc Macedonia” – bà King nói với Discovery News.
Bà King cho rằng nếu bộ hài cốt này là của một người đàn ông, nhiều khả năng đây là Hephaestion, một người bạn thân đồng thời có thể là nhân tình của Alexander Đại đế.
Hephaestion là một nhà quý tộc và tướng quân trong Macedonia cổ đại. Ông và Alexander Đại đế thân nhau từ khi còn bé, cùng học thầy chung là Aristotle. Khi Hephaestion qua đời ở Ecbatana (Hamadan hiện nay), miền Tây Iran hồi năm 324 trước Công nguyên, Alexander đã thể hiện sự thương tiếc người bạn của mình bằng việc cạo tóc, nhịn ăn trong nhiều ngày. Ông còn ra lệnh hành hình bác sĩ của Hephaestion và làm một giàn thiêu tốn kém để thiêu xác Hephaestion.
Cũng có giả thuyết cho rằng lăng mộ cổ ở Amphipolis là của chính Alexander Đại đế. Ông qua đời một cách bí ẩn ở Babylon, khi mới 32 tuổi. Tương truyền thi hài ông được chôn cất ở Alexandria, thành phố do ông sáng lập ở Ai Cập. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ai tìm được ngôi mộ của ông ở khu vực này.
Nguồn: Tuấn Vĩ - TT&VH
Tiến sĩ Nicholas Reeves, nhà khảo cổ người Anh thuộc trường Đại học Arizona, vừa tuyên bố ông đã tìm thấy lối vào bí mật dẫn đến phòng an táng Pharaoh Tutankhamun và đằng sau đó là mộ của Nữ hoàng Nefertiti lừng danh.
Trong nền nghệ thuật Việt Nam, nghệ thuật thời Mạc (1527 - 1592) chiếm một vị thế rất riêng, có phong cách khác hẳn với tính nhịp điệu truyền thống của sáng tạo Việt Nam trước và sau đó.
Trong lúc đang làm đất để trồng lúa, một số người dân tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện rất nhiều cổ vật có niên đại từ thế kỷ thứ 10.
Bản thảo gốc truyện cổ tích Psychen (Tâm trạng) nổi tiếng của nhà văn H.C. Andersen, đã được tìm thấy trong khi người ta đang dọn dẹp Knuthenborg - tòa dinh thự tọa lạc trên đảo Lolland, cách thủ đô Copenhagen của Đan Mạch 150km về phía Nam.
Ngày 12/5, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã đón “về nhà” bức tượng đá thần khỉ Hanuman thuộc Hindu giáo sau 3 thập kỷ lưu lạc tại châu Âu và châu Mỹ.
Để giữ cho mình giấc ngủ ngàn thu mà không bị ai quấy rầy, đại thi hào Shakespreares đã cho khắc trên bia mộ mình một lời nguyền đáng sợ.
Trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, người ta đã tìm thấy cả những chiến binh “ngoại”. Phải chăng từ thời xa xưa đã tồn tại những lính đánh thuê?
Theo Livescience, hàng chục ngôi mộ chứa gần 40 xác ướp vừa được khai quật tại một khu tế lễ 1.200 năm tuổi ở thung lũng Cotahuasi của Peru.
Một tấm bia đá có niên đại hơn 200 năm vừa được phát hiện trong đợt khảo cứu, sưu tầm các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), đây là di sản văn hóa vật thể quý hiếm ghi khắc về ngôi chùa cổ Hưng Long, của Tổng Du Đồng xưa.
Để tìm hiểu về các mảnh Kinh Phúc Âm tìm thấy trong quan tài người Ai Cập, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phải phá hủy các tấm mặt nạ của xác ướp và điều này đã bị các học giả khác lên án.
Theo GS Hoàng Xuân Chinh, sức sống văn hóa Đông Sơn trong thời Bắc thuộc được phản ảnh qua các cuộc khởi nghĩa chống thống trị phương Bắc với đỉnh cao là chiến thắng giành độc lập của Ngô Quyền, trong lúc nhiều văn hóa khác đã vĩnh viễn trở thành một bộ phận của văn hóa Hán.
LÊ QUANG THÁI
I. SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ
Vào khoảng giữa thế kỷ 17 đã có ít người dân nước Đại Việt viết chữ quốc ngữ theo mẫu tự a, b, c… khá thành thạo theo lối viết tiên phong “đổi lông ra sắt” ở hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn từng ban lệnh cấm không cho ai được biết nơi chôn cất ông. Sau khi qua đời, thuộc hạ đã thực hiện đúng ý chỉ này nên suốt 800 năm qua, nơi chôn cất ông vẫn là một bí ẩn lớn.
HỒ VĨNH
Mới đây trong đợt đi nghiên cứu thực tế tại phố cổ Gia Hội thành phố Huế, chúng tôi đã tìm thấy một văn bản được viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ trên giấy trắng dày, khổ 50x65cm.
Sáng 6.1, Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả điều tra, khai quật khảo cổ học di tích hành cung Lỗ Giang tại huyện Hưng Hà, Thái Bình.
Một nghĩa trang cổ trên sa mạc Ai Cập được tìm thấy với hơn một triệu xác ướp khiến các nhà nghiên cứu đau đầu để tìm câu trả lời.
Một ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm, được xây theo kiến trúc thời Nguyễn vừa được Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện tại xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên xác định tầng văn hóa đầy đủ nhất có niên đại kéo dài từ thế kỷ 8-9 đến thế kỷ 19-20 ở trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, là thông tin được đưa ra tại Hội nghị báo cáo kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tổ chức ngày 16/12.
Kết quả khảo cổ học mới nhất khẳng định thành Cổ Loa là tòa thành đất sớm nhất, có quy mô lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, được đắp dưới thời vua An Dương Vương (thế kỷ thứ 3-2 trước Công nguyên). Kỹ thuật đắp thành có sự khác nhau giữa thành Ngoại, thành Trung và thành Nội.
Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết những bức họa ghi lại cảnh cuộc sống hàng ngày đã được phát hiện trên những cây cột trong ngôi mộ cổ lớn nhất Hy Lạp ở Amphipolis, thuộc khu vực phía bắc Macedonia.