ĐỨC SƠN
Minh họa: Nhím
Tiếng chuông chùa làng biển
Tiếng chuông chùa trong ngân
Tiếng chuông ngọn gió
Rừng phi lao uốn ngọn
Làng biển một màu thương đậm
Nồm nam mắt phong vị
Mùa vít chi mõ sóng
Mỗi ngày trao gõ mõ làng đơm
Niệm đầy xa lắm
Về tương tư mãi miết
Hoài hoài đầy chật mọc
Ngày lành cho tới
Tương tư chuông hòa thanh
Khói miền giăng sắc nước
Tiếng chuông chùa làng dư vang
Tuyền, trắng, xanh, hồng, tim tím…
Tiếng chuông nét mày
Phóng sanh mở hướng cho thoát sóng
Nhặt chi lắm dư thừa
Chi lắm vẩn đục khó lòng
Chi lắm dị ngày, dị ngôn
Tiếng chuông uy nghiêm
Biển còn lẽ đời
Lẽ đời tươi thiện mặn mòi
Biển hướng bờ tám hướng
Trong trẻo buông trời chói sắc
Làn tiếng nấc
Tiếng thả thất lòng
Vốc ngược muôn âm
Gạt tay bẩn dòng, đẩy dơ xa thấu
Cho xa dị bản
Giữ xanh nước non
Giữ cõi tiếng chuông lành
Đừng pha lẫn, ngân vọng bờ lành
Thiêng đối làng đừng lẫn pha
Quyện bện tiếng chuông
Thao dệt ước ao
Vạm ngày, vạm làng vang nắng
Núi có đi xa về gần
Chùa Túy Vân tiếng làng trong
Đỉnh cảm biển xanh làng
Ngọt ngào dạo tiếng chuông thức ngân giọt
Khuơ chiều rười rượi
Nhơ nhớ trầm lên như có và không
Được buồn ngày mở sáng tiếng chuông!
Tha thiết tinh khôi
Lên hướng gió
Miền đỉnh nhớ chạy về
Biêng biếc, cồn cào tiếng chuông ngân.
(TCSH352&SDB29/06-2018)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH