Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
Ở Việt Nam các nguồn thủy điện lớn nhất nói chung đã được khai thác và hiện nay người ta đang chuyển hướng khai thác các dự án thủy điện vừa và nhỏ ( công suất dưới 30 MW).
Tuy nhiên sau những vụ vỡ đập vừa qua, các thủy điện vừa và nhỏ đang trở thành tâm điểm của dư luận với hàng loạt câu hỏi đặt ra về chất lượng công trình, năng lực chủ đầu tư, năng lực quản lý và giám sát của cơ quan chức năng.
Các chuyên gia cho rằng, với những thủy điện vừa và nhỏ, hệ số an toàn đưa vào thiết kế là nhỏ, có nghĩa về bản chất, thiết kế thủy điện vừa và nhỏ kém an toàn so với thủy điện lớn.
Mặt khác, những thủy điện này hầu hết do tư nhân đầu tư, không có kinh nghiệm làm thủy điện nên chủ đầu tư chỉ thuê một số chuyên gia, mua máy móc thiết bị tiết kiệm nhất. Thậm chí, để có giá rẻ, không ít nhà đầu tư ăn bớt quy trình khảo sát, giảm thí nghiệm hiện trường, bớt xén các chỉ tiêu thí nghiệm nhằm giảm chi phí thiết kế.
Chính vì thế, chất lượng công trình kém, khoảng 10 - 20 năm sau, nhiều thủy điện vừa và nhỏ có nguy cơ gây ra những rủi ro lớn.
Trong khi đó công tác quản lý đang bị buông lỏng khiến người dân không thể yên tâm. Theo nhiều chuyên gia, UBND các tỉnh đã quá dễ dàng trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa chú ý nhiều đến các yếu tố về xã hội, môi trường, năng lực và kinh nghiệm của các nhà đầu tư... Bên cạnh đó, do thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý...đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư làm sai trái.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kon Tum mới đây, đa số các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đã không thực hiện việc đánh giá tác động môi trường, hạng mục của các dự án như: Xây dựng khu tái định canh, định cư, đường dây tải điện, đường giao thông, mỏ đất đá phục vụ thi công.
Hoặc trong vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 vừa qua, khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, trực tiếp là Sở Công thương Gia Lai đã không nắm bắt được các yếu tố kỹ thuật về đảm bảo an toàn đập. Thậm chí, Sở Công thương cũng như Sở Xây dựng đều không phát hiện việc chủ đầu tư thay đổi thiết kế nhằm giảm chi phí đầu tư.
Với cấp quốc gia thì đến nay quy chuẩn quốc gia về thủy điện hiện vẫn chưa được hoàn thiện, cùng với đó là rất nhiều lỗ hổng trong quản lý lĩnh vực này.
Chẳng hạn khoản 1, điều 4 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính phủ ban hành có ghi: Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
Như đã nói, hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ hiện do tư nhân làm chủ đầu tư, với công trình của tư nhân thì cơ quan quản lý của Nhà nước không được tham gia giám sát mà chỉ quản lý về mặt quy hoạch, khi xảy ra sự cố thì mọi chuyện đã muộn.
Cụ thể, khi thủy điện Đăk Mek 3 (Kon Tum) vỡ, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra mới phát hiện chất lượng công trình quá kém.
Ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên khi nói về vấn đề này đã cho rằng, năng lực quy hoạch và quản lý phát triển thủy điện của cấp tỉnh còn rất yếu. Việc đảm nhiệm hoạt động quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ, cấp phép và quản lý xây dựng, vận hành, bồi thường, tái định cư, trồng rừng thay thế còn nhiều bất cập, thậm chí có việc xem nhẹ quản lý và cấp phép dễ dàng. Do đó, việc giao thẩm quyền cho tỉnh là một vấn đề cần được xem xét.
Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các văn bản pháp quy, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện, yêu cầu đảm bảo có quy trình tích nước, xả lũ an toàn, xây dựng kịch bản ứng phó thiên tai khi xảy ra sự cố...
Bên cạnh đó, phải có chương trình kiểm tra và đánh giá sớm, toàn diện và chính xác nhất về mức độ an toàn của các công trình này. Các đánh giá cần xác định mức độ tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật và quy trình quy phạm trong cả quá trình từ khâu quy hoạch, thiết kế đến thi công, quy trình vận hành và thực tế vận hành các công trình thủy điện.
Theo Trần Thủy( Vietnamnet)
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.
Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.
Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.
Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.
Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...
Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.
Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.
ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.
Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ…
Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.