Thương tiếc nhà văn Nguyễn Quốc Trung

09:32 14/09/2021

Hung tin Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung từ trần do Covid 19 làm tôi bàng hoàng. Mới đây, Nguyễn Quốc Trung còn nhắn tin hỏi thăm tôi. “Bác ở đâu? Giữ gìn sức khỏe nhé, con Covid ghê gớm quá”. Trung không quên dặn tôi: “Ráng tập trung hoàn thành trường ca về Mẹ nhé".

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung

Nhắm mắt lại, tôi đã thấy dáng đi liêu xiêu, lúc nào cũng như sắp đổ về phía trước của Trung. Tôi biết Nguyễn Quốc Trung từ hơn 30 năm nay. Ấy là khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia đang diễn ra quyết liệt. Thực ra chúng tôi biết nhau trước đó, kể từ khi Sài Gòn giải phóng, đất nước thống nhất, trên báo chí và văn chương.

Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chúng tôi cùng về công tác dưới mái nhà của Tổng cục Chính trị. Từ Báo Quân khu 7 tôi về công tác tại Báo Quân đội nhân dân. Còn Nguyễn Quốc Trung từ Quân đoàn 4 về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cả hai cơ quan đại diện của chúng tôi đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhập ngũ năm 1974, giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Quốc Trung có mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Nhưng dấu ấn người lính Cụ Hồ sâu đậm nhất trong cuộc đời và các tác phẩm văn chương của Nguyễn Quốc Trung là thời kỳ làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia.

Là nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Quốc Trung cùng đồng đội, đồng nghiệp của mình ở Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) như các nhà văn: Lê Huy Khanh, Trần Đình Thế... theo sát bước chân người lính tình nguyện. Từ những tháng ngày gian khổ ác liệt ấy, các ông cho ra đời các tác phẩm văn học đậm dấu ấn người lính của đội quân nhà Phật trên đất nước chùa Tháp. Sống lặng lẽ, đôi khi khó hiểu, nhưng các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Quốc Trung đầy sôi động, với nỗi trăn trở với đời, với người. Say mê sáng tạo, Nguyễn Quốc Trung như con tằm thầm lặng nhả tơ.

Từ những ngày đầu cầm bút, Nguyễn Quốc Trung đã theo đuổi đề tài chiến tranh và người lính. Năm 1982, Nguyễn Quốc Trung được giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Báo Sài Gòn Giải Phóng, với tác phẩm Những tia chớp phía chân trời, thể hiện mối tình giữa một anh bộ đội biên giới và cô thanh niên xung phong.

Sau này, ra mắt năm tiểu thuyết Biên giới, Bên rừng thốt nốt, Thời chúng mình yêu nhau, Người trong cõi người, Đất không đổi màu; tập truyện ngắn Người đàn bà hồn nhiên, Trong tiết thanh minh, Đêm trừ tịch, Người đến từ nước Mỹ, Cô gái tính nhảy cầu Rạch Miễu..., ngòi bút của Nguyễn Quốc Trung luôn trào dâng như dòng sông cuộn chảy.

Nguyễn Quốc Trung công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, còn tôi ở Báo QĐND nên có dịp gặp nhau thường xuyên. Hồi cơ quan chúng tôi đóng quân ở số 63 đường Lý Tự Trọng (quận 1) cho đến khi về số 161-163 đường Trần Quốc Thảo (quận 3), dường như tuần nào Nguyễn Quốc Trung cũng gõ cửa phòng làm việc của tôi. Khi thì anh hỏi thăm việc viết lách, khi thúc giục tôi viết đơn vào Hội nhà văn Việt Nam. Có khi, anh chỉ ngồi vài phút, chẳng nhiều lời, nhìn tôi tất bật với công việc làm báo rồi lặng lẽ rời phòng của tôi về phòng làm việc của anh.

Thật cảm động, mới đây, khi tôi về tham gia xây dựng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM, Nguyễn Quốc Trung gặp tôi nét mặt anh vui thực sự. "Được đấy. Nên chọn đúng việc mà làm. Đối với chúng ta, món nợ với đồng đội không bao giờ trả hết”.

Tôi nhớ, tháng 7 năm 2020, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM tổ chức Đại hội lần thứ nhất, Đại tá, nhà văn Nguyễn Quốc Trung quân phục chỉnh tề tới dự. Nguyễn Quốc Trung chia sẻ, anh sẽ đồng hành cùng Hội trên con đường thiện nguyện giàu tính nhân văn này.

Tháng trước, Nguyễn Quốc Trung gọi điện cho tôi, đề xuất, một số gia đình liệt sĩ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) quê anh đang gặp nhiều khó khăn do bão lũ và Covid-19, cần sự hỗ trợ. Tôi nói với Nguyễn Quốc Trung chuẩn bị hồ sơ để đưa ra Ban Thường vụ xét hỗ trợ. Việc tình nghĩa ấy chưa xong thì anh vội vã ra đi.

Cũng như nhiều đồng đội khác, Nguyễn Quốc Trung lăn lộn mấy chục năm ở chiến trường. Bom đạn, ác liệt không cướp đi cuộc sống của các ông. Covid-19 như bóng ma đã cướp các ông đi trong niềm tiếc thương vô hạn của người thân và đồng đội.

Thôi thì, sinh có hẹn tử bất kỳ. Ai cũng đến lúc phải về với tổ tiên. Nhưng tôi ứa nước mắt viết những dòng này, khi Nguyễn Quốc Trung và bạn bè, người thân ra đi mà chúng ta không thể đến thắp nén nhang vĩnh biệt. Họ âm thầm ra đi và lặng lẽ trở về với hũ tro hài cốt giữa cơn “đại hồng thủy “ kinh hoàng đầu thế kỷ.

                                  TPHCM, đêm 10-9-2021

Nguồn: Trần Thế Tuyển - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.

  • Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.

  • Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.

  • Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.

  • Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.

  • Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.

  • “Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.

  • Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.

  • Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.

  • “Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.

  • Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.

  • Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.

  • Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.

  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

  • Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.

  • Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.

  • Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.

  • Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.

  • Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.

  • Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.