Hung tin Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung từ trần do Covid 19 làm tôi bàng hoàng. Mới đây, Nguyễn Quốc Trung còn nhắn tin hỏi thăm tôi. “Bác ở đâu? Giữ gìn sức khỏe nhé, con Covid ghê gớm quá”. Trung không quên dặn tôi: “Ráng tập trung hoàn thành trường ca về Mẹ nhé".
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Nhắm mắt lại, tôi đã thấy dáng đi liêu xiêu, lúc nào cũng như sắp đổ về phía trước của Trung. Tôi biết Nguyễn Quốc Trung từ hơn 30 năm nay. Ấy là khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia đang diễn ra quyết liệt. Thực ra chúng tôi biết nhau trước đó, kể từ khi Sài Gòn giải phóng, đất nước thống nhất, trên báo chí và văn chương.
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chúng tôi cùng về công tác dưới mái nhà của Tổng cục Chính trị. Từ Báo Quân khu 7 tôi về công tác tại Báo Quân đội nhân dân. Còn Nguyễn Quốc Trung từ Quân đoàn 4 về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cả hai cơ quan đại diện của chúng tôi đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhập ngũ năm 1974, giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Quốc Trung có mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Nhưng dấu ấn người lính Cụ Hồ sâu đậm nhất trong cuộc đời và các tác phẩm văn chương của Nguyễn Quốc Trung là thời kỳ làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia.
Là nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Quốc Trung cùng đồng đội, đồng nghiệp của mình ở Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) như các nhà văn: Lê Huy Khanh, Trần Đình Thế... theo sát bước chân người lính tình nguyện. Từ những tháng ngày gian khổ ác liệt ấy, các ông cho ra đời các tác phẩm văn học đậm dấu ấn người lính của đội quân nhà Phật trên đất nước chùa Tháp. Sống lặng lẽ, đôi khi khó hiểu, nhưng các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Quốc Trung đầy sôi động, với nỗi trăn trở với đời, với người. Say mê sáng tạo, Nguyễn Quốc Trung như con tằm thầm lặng nhả tơ.
Từ những ngày đầu cầm bút, Nguyễn Quốc Trung đã theo đuổi đề tài chiến tranh và người lính. Năm 1982, Nguyễn Quốc Trung được giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Báo Sài Gòn Giải Phóng, với tác phẩm Những tia chớp phía chân trời, thể hiện mối tình giữa một anh bộ đội biên giới và cô thanh niên xung phong.
Sau này, ra mắt năm tiểu thuyết Biên giới, Bên rừng thốt nốt, Thời chúng mình yêu nhau, Người trong cõi người, Đất không đổi màu; tập truyện ngắn Người đàn bà hồn nhiên, Trong tiết thanh minh, Đêm trừ tịch, Người đến từ nước Mỹ, Cô gái tính nhảy cầu Rạch Miễu..., ngòi bút của Nguyễn Quốc Trung luôn trào dâng như dòng sông cuộn chảy.
Nguyễn Quốc Trung công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, còn tôi ở Báo QĐND nên có dịp gặp nhau thường xuyên. Hồi cơ quan chúng tôi đóng quân ở số 63 đường Lý Tự Trọng (quận 1) cho đến khi về số 161-163 đường Trần Quốc Thảo (quận 3), dường như tuần nào Nguyễn Quốc Trung cũng gõ cửa phòng làm việc của tôi. Khi thì anh hỏi thăm việc viết lách, khi thúc giục tôi viết đơn vào Hội nhà văn Việt Nam. Có khi, anh chỉ ngồi vài phút, chẳng nhiều lời, nhìn tôi tất bật với công việc làm báo rồi lặng lẽ rời phòng của tôi về phòng làm việc của anh.
Thật cảm động, mới đây, khi tôi về tham gia xây dựng Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM, Nguyễn Quốc Trung gặp tôi nét mặt anh vui thực sự. "Được đấy. Nên chọn đúng việc mà làm. Đối với chúng ta, món nợ với đồng đội không bao giờ trả hết”.
Tôi nhớ, tháng 7 năm 2020, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM tổ chức Đại hội lần thứ nhất, Đại tá, nhà văn Nguyễn Quốc Trung quân phục chỉnh tề tới dự. Nguyễn Quốc Trung chia sẻ, anh sẽ đồng hành cùng Hội trên con đường thiện nguyện giàu tính nhân văn này.
Tháng trước, Nguyễn Quốc Trung gọi điện cho tôi, đề xuất, một số gia đình liệt sĩ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) quê anh đang gặp nhiều khó khăn do bão lũ và Covid-19, cần sự hỗ trợ. Tôi nói với Nguyễn Quốc Trung chuẩn bị hồ sơ để đưa ra Ban Thường vụ xét hỗ trợ. Việc tình nghĩa ấy chưa xong thì anh vội vã ra đi.
Cũng như nhiều đồng đội khác, Nguyễn Quốc Trung lăn lộn mấy chục năm ở chiến trường. Bom đạn, ác liệt không cướp đi cuộc sống của các ông. Covid-19 như bóng ma đã cướp các ông đi trong niềm tiếc thương vô hạn của người thân và đồng đội.
Thôi thì, sinh có hẹn tử bất kỳ. Ai cũng đến lúc phải về với tổ tiên. Nhưng tôi ứa nước mắt viết những dòng này, khi Nguyễn Quốc Trung và bạn bè, người thân ra đi mà chúng ta không thể đến thắp nén nhang vĩnh biệt. Họ âm thầm ra đi và lặng lẽ trở về với hũ tro hài cốt giữa cơn “đại hồng thủy “ kinh hoàng đầu thế kỷ.
TPHCM, đêm 10-9-2021
Nguồn: Trần Thế Tuyển - SGGP
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.
Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.
Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.
Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.
Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.
“Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.
Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.
“Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.
Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.
Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...
PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…
Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...
Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.
Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.
Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...
Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.
Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.