TRẦN KIÊM ĐOÀN
Có hai dòng sông chia hai nửa cuộc đời của một người con xứ Huế là dòng sông Hương và American River.
Ảnh của NSNA Lê Đình Hoàng
Tôi xa Huế năm ba mươi bảy tuổi và bây giờ ngồi lại bên bờ sông America River ở tuổi bảy mươi lăm.
Nửa quãng đời trên quê hương, có hai dòng sông đã trở thành tâm cảnh trong tôi là sông Bồ thuở hoa niên và sông Hương tuổi thanh niên. Sông Bồ phát xuất từ Trường Sơn, giáp mặt với nhân gian ở làng Lại Bằng, trôi xuôi về biển nhưng khi đến làng tôi, sông uốn khúc đổi chiều cong như vòng tay trìu mến để dồn hết tinh túy phù sa cho Phe Kiền, nơi sản sinh quýt Hương Cần ngon nhất nước. Điệu nước sông Bồ thuở ấy bình lặng và trong xanh như mắt mèo nhưng năm mươi năm sau trở lại dòng sông xưa, tôi buồn đến nghẹn nói vì dòng sông đang hấp hối. Người ta đã ngày một ngày hai biến dòng sông thành ao nuôi cá; cộng với nạn phá rừng, vét cát đã làm cho nước sông đục ngầu và tanh tưởi.
Soi bóng lòng mình một thuở, dòng sông Hương mang giấc mơ tuổi trẻ lên đường và tình yêu Quốc Học - Đồng Khánh thuở đầu đời của tôi vẫn còn đó. Gần 40 năm xa Huế dòng sông còn lại lắng đọng trong lòng tôi vẫn là dòng sông Hương, dòng sông của tâm tình và suy tưởng. Tha hương bốn mươi năm với hơn sáu, bảy lần về thăm Huế, lần nào tôi cũng dáo dác nhìn hai bên bờ sông Hương. Lòng hồi hộp với nỗi ưu tư xem có biệt thự, lâu đài, thành quách… nào mới nổi lên chiếm ngự hai bên bờ hay chưa. May quá! Hương vẫn còn thơm… Lần nào tôi cũng được ngắm dòng sông tỏa nắng, đầy trăng hay nhuộm tràn mây tím. Hai bờ sông Hương vẫn còn nét thiên nhiên trong trẻo và tươi mát của thuở ngày xưa quê mẹ.
Thời gian cứ trôi không bến hẹn. Nhịp sống vật chất càng phát triển, nhu cầu tạo tác và đầu tư càng nhiều thì tham vọng xây dựng cơ sở kiến trúc tại những vị trí “vàng” như hai bên bờ sông Hương càng tăng. Nhưng sông Hương vẫn chưa bị cung hình dưới búa rìu xây dựng là một nét son thiên nhiên mát mắt và ấm lòng của Huế. Tuy không biết là ai nhưng dân Huế vẫn cảm ơn những người có thẩm quyền suốt gần nửa thế kỷ qua đã ngăn chặn được những tham vọng biến ảo dưới muôn vàn hình tướng kinh doanh xây cất nhà cửa hai bên bờ sông Hương.
Ra đi, tâm ảnh trong tôi có dòng sông Hương. Vì yêu dòng sông quê mẹ nên tôi gần gũi với dòng sông quê người. Dòng sông tha hương của tôi là dòng American River băng qua thành phố Sacramento. Đây là thành phố thủ phủ của bang California. Cũng cần ghi chú thêm rằng, nếu tách riêng thành một quốc gia thì California sẽ là một nước giàu xếp hạng thứ năm của thế giới nhưng thành phố thủ phủ Sacramento ở Mỹ (xây dựng năm 1850) cũng khiêm tốn như Huế (1802) trong khung cảnh cả nước Việt Nam.
Hơn ba mươi lăm năm sống ở thành phố này tôi cũng có sự hồi hộp đợi chờ những công trình xây dựng liên tục mọc lên hai bên bờ sông American. Nhưng cho đến thời điểm này, dòng American River cũng trong ngần và hai bên bờ soi bóng thiên nhiên như sông Hương bên kia nửa vòng trái đất.
Sự giàu sang và tham vọng thì xưa nay Đông cũng như Tây, nơi nào cũng giống nhau về động thái chiếm hữu và xâm lấn không tiếc thương của những đầu óc tính toán và xảo thuật quyền biến đặt cái lợi ích vật chất và tham vọng riêng lên trên môi trường thiên nhiên và quyền lợi chung của toàn xã hội.
Có dịp đi du lịch nhiều nơi, những thành phố lịch sử nổi tiếng về những công trình văn hóa và kiến trúc của thế giới ghi dấu ấn đậm nét nhất trong lòng tôi thường gắn liền với biểu tượng của một dòng sông. Tôi không tưởng tượng ra Huế sẽ như thế nào nếu thiếu vắng một dòng sông như sông Hương.
Người Huế trong nước cũng như người Huế tha hương đều có sự băn khoăn về hình ảnh một xứ Huế tương lai. Có chăng một thành phố Huế sẽ mất dạng hoàn toàn như thành phố anh em phía Bắc là Đông Hà và phía Nam là Đà Nẵng.
Tôi từng bị hụt hẫng đi tìm lại những dòng sông cũ khi trở lại quê nhà. Có nhiều thành phố lớn mang nặng tính lịch sử, văn hóa và xã hội Việt Nam mà tôi đã đến thăm lần đầu, nhưng chỉ mới non 30 năm sau khi trở lại, thành phố ấy đã mất hẳn dáng xưa và hiện ra hình ảnh một thành phố khác mà tôi không còn nhận ra nữa. Mặc dầu sự phồn vinh và phát triển nhanh chóng của mỗi địa phương tỉnh thành có ai mà không quan tâm mơ ước; nhưng nếu phải đánh đổi cái cũ khiêm tốn, trung thực, xứng tầm để đổi lấy một cái to lớn, theo đuôi, sang cả hơn mà đánh mất nền móng truyền thống và khuôn mặt thật của chính mình thì thật là xót xa và nuối tiếc.
Về quê, được nghe qua thông tin báo chí và thân hữu đáng tin cậy về những dự án xây dựng Huế trong một tương lai gần, tôi cũng như nhiều người thương Huế không giấu được niềm băn khoăn và sự mơ ước về quê hương Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ đẹp đẽ, huy hoàng hơn nhưng khi về Huế hay nói về Huế thì có còn chăng Huế đó: Một xứ Huế hóa thân giữa hai nhu cầu thiết thân, một là cần đổi thay theo xu thế tất nhiên trên đường bay của thời đại mới và hai là làm sao giữ được Huế đã thành tâm ảnh trong lòng người ở lại và xa Huế.
Chiều nay, giữa tiết thu trong mùa đại dịch Covid-19, yêu cầu cách ly xã hội đã đưa tôi đến “bầu bạn” một mình bên dòng sông American River vắng vẻ. Con sông chảy giữa trung tâm thành phố như sông Hương. Chiếc cầu Tower Bridge bắc ngang qua dòng sông như cầu Trường Tiền. Sacramento cũng là một thành phố tương đối cổ kính và nhỏ nhắn như Huế. Lâu đài hai bên bờ sông cũng san sát mọc lên với tốc độ khá nhanh, nhưng những công trình xây dựng ở đây không có vẻ chiếm lĩnh bầu trời và không gian như những thành phố lớn khác của Hoa Kỳ. Chung một dòng sông với thành phố mới là thành phố Sacramento cũ. Nhà cửa và đường sá còn để nguyên dấu vết xây dựng từ năm 1850. Hầu hết vẫn được bảo tồn và duy trì với những nét cổ kính ngày xưa với mọi sinh hoạt hàng ngày với thành phố mới xung quanh mà vẫn hài hòa, thu hút. Thậm chí những con đường lót bằng gỗ hay gạch đá vẫn còn thô nhám dưới chân. Thời gian mất, những kiếp đời cũng lần lượt ra đi nhưng cái lai lịch của một thành phố cũng như lai lịch của một đời người vẫn không bị thời gian xóa nhòa mà quên lãng.
Tất nhiên sẽ không công bằng nếu đem những giá trị vật chất, chuyên môn và nhân sự của các nước giàu Âu Mỹ để so sánh hay áp đặt vào một hoàn cảnh cụ thể nào đó tương đối giới hạn và khiêm tốn như Huế mình. Tuy nhiên, với một hướng đi lâu dài và vươn tới, sẽ có lợi mà không mất mát gì cả, khi chúng ta tham khảo để học hỏi những điều hay đẹp của người để bổ sung vào những giới hạn của mình, hỗ trợ những công trình xây dựng tương lai của Huế hội đủ tính thời đại, nhân văn và truyền thống.
T.K.Đ
(TCSH384/02-2021)
ĐỖ AN TIÊMLần đầu tiên tôi biết Vân Khanh qua tiết mục Tiếng Thơ của Đài T.N.V.N. Chất giọng mượt mà, trữ tình của Vân Khanh đã làm tôi xúc động, mặc dù bài thơ hôm đó anh ngâm tôi đã thuộc và nghe diễn ngâm nhiều lần từ thuở niên thiếu. Tôi ngờ ngợ đây là một tài năng. Song, cái tính xấu cố hữu hay nghi ngờ đã ngăn tôi lại. “Biết đâu đấy. Có khi chỉ là một mảnh sao băng”. Và tôi hình dung Vân Khanh còn trẻ, quá trẻ nữa. Một Vân Khanh rất “nghệ sĩ” theo cái nghĩa nhiều người hiểu chưa đúng về nghệ sĩ.
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNTôi vừa làm một cuộc du lịch đầy thú vị. Ấy là cuộc du lịch lướt nhanh ngược dòng Sông Hương, về tận ngọn nguồn. Tôi gặp lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, bao nhiêu khuôn mặt thân yêu, thân quen, và cả những điều kỳ thú, mới lạ. Hai mươi năm, những khuôn mặt nào đã soi xuống dòng sông, những kỷ niệm nào còn đọng mãi trong ta...?
LÊ KHÁNH MAI (Nhà thơ - Tổng Biên tập tạp chí Nha Trang)Đến từ Nha Trang - Khánh Hoà, vùng đất cực Nam Trung Bộ, tôi không có mong muốn gì hơn là được chúc mừng Sông Hương tròn 20 tuổi, được học tập những kinh nghiệm và thành công của một tờ tạp chí văn nghệ địa phương đã từ lâu đứng ở vị trí đàn anh ở miền Trung và cả nước.
BẢO HÂNTại Festival Huế 2008, bên cạnh hàng chục cuộc triển lãm, trưng bày diễn ra trên khắp các đường phố, nhà triển lãm với nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng; một phòng tranh nhỏ nhắn, ý nhị nằm trong con kiệt nhỏ đường Lê Thánh Tôn của Nội thành Huế. “Về lại” tên của phòng tranh, là tình cảm của những người Huế xa quê góp tiếng lòng của mình bằng những gam màu hoài hương.
VÕ QUANG YẾNBùi ngùi nhớ mẹ thuở xưa,Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương. Ca dao
Nhà văn Trần Hữu Lục, - Sinh tại Huế. Thành viên nòng cốt của nhóm Việt. Chủ bút báo Sinh viên Huế (1968). Phụ trách văn nghệ trên Nguyệt san Đối diện (từ 1972 đến 1975). Viết văn trên các báo và tạp chí: Việt, Đất Nước, Ý Thức, Sinh Viên Huế, Đối Diện…
Tạp chí Sông Hương đang đứng trước ngưỡng cửa của tuổi 20 trai tráng và đầy ắp hoài bão. Sông Hương đã vượt ra khỏi phạm vi của một tờ báo văn nghệ tỉnh để trở thành một địa chỉ gửi gắm những tin yêu và tín nhiệm của bạn đọc gần xa trong cả nước và cả ở nước ngoài về món ăn tinh thần văn học. Không hẹn mà gặp, các cộng tác viên và bạn đọc Sông Hương ở Hà Nội và các tỉnh đã tâm tình rất thật tình và thật lòng để khích lệ và nhắn nhủ Sông Hương.
Dường như có dòng sông Hương vẫn chảy âm thầm ở bên ngoài Tổ quốc. Đấy là khi tôi đọc được những trang viết đầy ắp phong vị, nồng ấm hương đất quê nhà của những người Huế đang định cư ở nước ngoài. Họ đã tìm thấy tín hiệu giao cảm với xứ Huế thông qua “chiếc cầu nối” của Tủ sách Nhớ Huế.
Vậy là hôm nay Huế - một thành phố cố đô ở miền Trung đã làm một việc đầy ý nghĩa và đẹp đẽ đặt tên đường cho các danh nhân văn hóa : Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Hải Triều... trong đó có Nguyễn Tuân nhà văn lớn cho các phố phường và các làng thôn được đô thị hóa sau thời kỳ mở cửa của đất nước.