ĐOÀN XANH
Nhà thơ, nhà báo Thúc Tề bị Pháp thủ tiêu khi mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau, bí mật được phát lộ, Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công.
Di ảnh nhà thơ liệt sĩ Thúc Tề
Quê hương yêu dấu
Tôi về làng Mỹ Lam trong một sáng mù sương. Cái thứ sương mù này báo hiệu một ngày trúng vụ cá tôm của ngư dân đầm Sam và đầm Chuồn. Những bác nông dân nhiệt tình chỉ đường cho tôi vào làng, đường đến nhà thờ họ Nguyễn, đường đến chợ Sam… Mới nhắc tên nhà thơ Thúc Tề, họ đã ân cần hướng dẫn nhiệt tình. Rõ ràng họ rất tự hào về ông. Từ khi thành phố Huế có một con đường mang tên nhà thơ Thúc Tề, thì ông không còn xa lạ như trước kia.
Đi thăm chợ Sam thấy còn nguyên dáng vẻ chợ làng như xưa. Trông hơi lụp xụp, nhếch nhác nhưng hàng hóa thổ sản địa phương thì khá phong phú. Tấp nập người mua kẻ bán đến từ những làng quê lân cận của các xã Phú Hồ, Phú Mỹ, Thủy Thanh, Thủy Vân, Phú Thuận, Phú Hải… Xưa, tại chợ này thân mẫu của nhà thơ Thúc Tề ngày ngày tảo tần buôn bán. Một tay bà chăm lo kinh tế cho một gia đình “giàu” chữ nhưng lại “nghèo” tiền của. Lúc chưa về làm dâu họ Nguyễn làng Mỹ Lam, bà vốn là tiểu thơ con út của phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chức cao vọng trọng. Ông có phủ đệ ở làng Vân Thê bên kia sông Như Ý đối diện với làng Mỹ Lam.
![]() |
Nhà thờ họ Nguyễn Thúc mới được trùng tu |
Trong gia phả, Thúc Tề tên thật là Nguyễn Thúc Nhuận, sinh ngày 17/10/1916 ở làng Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Thời đi học, ông là bạn thân của Hàn Mạc Tử, Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch. Tại trường Quốc Học Huế, ông học trên Huy Cận 2 lớp. Đến năm thứ 4 (1935) ông bị đuổi học vì viết báo đả kích người Pháp. Sau đó, ông vào Sài Gòn viết báo (ký bút danh Lãng Tử), rồi làm chủ bút các tuần báo Đông Dương và Mai. Ngoài làm báo, ông còn làm thơ, viết văn. Thơ ông được in thành sách khá sớm. Văn thì có tập phóng sự Nợ văn (đã xuất bản) và tập Phù Dung và nhan sắc (bản thảo bị thất lạc). Năm 1940, tuần báo Mai bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa, và năm 1941 ông bị buộc phải trở lại Huế. Sớm có tư tưởng yêu nước, chống Pháp, cuộc đời của ông dần chuyển sang một hướng mới vào năm 1941 khi tham gia phong trào Việt Minh và hoạt động tích cực trong “Hội văn hóa cứu quốc”. Nhà giáo nhân dân, giáo sư Đinh Xuân Lâm nhận xét về tập phóng sự: “Nợ Văn là một tác phẩm mang tính hiện thực sâu sắc về cuộc đời làm báo và thân phận người làm báo khi đất nước còn bị ngoại bang thống trị”. Nhà văn Trần Thanh Địch, bạn của Thúc Tề thời đó nhận xét: “Thúc Tề là cây bút có giọng điệu hài hước, đả kích rất sắc sảo. Giới chính quyền, văn nghệ, sâu mọt hại dân đều rất ngán các bài ký tên Thúc Tề”.
![]() |
Về lại Huế, ông đã cùng nhà văn Hải Triều xây dựng cơ quan Sở Thông tin truyền thông Trung Bộ, Ty Thông tin tuyên truyền Thừa Thiên. Một lần, trên đường đi công tác, Thúc Tề bị Pháp bí mật bắt rồi thủ tiêu, ở gần ga Truồi, huyện Phú Lộc vào cuối năm 1946, lúc ấy ông mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau khi mất tích, qua tài liệu tổng kết của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế mới được biết ông đã bị bọn mật thám Pháp bắt giết. Năm 1995, Nhà nước đã truy tặng Thúc Tề danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công. Hội Nhà báo Việt Nam cũng truy tặng Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam cho nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề.
Thơ như phận người
Thúc Tề làm thơ không nhiều. Trăng mơ là thi phẩm duy nhất được in trên Hà Nội báo năm 1938, sau đó được Hoài Thanh tuyển đưa vào Thi nhân Việt Nam. Nếu Thúc tề không hy sinh vì giặc Pháp thì tác phẩm của ông chắc không chỉ có vậy? Khi Trăng mơ được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học đã viết: “Ngâm đi ngâm lại hoài, cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người, mỗi bài thơ hay là mỗi cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn”.
Một đêm mờ lạnh ánh gương phai
Suốt giải sông Hương nước thở dài
Xào xạc sóng buồn khuơ bãi sậy
Bập bềnh bên mạn chiếc thuyền ai
Đối với người đọc, cảm thụ Trăng mơ trước hết là một thi phẩm đẹp, lãng mạn, quyến rũ lòng người. Đó là cánh cửa nhà thơ hé mở để chúng ta đi vào cái man mác buồn của đất trời kinh thành ly loạn, mà cũng là của lòng người.
Mây xám xây thành trên núi Bắc
Nhạc mềm chới với giữa sương êm
Trăng mờ mơ ngủ lim dim gật
Ẻo lả nằm trên ngọn trúc mềm
Khổ thơ tiếp theo cũng là không gian và thời gian ấy, nhưng tựu trung vẫn giữ nét buồn của bức tranh thiên nhiên. Tạo nên cảm quan mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn mà chủ thể sáng tạo lấy đó làm cảm hứng.
Nhịp cầu Bạch Hổ mấy bóng ma
Biến mất vì nghe giục tiếng gà
Trăng tỉnh giấc mơ, lười biếng dậy
Động lòng lệ liễu, giọt sương sa
Trong thơ tràn ngập âm thanh, màu sắc của thiên nhiên tương ứng cùng một thế giới đêm huyền ảo.
Lai láng niềm trăng tuôn dạ nước
Ngập tràn sông trắng gợn bâng khuâng
Hương trăng quấn quýt hơi sương ướt
Ngân dội lời tình điệu hát xuân
Không ai khác, Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nhận xét rất cô đọng mà lột tả được cái thần của Trăng mơ: “Tôi yêu bài Trăng mơ của Thúc Tề. Mở bài ra, hồn thi nhân kéo mình lê thê trên trang giấy, chán nản, uể oải. Có lẽ nó đã nhập vào cái trăng kia, “ẻo lả” khi nằm mơ, “lười biếng” khi thức dậy. Nhưng khi đã tỉnh, nó mới linh động làm sao! Nó uyển chuyển như một người đẹp. Cái mệt mỏi của Dương Quý Phi với cái nhẹ nhàng của Phi Yến”.
Đ.X
(SDB13/06-14)
PHAN VĂN DẬT Tiếp theo kỳ trước (Sông Hương số 16-85)
LTS: Đoạn trích dưới đây nằm trong cuốn sách “Sauvenirs de Hue” (Hồi ký về Huế) do tác giả người Pháp Michel Đức Chaigneau viết vào năm 1867. Ông sinh ở Huế năm 1803 và mất ở Pháp năm 1894, trừ một thời gian trở về nước Pháp, ông đã sống ở Huế 21 năm.
HOÀNG TRUNG THÔNGAnh Hải Triều Nguyễn Khoa Văn sống một cuộc đời đấu tranh cho cách mạng, cho Đảng, cho nhân dân. Tôi được đọc anh từ những bài viết chống nghệ thuật vị nghệ thuật, chống duy tâm và cả lý thuyết cho rằng nước ta không có chế độ phong kiến.
LTS: Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Đạm Phương nữ sử (1881- 2011), 85 năm ra đời Nữ Công Học hội Huế (15.6.1926 - 15.6.2011) do bà Đạm Phương sáng lập, ngày 18.6 tới đây, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế và Viện Văn học Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Đạm Phương nữ sử. Đây là cuộc hội thảo về Đạm Phương nữ sử lần đầu tiên, và được tổ chức ngay tại Huế, quê hương của Bà.
PHAN VĂN DẬT Một ngày dựa mạn thuyền rồng Cũng bằng muôn kiếp ở trong thuyền chài.
NGUYỄN CƯƠNG Trong giới tu hành và phật tử ở miền Nam từ trước đến nay không mấy ai không biết đến thiện danh và công lao đóng góp cho đạo, cho đời của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không.
NGUYỄN PHƯỚC BẢO QUYẾNXưa nay, trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, Huế được nói đến rất nhiều, nhất là với những người con của Huế trong đó có những hoàng tử của triều Nguyễn đặc biệt là các hoàng tử của triều vua Minh Mạng.
L.T.S: Ông Nguyễn Hải Âu quê ở Hà Nam Ninh. Năm 1941 ông đi lính bị đưa sang Pháp rồi sang Alger. Ở Pháp và Alger ông tham gia lãnh đạo phong trào phản chiến nên bị đưa sang Calcutta, không cho hồi hương.
TRẦN THỊ NHƯ MÂNTrong số những phụ nữ ở Huế mà tôi được gặp lúc thiếu thời, có một khuôn mặt tôi nhớ mãi, không những vì có nhiều quan hệ gần gũi với tôi, mà một lúc nào đó đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi. Đó là bà Đạm Phương.
LÊ VĂN HIẾN(Trích hồi ký)
LND: Bửu Đình là một nhà văn có tinh thần yêu nước được các tầng lớp thanh niên thời kỳ trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam yêu mến. Vừa rồi, nhân đọc cuốn “Những bí mật trên Côn Đảo” của nhà văn Demario Giang Colotdo viết từ những năm 1935-1936 (xuất bản tại Paris năm 1956) - một cuốn sách ca ngợi khí tiết của những người tù cộng sản trên Côn Đảo, thấy có một chương (1) viết về Bửu Đình, tôi xin dịch để giới thiệu với bạn đọc Sông Hương. Đây là tư liệu đầu tiên giới thiệu Bửu Đình, rất mong bạn đọc và gia đình của nhà văn Bửu Đình cung cấp thêm tư liệu để chúng tôi có thể giới thiệu một cách đầy đủ về nhà văn của núi Ngự sông Hương này.
Vắng mặt Sông Hương suốt mấy trăng,Đuổi xong ma bệnh rước tin mừng…
NGUYỄN ĐẮC XUÂNDo Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ ở Việt Nam, cho nên người phụ nữ Huế ngoài dân trăm họ thông thường như các địa phương khác còn có phụ nữ thuộc tầng lớp vương giả sống trong chốn Nội cung nhà Nguyễn như các bà mẹ vua, vợ vua, con gái vua, cháu vua và cung nhân.
TRẦN MINH TÍCHBên bờ phá Tam Giang mênh mông sóng nước, cách thành phố Huế khoảng chừng hai mươi cây số về phía đông nam có vùng đất bạt ngàn cát trắng, nơi đây trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược là cái nôi của cách mạng, hàng bao nhiêu hạt giống đỏ được ươm mầm để nhân rộng ra các vùng đất khác, tên gọi của xã vùng cát anh hùng đó là Phú Thạnh bây giờ là Phú Đa.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNThừa Thiên Huế tự hào có Phú Xuân là Kinh đô của nước Việt dưới thời Nguyễn Huệ Quang Trung (1788-1792). Và cũng chính nơi đây đã diễn ra cuộc trả thù nghiệt ngã của dòng họ Nguyễn Phúc dành cho họ Nguyễn Tây Sơn. Do đó những thông tin lịch sử về thời đại Quang Trung và Phong trào Tây Sơn ở Huế đã bị thủ tiêu và làm sai lệch đi khá nhiều.
LIỄU THƯỢNG VĂNQuả thực đã nổi lên sự phong phú đặc biệt khi đứng ở góc nhìn tập trung, tế nhị, để điểm lại một số ảnh hưởng lớn, khó phai nhòa của họ, những khuôn mặt Nữ lừng danh của vùng đất Thuận Hóa.
TRẦN XUÂN THẢOKỷ niệm năm sinh thứ 160 của Tôn Thất Thuyết (1839 - 1999)
BỬU ÝKhi nghe dóng lên câu hỏi: “Người Huế, anh là ai?” có lẽ cùng chẳng ai buồn giật mình hay ngạc nhiên làm gì. Bởi lẽ cái chân dung sẽ được phác hoạ ra chắc chẳng có gì độc đáo. Ai nấy đều đã biết rồi, đã gặp rồi, đã gặp khắp nơi là đằng khác. Dù sao, đây cũng thuộc loại hình ảnh cũ kỹ trong cuốn album gia đình mà anh chị em thường táy máy giở đi giở lại vậy.
N. I. NIKULIN*Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí. Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn. Tôi hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu. Và lòng đầy xúc động tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.
LÊ QUANG THÁIXem chừng cái cổng gỗ vừa bình dị vừa cổ kính ở đường Nguyễn Công Trứ có tiền thân là đường Chợ Cống, trong khoảng hơn 100 năm trở lại, lần lượt thay đổi địa chỉ theo một loạt mã số 21, 27, 29, 31, 33, 47, 63... như đã nói lên tiếng lòng của dân gian trước tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị Huế.