Thực tâm trọng dụng nhân tài

16:08 13/03/2013

Trong những giá trị minh triết và sách lược tinh túy của tiền nhân, trọng dụng nhân tài mãi là bài học cho muôn đời sau.

Trân trọng hiền tài từ xa xưa đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của minh quân, lãnh tụ. Tưởng không có cách biểu đạt nào thiêng liêng hơn dòng chữ đề bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc tử giám. Đại thần kiệt xuất Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông, vị vua anh minh vào bậc nhất giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên. Trong bài văn bia này, Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Nhà bác học Lê Quý Đôn học vấn uyên thâm, văn tài chói sáng vượt biên và lịch duyệt trong trước tác về thuật trị nước đã đúc kết rằng “không có tri thức thì không có hưng thịnh” và một trong những nguyên nhân dẫn tới mất nước là “sĩ phu ngoảnh mặt”.

Các bậc tiền nhân quan niệm nhân tài như mạch nguồn tiềm ẩn trong xã hội, phải có cách mới khai thông được. Nhân tài thường không tự tỏa sáng mà phải có chủ thuyết mới có thể thắp sáng lên được. Đối với nhân tài, cái cần đầu tiên không phải là đãi ngộ về vật chất mà là trọng thị về nhân tâm. Người cầu hiền phải thật sự có tâm và có tầm để đủ sức thu phục nhân tài. Người có tâm sáng xuất phát từ tầm nhìn cao rộng, vì đại cuộc mới phát hiện được, lắng nghe được và trọng dụng được nhân tài. Những ai đố kỵ nhân tài, bụng dạ hẹp hòi, thiển cận không sao làm nổi việc này.

Lịch sử nước ta chứng kiến không ít lần sau khi bình định giặc ngoài, thu lại non sông, công cuộc kiến thiết được bắt tay từ chiếu cầu hiền, giao trách nhiệm cho những người có nghĩa vụ tiến cử và khuyến khích những người có tài đức tự tiến cử. Người cầu hiền luôn canh cánh một nỗi là tài mình chưa đủ cao, đức mình chưa đủ dày để vời cho hết những nhân tài còn ẩn dật trong thiên hạ.

Tiếp đến, đó là các khoa thi được tổ chức nghiêm ngặt, công bằng và quy củ để kén chọn nhân tài. Những người đỗ đại khoa xuất thân từ những tầng lớp khác nhau nhưng vẫn được giao trọng trách, gần như không có sự hạn chế về thành phần hay phân biệt. Tuy vậy, khoa cử đã không phải là con đường tiến thân duy nhất của những người có tài. Thời vua Trần Anh Tông, vì thực tài Đoàn Nhữ Hài được bổ ngay làm Ngự sử Trung tán khi còn là một thư sinh trẻ tuổi mà không hề thuộc hàng hoàng thân quốc thích hay dòng dõi trâm anh.

Trọng dụng người tài giỏi, đối với người xưa không chỉ là sách lược của người đứng đầu, được triển khai trong thực tế thông qua các hình thức thu hút, tuyển chọn mà còn được thể chế hóa thành nghĩa vụ pháp lý của những người có phận sự. Điều 174 của Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) quy định: “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người tài giỏi thì bị biếm hoặc phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc”. Đáng ngạc nhiên là cách đây hơn 500 năm, nghĩa vụ tuyển dụng người tài đối với quan chức hữu quan đã được luật hóa với chế tài cụ thể. Thiết nghĩ vượt qua từng ấy thời gian, điều luật này vẫn giữ nguyên tính thời sự.

Sinh thời, đi theo truyền thống quý trọng kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí, bồi đắp nhân tài của tiền nhân, lãnh tụ Hồ Chí Minh là gương sáng về trọng dụng nhân tài. Ngay sau Tuyên ngôn độc lập, cùng với một trong những việc cấp bách phải làm ngay là “phải có một hiến pháp dân chủ” để nhân dân ta “được hưởng quyền tự do dân chủ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tiếp có những lời kêu gọi, bài viết bộc lộ sự tha thiết, lòng khát khao, ý chí mong mỏi mời được người tài ra giúp nước, phụng sự nhân dân, căn dặn những người có trách nhiệm lãnh đạo phải biết cách trọng dụng nhân tài. Người nhìn nhận bấy giờ, “nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển nhiều thêm”. Người luôn áy náy: “Chính phủ không nghe đến, không thấy khắp, đến nỗi những bậc hiền tài không thể xuất thân” và giao trách nhiệm cụ thể cho các địa phương tìm kiếm, báo cáo, tiến cử những người tài đức cho Chính phủ. Chủ trương thông thoáng trong trọng dụng nhân tài phát đi từ người đứng đầu Chính phủ đã làm cho nhiều nhân sĩ, trí thức bỏ lại sau lưng cuộc sống phồn hoa, sung túc, danh vọng để đi theo kháng chiến kham khổ mà vinh quang. Nhiều người sau này đã trở thành tri kỷ với Người. Nhà chí sĩ cao tuổi Huỳnh Thúc Kháng lúc đầu ra Hà Nội chỉ để “bày tỏ một vài ý kiến, còn việc khác thì không thể nhận” đã cảm động tấm lòng liên tài của Người mà nhận lãnh trọng trách bộ trưởng Bộ Nội vụ trong chính phủ liên hiệp kháng chiến và quyền chủ tịch nước khi Người đi vắng.

Đúc kết bài học từ tiền nhân về trọng dụng nhân tài, chúng ta thấy chỉ có chủ trương thông suốt, chính sách thỏa đáng, chiến lược thực chất, khung pháp lý đầy đủ và môi trường tương thích mới thu hút được nhân tài. Nếu chỉ quan tâm một cách hình thức, chiếu lệ hay bỏ mặc cho các địa phương tùy hứng mà “chiêu hiền, đãi sĩ” thì nhân tài khó mà ngoảnh lại.

Trọng dụng nhân tài phải mang tầm chiến lược.Và điều quan trọng hơn, muốn trọng dụng được nhân tài thì những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải có tâm thế để có thể phát hiện và thu phục. Bởi lẽ người xưa có câu rất thanh tao về sự tương ngộ: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Nhưng người xưa cũng có câu đầy cảnh tỉnh về thói bè phái: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Theo TS Huỳnh Văn Thới ( phapluattp.vn)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Đô thị Việt Nam vốn yếu kém về quy hoạch, kiến trúc, chắp vá, lộn xộn, những tưởng những tượng đài sẽ góp phần cải thiện môi trường văn hoá, môi trường đô thị thì ngược lại những tượng đài to, xấu và lệch chuẩn càng góp phần làm cho bộ mặt đô thị trở nên tồi tệ hơn và chắc chắn nó để lại lâu dài nhiều hậu quả xấu về thẩm mỹ, xã hội cho con em, thế hệ trẻ.

  • Vừa qua, ngày 7/1/2013, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về “Dạy học Ngữ văn ở Trường phổ thông Việt Nam”. Sau đấy 3 ngày, 10/1/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Nhà văn Việt Nam đã ký kết văn bản hợp tác giữa hai cơ quan này về “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020”.

  • Sự ra đời của Gangnam style đánh dấu thời điểm mà thị giác nghe nhìn của công chúng nói chung đã có những sự sa sút, mệt mỏi về mặt thẩm mỹ nghệ thuật.

  • Trong 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam có gì đổi mới? Đây là câu hỏi nhức nhối dành cho những nhà làm giáo dục, bao gồm cả những nhà giáo dục uyên thâm, đã từng đăng đàn đề nghị chấn hưng giáo dục.

  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, miền Bắc không chỉ làm tốt nhịêm vụ hậu phương lớn của cả nước, mà còn đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ.

  • PHẠM HỮU THU  

    Ngày 22/12/2010, nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trân trọng trao tấm bằng công nhận Di tích lịch sử cách mạng cho địa điểm Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 tại 118 đường Lê Duẩn, Huế. Người nhận là ông Đặng Văn Việt, cựu sinh viên của ngôi trường độc đáo này.

  • Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế sắp tiến hành Đại hội Hội Nhà báo lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đây là lúc toàn thể các hội viên nhà báo đang tác nghiệp ở Thừa Thiên Huế nhìn lại một chặng đường đã qua, để cùng xác định những việc cần làm trong thời gian đến.

  • Báo chí Thừa Thiên Huế: Nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

    Th.S. PHAN CÔNG TUYÊN
    UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

  • MINH KHUÊ - BẢO HÂN

    Sáng ngày 5/9, đại diện các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn đã có dịp chia vui với Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) và gia đình bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, người mà sau 10 lần mổ đến nỗi “người chị Tú không còn máu của chị Tú nữa” xuất viện. Thêm một thành tựu y học đã được xác lập và trở thành một y văn của Việt Nam và thế giới về ghép thận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    "Nói đùa thì nói, nhưng có lẽ sẽ phải mở những loại trường đặc biệt, không hạn chế tuổi cho những người đến nay chưa học được gì ngoài việc "lãnh đạo", để cho bây giờ dù đã tứ tuần, họ vẫn có thể học được một nghề có ích. Phải tổ chức việc đó trên qui mô lớn trong phạm vi cả nước".

  • MINH KHUÊ

    Thời gian gần đây đã xuất hiện tin đồn: Carlsberg đã bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc, hình tượng 5 ngôi sao trên vỏ lon bia Huda mới giống biểu tượng cờ Trung Quốc và do Trung Quốc sở hữu Bia Huế nên họ đã dùng chất chống say; có chất tiêu diệt tinh trùng, gây hại cho sức khỏe... Thông tin sai lệch này đã gây tâm lý bất an trong xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.

  • Tham luận phát biểu của một số tác giả quen biết trong tỉnh tiến tới "Hội nghị thơ miền Trung" do Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tổ chức năm 1986.

  • NHÂN TÀI, TẢN MẠN NHÌN TỪ HUẾ

    HỒ TRƯỜNG AN

  • ĐỖ KIM CUÔNG 

    1.
    44 năm trước khi mới chỉ là chàng trai 17 tuổi, sốt rét quặt quẹo, nằm trong căn hầm dã chiến thuộc trạm xá tiền phương sư đoàn 324, đặt dưới chân điểm cao 360, bên sông Bồ chịu trận với hàng trăm quả pháo và từng đợt máy bay B57 của không quân Mỹ phá nát rừng Hương Trà, chưa bao giờ trong tôi nẩy ra ý nghĩ một ngày kia mình sẽ viết văn.

  • HỮU THỈNH  

    Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.

  • PHAN CÔNG TUYÊN

    Văn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

  • LTS: Như tin đã đưa, đầu tháng 4/2012 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế” ngay tại xứ sở thi ca. Để bạn đọc tiếp cận được tinh thần hội thảo, Sông Hương giới thiệu bài tổng thuật của PV và tham luận trình bày tại hội thảo của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịnh UBTQ LHCH VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế.

  • LÊ CUNG

    Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế (1957 - 2012)

  • Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thời buổi internet thật tuyệt vời, nói vui theo “teen” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” thì quả là “tiện ích như cú hích”. Với nhà văn, tác phẩm viết ra xong không nhất thiết phải in thành sách, cứ post lên blog cũng có hàng nghìn hàng vạn bạn đọc truy cập, rồi cư dân mạng khắp nơi trên thế giới cập nhật thông tin, coppi, comment bày tỏ quan điểm, phô bày xúc cảm ngay, vui ra phết, chí tình ra phết.