Thư viết từ khám tử hình - Phan Đăng Lưu với mặt trận dân chủ ở Huế (1936 – 1939)

09:23 20/08/2008
LTS: Phan Đăng Lưu là một nhà cách mạng tiền bối, tiêu biểu của Đảng từng hoạt động ở Huế và có ảnh hưởng lớn đến trí thức văn nghệ sĩ yêu nước thời bấy giờ. Chính nhà thơ Tố Hữu cũng đã thổ lộ điều đó trong bài thơ Quê me (Anh Lưu anh Diểu dạy con đi).Nhân 100 năm ngày sinh Phan Đăng Lưu (5.5.1902 – 5.5.2002), Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số tư liệu về đồng chí, đặc biệt là bức Thư viết từ khám tử hình – bức thư mang đặc trưng "đa nghĩa" của một tác phẩm văn học nên nó đã vượt qua được sự kiểm duyệt khắt khe của kẻ thù.

THƯ VIẾT TỪ KHÁM TỬ HÌNH

Con yêu quý (*)
Chắc là qua báo đăng, con đã biết tin cha bị kết án tử hình trong các điều mà cha bị buộc tội có những điều sau đây:
1. Theo lời khai của người nào đó tên là T trước khi chết, thì cha đã tham gia cùng anh ta trong một cuộc hội nghị bí mật ngày 19/11/1940, từ đó phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Thế nhưng chính ngày đó (ngày 19/11) cha còn ở Hà Nội và chỉ về tới Sài Gòn sau ngày 22/12. Con thử nghĩ xem cha có cái thuật phân thân như một Phakia (1) hay phép biến hoá vô cùng như một vị đại thánh trong huyền thoại không?
2. Dường như cha đã thảo một lời kêu gọi gửi quân đội cách mạng. Thật ra, đó chỉ là một mảnh giấy trên đó có 4 - 5 dòng tiếp theo bản ghi chép của cha về Tân tứ quân của Đảng cộng sản Trung Quốc (Ôi dịch tức là phản!) (2).
Đó là hai tội, là điều đã mang lại cho cha án tử hình.
Nhưng con yêu quý con đừng buồn, con cố gắng lau khô nước mắt của mẹ con, hãy an ủi mọi người trong gia đình, nhất thiết đừng có chạy chọt, điều đó chỉ uổng công vô ích thôi.
Trong lúc chờ quyết định cuối cùng từ Pháp sang, cha hiện đang bị nhốt tại khám lớn Sài Gòn, phòng số 13. Chế độ dành cho cha và các bạn tù có thể nói là không chê trách được, nếu như không khí ở đây không ngột ngạt, vì phòng giam đúng là một cái lò, trong đó mọi người bị rang lên thật sự. Chỉ sợ cha và các bạn không thể sống lay lắt cho đến ngày hành hình.
Dẫu sao, cha cùng bình tâm nhận số phận đã dành cho mình và kiên gan chịu đựng.
Một lần nữa, con hãy tự an ủi và làm khuây lòng tất cả những người mà cha thương mến. Con trả lời cho cha càng sớm càng tốt.
PHAN ĐĂNG LƯU
--------------------------------------------
(*) Thư này được gởi đi từ Bưu điện Sài Gòn, đóng dấu 22 giờ ngày 2/5/1941, đến Bưu điện Hà Tĩnh 11h30 ngày 5/5/1941. Nguyên văn bằng chữ Pháp, viết bằng bút chì.
(1) Phakia, gốc từ chữ Arập, tên gọi những thầy tu khổ hạnh ở Ân Độ.
(2) Đây nguyên là thành ngữ La tinh được Phan Đăng Lưu viết bằng chữ La tinh trong thư "O tranuttore traditore" nghĩa là "Ôi dịch tức là phản", có ý ám chỉ người dịch bản ghi của cha về Tân tứ quân ra chữ Pháp đã dịch sai, gây nên sự hiểu lệch đi của người Pháp nghiên cứu hồ sơ của anh. Thành ngữ này đã mang tính quốc tế phổ biến.


PHAN ĐĂNG LƯU VỚI MẶT TRẬN DÂN CHỦ Ở HUẾ
(1936 – 1939)

NGÔ KHA

Đồng chí Phan Đăng Lưu, người con xứ Nghệ, người chiến sĩ cộng sản kiên cường sống mãi trong niềm kính trọng, biết ơn của nhân dân Huế về sự đóng góp to lớn của đồng chí trong phong trào Mặt trận Dân chủ ở Huế (1936 – 1939) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Những năm giữa thâp kỷ 20 của thế kỷ 20, từ làng Tràng Thành tỉnh Nghệ An, Phan Đăng Lưu đã vào học trung học tại Huế. Năm 1928, anh lại vào Huế để tham gia chuẩn bị Đại hội Đảng Tân Việt và tham gia biên tập "Quan Hải tùng thư", soạn những cuốn sách tuyên truyền tư tưởng tiến bộ để giáo dục đảng viên và quần chúng. Ở Huế, Phan Đăng Lưu có điều kiện hòa mình vào công nhân, thanh niên, trí thức và nhiều tầng lớp lao động, tổ chức đấu tranh trong phong trào yêu nước – dân chủ. Tại Đại hội Đảng Tân Việt tháng 7.1928 họp tại Huế, đồng chí được bầu vào Thường vụ Tổng bộ Tân Việt, phụ trách tuyên huấn.
Cuối năm 1928, đồng chí Phan Đăng Lưu được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm gặp Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, nhưng bị mất liên lạc, đồng chí trở về nước. Sau đó đồng chí lại trở sang Trung Quốc một lần nữa, nhưng đồng chí đã bị địch vây bắt trên đường đi tại Hải Phòng và đưa về giam nhà tù Vinh. Năm 1930, Phan Đăng Lưu bị đày lên nhà lao Buôn Mê Thuột. Tại đây, đồng chí đã gặp lại các đảng viên cộng sản ở Huế. Đồng chí Bùi San kể lại: "Mấy năm sống cạnh anh Lưu ở Buôn Mê Thuột, anh mang số tù 1438, đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Một mặt, anh bền bỉ đấu tranh chống kẻ thù, mặt khác anh luôn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của anh em đồng chí. Anh thường xuyên giúp anh em nâng cao trình độ chính trị, giữ vững tinh thần đấu tranh cách mạng và chí khí chiến đấu..."
Đầu năm 1936, Phan Đăng Lưu được ra tù do phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta và trào lưu tiến bộ lúc bấy giờ. Đồng chí được trở về Huế – trở về với phong trào đấu tranh của một thành phố mà đồng chí từng gắn bó, thân thuộc. Anh lại hăng hái cùng các đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Lê Duẩn, Bùi San lao vào cuộc chiến đấu mới.
Do bối cảnh lịch sử thuận lợi, Đảng ta đã tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ dưới khẩu hiệu hòa bình, tự do dân chủ, cơm áo. Đảng chủ trương kết hợp những hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp để xây dựng tổ chức Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân.
Cuộc vận động Đông Dương Đại hội được tổ chức rộng khắp nhiều nơi trong nước, trong đó cuộc vận động ở Huế và các tỉnh miền Trung rất rầm rộ, sôi nổi. Đồng chí Phan Đăng Lưu được giao phụ trách đấu tranh hợp pháp tại thành phố Huế. Đồng chí là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của cuộc vận động Đông Dương Đại hội tại Huế và các tỉnh chung quanh. Sau thời gian vận động, Đại hội đại biểu nhân dân được tổ chức tại Huế – trung tâm chế độ cai trị thực dân phong kiến. Nhân dân thành phố Huế và các huyện tỉnh Thừa Thiên sôi sục kéo đến mít tinh tỏ sự ủng hộ tuyệt đối và đưa nguyện vọng của mình lên Đông Dương đại hội. Đồng chí Phan Đăng Lưu tham gia chủ tịch đoàn Đại hội. Việc tổ chức được Đông Dương đại hội ở Trung Kỳ là một thắng lợi lớn. Nhân dân khâm phục, tin tưởng các đồng chí Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu và các chiến sĩ cộng sản lãnh đạo cuộc họp đó.
Phát huy thắng lợi, các cuộc bãi công của thợ in, thợ may, công nhân nhà máy điện Huế, xưởng vôi Long Thọ và các cuộc đấu tranh của nông dân các huyện Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền... chống sưu thuế.
Đồng chí Phan Đăng Lưu đã góp phần quan trọng lãnh đạo nhân dân Thừa Thiên Huế đón và đưa dân nguyện cho Gô Đa, phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương cuối tháng 2.1937. Trong hai ngày Gô Đa ở lại Huế, nhiều cuộc "đón tiếp" với nhiều bản "dân nguyện" được các tầng lớp nhân dân vượt qua sự kìm kẹp chặt chẽ của mật thám, của các loại lính tới tấp đưa đến Gô Đa. Gô Đa đã phải nhận những bản yêu sách đòi cải cách dân chủ ở Đông Dương. Ngày 27.2.1937, một số đoàn đại biểu, trong đó có đoàn do đồng chí Phan Đăng Lưu dẫn đầu đến gặp Gô Đa đưa một bản yêu sách, một bản dân nguyện với lời lẽ kiên quyết, đanh thép.. Phan Đăng Lưu là một trong những người tổ chức và lãnh đạo chủ yếu cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đòi cải cách dân chủ, đòi cải thiện đời sống dứoi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Những ngày hoạt động ở Huế, đồng chí Phan Đăng Lưu đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên huấn của Đảng. Đồng chí trực tiếp chỉ đạo các tờ báo Nhành Lúa, Sông Hương, cộng tác với "Quan Hải tùng thư", xuất bản những loại sách phổ thông nhằm giáo dục lòng yêu nước thanh niên trí thức Huế, viết bài cho báo "Hồn trẻ", "Tin tức".
Xứ ủy phân công đồng chí Phan Đăng Lưu tổ chức đại hội báo chí Trung Kỳ tại Huế để tập hợp những người viết báo tiến bộ, hướng các báo vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Đại hội báo chí đã họp tại Huế, có đại biểu trong Nam, ngoài Bắc và đại biểu công nhân, nông dân, trí thức, học sinh Thừa Thiên Huế đến dự.
Năm 1938, báo Dân – cơ quan những người cấp tiến xứ Trung Kỳ ra đời do Phan Đăng Lưu phụ trách. Báo "Dân" đã thể hiện tập trung nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, được nhân dân Huế và Trung Kỳ hoan nghênh. Số đầu báo "Dân" đã đăng những bài thơ đầu tay của đồng chí Tố Hữu va nhà thơ nhớ mãi những lời dặn dò chí tình của đồng chí Phan Đăng Lưu: "... Hãy ở gần với đời sống, với quần chúng lao động.., lấy ngôn ngữ quần chúng, phải viết dễ đọc, dễ hiểu và đừng dài quá...". Sau này trong bài thơ "Quê mẹ", Tố Hữu đã ghi nhớ công lao của Phan Đăng Lưu:
"Con lớn lên con tìm cách mạng
Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi
Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
Dìu dắt khi con chửa biết gì"
Đồng chí Phan Đăng Lưu đã cùng Nguyễn Chí Diểu và nhiều đảng viên khác đi sát các địa phương, tuyên truyền vận động thắng lợi việc bầu những người của Mặt trận Dân chủ vào Viện Dân biểu Trung Kỳ, góp phần chỉ đạo đấu tranh chống lại dự án tăng thuế thành công.
Cuối năm 1939, Phan Đăng Lưu rời Huế vào hoạt động ở Nam Bộ và hy sinh anh dũng đầu năm 1941.
Đồng chí Phan Đăng Lưu đã tham gia tích cực, sắc bén trong chỉ đạo phong trào Mặt trận Dân chủ ở Huế và Trung Kỳ. "Đó là một thời kỳ vận động quần chúng sôi nổi chưa từng thấy dưới thời Pháp thống trị, chuẩn bị điều kiện để đưa quần chúng vào những trận chiến đấu quyết liệt mới trong thời kỳ 1940-1945 (Lê Duẩn – Dưới lá cờ vẻ vang)...
Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế ghi nhận vai trò của đồng chí Phan Đăng Lưu lãnh đạo phong trào cách mạng ở Huế. Con đường có hiệu sách Thuận Hoá – cơ quan Xứ uỷ ở trung tâm thành phố được mang tên đường Phan Đăng Lưu, ngôi trường phổ thông trung học trên đường Huế – Thuận An, nhìn qua bên kia sông Phổ Lợi là ngôi nhà Bác Hồ ở Dương Nỗ, được mang tên Trường Phổ thông trung học Phan Đăng Lưu. Trong công tác giáo dục, phát huy truyền thống những chiến sĩ cộng sản kiên cường, Phan Đăng Lưu người con xứ Nghệ cũng như là một người con xứ Huế, một tấm gương cộng sản, niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Huế.
N.K
(nguồn: TCSH số 159 - 05 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TÔ HOÀNGBạn chắc không thể không biết đến đến hai tên tuổi này: Brigitte Bardot và Francoise Sagan. Vẫn mãi còn đó những hình tượng khó quên mà Brigitte Bardot dành cho màn ảnh, những trang sách khó quên mà Francoise Sagan dành cho văn học. Hai người sinh ra cùng thời, nhưng với tháng Chín năm 2004 này nếu chúng ta chúc mừng Brigitte tròn 70 tuổi, thì lại đau đớn, nuối tiếc vĩnh biệt Francoise Sagan ra đi ở tuổi 69...

  • Cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao luôn là những bí ẩn đối với hậu thế. Ai sẽ là người dựng lên được một Văn Cao - một trong những tượng đài của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20, nhưng cũng là một con người của cuộc đời thực với những vui buồn, đớn đau, hạnh phúc...?

  • NGUYỄN KHẮC PHÊLần này, tác giả bộ trường thiên tiểu thuyết viết về thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ "Sông Côn mùa lũ" (SCML) trở lại thăm nơi vua Quang Trung lên ngôi khi Huế vừa sang thu. Nước sông Hương do những trận mưa đầu mùa trên đại ngàn cuốn đất bùn con đường lớn Trường Sơn vừa xẻ rộng tràn về, không còn trong xanh như dịp ông về thăm Huế mùa hè hai năm trước, nhưng Cố đô qua hai kỳ Festival, nhiều khu phố được tôn tạo, khang trang hơn nhiều. (*)

  • VĂN THAOTháng 10-1944, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến quân ca trên một căn gác nhỏ tại số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền. Căn gác này cũng là nơi Văn Cao đã sống và hoạt động cách mạng từ năm 1944 đến ngày toàn quốc kháng chiến 22-12-1946. Đội danh dự Việt Minh do Văn Cao phụ trách cũng từ đây toả đi làm nhiệm vụ. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí Vũ Quý, Lê Quang Đạo, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Thành Lê... cũng đã thường xuyên dùng địa điểm này để hoạt động trong những năm đầu cách mạng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của Văn Cao như: Bài thơ Chiếc xe gác qua phường Dạ Lạc; các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã ra đời tại đây.

  • VĨNH NGUYÊNHội VHNT Thừa Thiên Huế chủ trương đưa văn nghệ sĩ về bám sát thực tế địa phương, vùng sâu vùng xa, nên những năm gần đây đã liên tục mở trại sáng tác ở các huyện trong tỉnh. Các năm trước là Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ và năm 2004 này là Phú Lộc.

  • PHAN THÀNH TRUNGMột ngày đẹp trời. Lễ mừng thọ cụ Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi được tổ chức vui vẻ, trân trọng tại Chòi ngắm sóng Hồ Tây, đúng vào ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1992. Với danh nghĩa là em kết nghĩa của cụ Đang, Phùng Cung và Phùng Quán đã đứng ra tổ chức lễ thọ này. Hai nhà thơ vốn quen tính vui đùa dí dỏm đã gọi hóm là “Mừng sống dai”...

  • “Cụ Hồ Chí Minh được nhân dân rất quý mến. Tên cụ có nghĩa là “sáng suốt”. Cụ là một nhà chính trị xuất chúng, một nhà chiến lược Cách mạng, một người yêu nước nồng nàn. Cụ đã nêu gương chính nghĩa và đạo đức cho thế hệ thanh niên noi theo” (Nhà báo Mỹ - Starôbin)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNếu không có nghị lực hơn người, nhà giáo ưu tú - nhà nghiên cứu Văn Tâm đã bước sang thế giới khác từ 7- 8 năm trước rồi, sau cơn tai biến mạch máu não “thập tử nhất sinh”. Nhờ kiên trì tập luyện và đủ thứ thuốc men, từ bên “cửa tử”, dần dần anh đã “phục sinh” và với cây gậy ngắn để có thể tự đi lại trong nhà khi cần lục tìm tư liệu, cây bút nghiên cứu phê bình cẩn trọng mà không thiếu sự sắc sảo Văn Tâm đã cống hiến cho nền văn học chúng ta những tác phẩm dày dặn và thật sự có chất lượng: “Đoàn Phú Tứ - con người và tác phẩm” (1995, tái bản 2002), “Vườn khuya một mình” (2001), “Tản Đà khối mâu thuẫn lớn” (2003 - Tái bản, bổ sung). Một số bài nghiên cứu gần đây của anh về nhà văn Phùng Quán và nhà thơ Bằng Việt đăng trên “Sông Hương” cũng rất công phu, đồng thời vẫn thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận vẻ đẹp của văn chương.

  •        (Trích) Lê Mỹ Ý: Thưa ông, đã từng là "Người đi tìm mặt " trong thơ, đến bây giờ ông đã tìm được khuôn mặt của mình chưa?Hoàng Hưng: Tôi thấy rằng cái mặt của tôi, bản thân cái mặt đó nó cũng không phải là một cái mặt và cũng không phải là bất biến qua thời gian, ngay cả trong từng lúc nó cũng không chỉ là một cái mặt mà nó có đến vài cái mặt. Qua thời gian lại càng có sự diễn biến. Việc đi tìm cái mặt của bản thân thực ra có những người không bao giờ thấy cả, tức là không biết mình như thế nào.

  • Tháng 4 năm 1988, khi đang chữa bệnh ở chùa Pháp Hoa (Đồng Nai), trong một bức thư gửi bạn, nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng ông vẫn thèm viết tiếp một bài về vấn đề “Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước” Nhưng rồi bệnh ngày càng nặng khiến ông cho đến khi qua đời đã không thực hiện xong dự định. Tuy vậy đồng nghiệp và bạn đọc vẫn may mắn được biết ý kiến căn bản của ông về vấn đề này.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐến Hội Văn nghệ một chiều xuân Giáp Thân, tết còn đỏ hạt dưa, còn thắm mai vàng, còn hồng hoa đào và còn lủng lẳng tròn trịa những quả quất trĩu cành - chúng tôi tưởng nhớ anh - nhà thơ luôn dịu dàng, luôn hiền hoà: XUÂN HOÀNG. Bao kỷ niệm một thời nhà thơ sống gắn bó sáng tạo với Bình Trị Thiên, với Huế lại ùa về trong lòng những người đến thắp hương kính viếng hương hồn anh - chiều nay...

  • VÕ QUÊNhững ngày đầu xuân Giáp Thân, giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế vô cùng thương tiếc khi nghe tin nhà thơ Xuân Hoàng đã từ trần vào ngày mồng 3 Tết (24.1.2004) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đi của nhà thơ Xuân Hoàng là một tổn thất lớn đối với phong trào văn học của khu vực Bình Trị Thiên ruột thịt và của cả nước.

  • HỒ THẾ HÀ Ngày thơ Việt Nam chính thức được mang tên, đến nay, đã tròn một năm. Một năm là khoảng thời gian rất ngắn, nhưng trong ý nghĩ và dự cảm của mọi người suốt dòng chảy văn hoá, để thi ca trở thành hiện thực như hôm nay là một quá trình trải nghiệm của lịch sử và truyền thống lâu dài của dân tộc Việt Nam-một dân tộc yêu thi ca, có tiềm năng, trữ lượng và những giá trị thi ca không bao giờ vơi cạn.

  • PV: Là một nhà văn nổi tiếng với những tập truyện ngắn Người sông Hương, Làng thức... và các tiểu thuyết Ngoại ô, Dòng sông phẳng lặng (3 tập), Phía ấy là chân trời... những đứa con tinh thần của anh ra đời gần như tập trung liên tục trong khoảng hơn mười năm (trước và sau 1975). Trừ một số bài viết ngắn đăng ở báo và tạp chí, nếu tôi không nhầm thì, tác phẩm gần đây nhất của anh, tiểu thuyết Phía ấy là chân trời, hình như xuất bản từ năm 1988? Tại sao anh "dừng lại" đột ngột và lâu như vậy?Tô Nhuận Vỹ (TNV): Với lý do gì đi nữa thì việc "tịt đẻ" lâu như vậy cũng là chuyện chẳng hay gì đối với một nhà văn. Trong thời gian tôi "tạm dừng" đó, nhiều tác giả bạn bè tôi đã lao động miệt mài, "đẻ" hàng chục "đứa con tinh thần" rồi đó.

  • NGUYỄN ĐÌNH SÁNGNăm 1975, lần đầu tiên tôi gặp nhạc sỹ Trần Hoàn tại Hà Nội. Lúc đó, tôi đang an dưỡng tại Ban thống nhất Trung ương và có ý định xin về Huế công tác. Nhà thơ Cù Huy Cận Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin lúc bấy giờ đã bảo tôi đến gặp nhạc sỹ Trần Hoàn để trình bày nguyện vọng. Anh tiếp tôi với một ngôn ngữ hết sức dân dã, mang đậm chất miền trung. Anh hỏi: “Mi quê mô?” Tôi thưa cùng anh: “Em người Quảng Trị.” Anh hỏi tiếp: “Rứa mi học cái chi?” Tôi thưa: “Em học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.” Anh nheo mắt cười và trả lời: “Đồng ý! Lên Bộ Văn hoá làm quyết định rồi về công tác. Trong miềng chừ nhiều việc lắm...”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOTôi biết nhạc sĩ Trần Hoàn vĩnh biệt cõi trần vào lúc 5 giờ 6 phút ngày 23 tháng 11 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, nhờ cú điện thoại của một nhà báo gọi đến đặt bài. Đã mấy hôm nay biết ông hôn mê sâu, khó qua khỏi mệnh trời, nhưng khi nghe tin ông qua đời, tôi vẫn chưa tin là ông đã mất.

  • NGUYỄN TUYẾN TRUNGLâu rồi tôi mới có dịp đến thăm nhạc sĩ Mai Xuân Hoà và cô giáo Nguyễn Thị Hồng - hai vợ chồng đều đã nghỉ hưu, vẫn ở tại số nhà 71 đường Bến Nghé thành phố Huế.

  • HỮU THUTrong suốt ba nhiệm kỳ đảm đương cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, với anh chị em làm báo, chú Vũ Thắng thường dành cho những ưu ái, đó là có thể gặp gỡ vào bất cứ lúc nào, dù ở cơ quan hay nhà riêng. Do vậy mà ngôi nhà cũ ở đường Mai Thúc Loan quá đỗi thân thiết với nhiều người làm báo, trong đó có tôi.

  • VÕ QUANG YẾNỞ Pháp ngưòi ta thường bảo một con chim én không đủ để báo mùa xuân. Tôi thì tin một nữ sĩ có thể chiếu sáng một chiều thu lá vàng mưa bay nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể là nữ sĩ ấy. Chị là thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

  • NGUYỄN HUY THẮNGNhững ngày đầu tháng 12-1954, người dân Hà Nội và khắp các vùng xung quanh nô nức kéo đến Nhà hát Nhân dân xem “văn công”. Văn công là từ bấy giờ dùng để chỉ những buổi biểu diễn văn nghệ trên sân khấu nói chung. Nhưng đợt “văn công” cuối năm 54 ấy mang một tính chất đặc biệt, vì là một đại hội có quy mô lớn (Đại hội Văn công toàn quốc), từ kháng chiến về, lần đầu tiên ra mắt công chúng Thủ đô vừa thoát khỏi ách tạm chiếm.