Thư viện kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn những dấu ấn một thời

10:14 26/03/2009
TRƯƠNG THỊ CÚCCách đây gần tròn 50 năm, từ Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “Vì miền Nam ruột thịt”. Thực hiện chủ trương nầy, năm 1957 Bộ Văn hoá và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức chỉ đạo 26 thư viện các tỉnh và thành phố ở miền Bắc xây dựng trong lòng mỗi thư viện một “Thư viện Kết nghĩa” vì miền Nam ruột thịt theo quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành Bắc-Nam.

Từ đó ở các thư viện cấp tỉnh khắp miền Bắc đã xuất hiện mô hình thư viện kết nghĩa như các Thư viện Kết nghĩa Thanh Hoá - Quảng Nam, Nghệ An - Quảng Ngãi, Hải Phòng - Đà Nẵng, Lào Cai - Lâm Đồng, Hà Đông - Cần Thơ, Nam Định - Mỹ Tho v.v... Từ phong trào vận động xây dựng thư viện kết nghĩa cũng đã xuất hiện những lời kêu gọi bằng thơ rất mộc mạc nhưng đầy nghĩa tình:

Dù cho sông cạn đá mòn
Mối tình - Bắc vẫn còn thắm tươi
Về nhà lấy sách ai ơi!
Gởi vào trong ấy tặng người anh em.

Đặc biệt, đối với hai thành phố có vị trí lịch sử quan trọng ở miền Nam là Huế và Sài Gòn, Thư viện Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn vừa do Thư viện Quốc gia trực tiếp phụ trách, vừa do Thư viện Hà Nội xây dựng theo quan hệ kết nghĩa gắn bó keo sơn Hà Nội - Huế - Sài Gòn.

Theo chỉ đạo của Bộ Văn hoá, các thư viện kết nghĩa phải được xây dựng theo đúng chuẩn mực nghiệp vụ, có kho sách dự trữ, có cán bộ riêng và được đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên.

Tại Thư viện Quốc Gia, việc xây dựng Thư viện Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn được phân công trách nhiệm rất cụ thể: phòng Hành Chính lo kinh phí, phòng Bổ sung mua sách báo, đăng ký tài liệu, phân chia tài liệu về các kho Sài Gòn và Huế, phòng Phân loại - Biên mục mô tả, phân loại sách báo, tổ chức mục lục theo chữ cái và loại sách. Kho sách thư viện kết nghĩa phân thành hai: kho sách Thư viện Sài Gòn, kho sách Thư viện Huế. Thời gian đầu, mỗi tên sách được mua 12 bản, phân đều mỗi kho 6 bản, sau đó mua 10 bản, phân đều mỗi kho 5 bản. Ngoài ra, sách tiếng nước ngoài cũng được chia theo tỷ lệ tối thiểu mỗi kho 1 bản.

Từ năm 1959, thực hiện chủ trương của Ban Thống nhất trung ương, ngành thư viện đã chọn một số con em miền Nam đang học tập, công tác trên miền Bắc gởi đi đào tạo chuyên ngành đại học thư viện tại Liên Xô. Thư viện Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã chọn các anh chị Nguyễn Ngọc Aánh, Đào Hoàng Thuý, Nguyễn Kim Tuyên, Nguyễn Văn Hoài cử đi du học tại Liên Xô để chuẩn bị cán bộ cho hai Thư viện Kết nghĩa Huế và Sài Gòn sau nầy.

Trong khói lửa ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại do Mỹ tiến hành ở miền Bắc, công việc thầm lặng xây dựng hệ thống thư viện kết nghĩa vì miền ruột thịt càng diễn ra cẩn trọng hơn. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, để tăng cường hiệu quả xây dựng Thư viện Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Thư viên Quốc gia đã thành lập “Tổ miền ” từ 6 đến 7 người, chủ yếu do những cán bộ quê ở miền phụ trách. Sau khi xử lý kỹ thuật xong, toàn bộ sách báo được đóng gói và chuyển dần lên kho an toàn khu thuộc xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc) để tránh bị bom Mỹ phá hoại.

Năm 1972, khi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ diễn ra ở miền Bắc, Thư viện Quốc Gia đã tổ chức đưa một nhóm cán bộ nữ có con nhỏ lên hẳn an toàn khu để làm nhiệm vụ xử lý kỹ thuật kho sách báo và sơ tán các cháu nhỏ của Thư viện Quốc Gia rời khỏi Hà Nội. Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, hoà bình được lập lại ở miền Bắc, tổ công tác đặc biệt nầy mới được cơ quan đón về Hà Nội.

Tại Thư viện Hà Nội, được sự phối hợp có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Thư viện Hà Nội đã chuẩn bị cho Thư viện Kết Nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn theo một kế hoạch dài hơi: vừa xây dựng hai kho sách hoàn chỉnh cho hai thư viện Thừa Thiên Huế và thư viện Sài Gòn, thường xuyên xử lý kỹ thuật cho toàn bộ số sách báo được bổ sung, vừa chuẩn bị lực lượng cán bộ sẵn sàng đưa toàn bộ số sách báo vào miền Nam một khi Huế và Sài Gòn được giải phóng.

Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong bối cảnh vừa kết thúc cuộc chiến tranh, hệ thống thư viện sẵn có ở miền Nam ngưng hoạt động, nhu cầu tìm đọc sách báo và tìm hiểu về các tư liệu thư tịch về chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội; nhất là nhu cầu tìm đọc các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhận diện về vóc dáng của các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu ở miền Bắc, nhu cầu đọc sách báo ở các khu vực đô thị, đặc biệt là ở hai thành phố Sài Gòn và Huế, nơi tập trung nhiều trường đại học, có số đông trí thức, giáo chức, sinh viên, học sinh,... càng trở nên bức thiết.

Trong bối cảnh đó, ngay khi Huế vừa giải phóng, từ cuối tháng 4-1975, Thư viện Hà Nội đã phân công chị Nguyễn thị Yến đưa 14.358 cuốn sách báo vào Huế cùng với một số cán bộ là cơ sở cách mạng của Thành uỷ Huế khẩn trương chuẩn bị hình thành Thư viện Huế để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Ngày 19 - 5 - 1975 Thư viện Nhân dân thành phố Huế đã chính thức mở cửa tại cơ sở số 20 Lê Lợi, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức và sinh viên Huế. Từ địa điểm nầy, những sách báo cách mạng, những tác phẩm nghiên cứu lịch sử, lý luận văn học, văn thơ một thời của các tác gia lớn như Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Thanh Tịnh,... đã đến với bạn đọc, xua tan ám ảnh mà các thế lực phản động đã gieo rắc, xuyên tạc.

Không lâu sau khi Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Thư viện Hà Nội đã kịp thời cử anh Tạ Đình Đô và chị Nguyễn Thị Hiếu, Phó giám đốc Thư viện Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh mang theo 20.075 cuốn sách báo để hình thành Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp sau đó, tháng 11-1975 Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng đã cử 3 cán bộ đưa 62.000 bản sách, 300 loại báo và tạp chí vào Huế xây dựng Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự có mặt của các Thư viện Nhân dân thành phố Huế, Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng sách báo đa dạng và phong phú, ngay từ những ngày đầu miền Nam hoàn toàn giải phóng, với hệ thống các kho sách, phòng đọc, phòng mượn, phòng báo và tạp chí... luôn thu hút đầy ắp bạn đọc là các tầng lớp trí thức, cán bộ, sinh viên, học sinh... là hình ảnh đẹp của đô thị miền Nam ngay những ngày mới giải phóng; thể hiện tầm nhìn chiến lược về văn hoá, gắn với tình cảm cao đẹp, với nghĩa tình Bắc-Nam thắm thiết trong quá trình đất nước bị tạm thời chia cắt.

30 năm sau ngày giải phóng, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế (hợp nhất từ Thư viện Thừa Thiên Huế và Thư viện Nhân dân thành phố Huế) đã có bước trưởng thành, lớn mạnh, nhưng dấu ấn khởi đầu gần 50 năm trước đây của Thư viện Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn vẫn còn là kỷ niệm lịch sử không quên của một thời, thể hiện khát vọng hoà bình, thống nhất và phát triển, được biểu hiện dưới hình thái cao đẹp của văn hoá Việt Nam.

T.T.C
(198/08-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.