Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)
PHẠM THUẬN THÀNH
Nữ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu
Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1972 - 1975, tỉnh Hà Bắc thành lập đơn vị thanh niên xung phong (TNXP) N297 Đề Thám với 500 cán bộ, chiến sĩ, trong đó thuộc tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hơn 200 người. Khi vào đến chiến trường Trường Sơn đơn vị biên chế thành Tiểu đoàn 193 thuộc Trung đoàn 217, Sư đoàn 473 Binh đoàn 559. Đơn vị ban đầu làm nhiệm vụ mở rộng đường 9 thuộc tỉnh Quảng Trị, sau đó làm nhiệm vụ mở rộng đường 14 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị đã chấp hành nghiêm kỉ luật chiến trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, để lại một phần xương máu tại chiến trường. Đơn vị N297 Đề Thám đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay nhiều cán bộ chiến sĩ đơn vị đang giữ các chức vụ chủ chốt của Hội cựu TNXP Bắc Ninh, trong đó có đồng chí Nguyễn Hữu Tiệm, Chủ tịch Hội.
Cuối tháng 10/2019, Hội cựu TNXP Bắc Ninh đã tổ chức chuyến đi thăm chiến trường xưa cho 42 cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và tỉnh. Bao nhiêu ký ức năm xưa thổn thức ùa về.
Mặt đường bỏng cháy
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiệm khi xưa là cán bộ thống kê của tiểu đoàn. Đứng chân trên Quốc lộ 9A trải nhựa phẳng lì, ông thổn thức nhớ lại người liệt sĩ đầu tiên của đơn vị, chị Nguyễn Thị Thanh.
Chị Thanh quê xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du. Đầu năm 1973 đơn vị bước vào làm nhiệm vụ mở rộng đường 9 cho xe cơ giới đi về hai chiều. Sau một thời gian lao động phổ thông thì cấp trên điều cho đơn vị xe ủi. Ca xe làm đêm chị Thanh có nhiệm vụ cầm đèn làm tiêu. Chiếc đèn cải tiến từ ống bơ, có sợi dây thép ngang ống đỡ bấc đèn và có quai xách cũng bằng dây thép. Ngọn đèn tụt sâu trong ống vừa để tránh gió to làm tắt, vừa để hạn chế quầng sáng tránh máy bay địch. Tuy nhiên nó cũng đủ sáng để lái xe tránh vực sâu. Những khi xe ủi cần bổ sung dầu thì người làm tiêu thường giúp các anh tra dầu để các anh giải lao chốc lát. Hôm ấy chị Thanh cũng giúp lái xe bổ sung dầu. Ngọn đèn để gần để soi sáng miệng rót dầu vào xe. Can dầu đầu tiên an toàn. Nhưng khi rót đến can thứ hai thì lập tức bén lửa. Ngọn lửa từ can dầu phóng mạnh vào người chị. Toàn thân chị cháy như ngọn đuốc. Lái xe chạy đến dùng đất dập lửa giúp nhưng khi lửa tắt thì chị Thanh đã bị bỏng rất nặng. Chị ngã vật xuống mặt đường. Khi anh chị em đến đưa chị đi bệnh viện dã chiến thì chị đã tắt thở. Cả đơn vị thẫn thờ thương tiếc chị, một người con gái nết na, dịu hiền, chăm chỉ. Mặt đường bắt đầu bỏng cháy với mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị N297.
Ba lần thoát hiểm
Chị Vũ Thị Lợi, quê xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du thời N297 là trung đội phó Trung đội 1, Đại đội 1. Trung đội có 2 tiểu đội nam, 1 tiểu đội nữ. Từ cuối năm 1973 đơn vị làm nhiệm vụ mở rộng đường 14 ở khu vực huyện A Lưới. Chỗ cao thì phá nổ cho thấp, chỗ thấp thì san cho cao theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Một lần đã phát lệnh châm dây cháy chậm thì chị Lợi phát hiện còn một lá cờ hiệu chưa kịp thu. Ước định dây cháy chậm còn đủ dài, chị Lợi quay lại thu cờ. Nhưng không may tốc độ của chị chậm hơn, chị chưa kịp chạy tới nơi ẩn nấp thì bộc phá đồng loạt nổ. Chị bị đất đá trùm kín người bất tỉnh. Cả trung đội xúm vào đào bới cứu được chị. Nhưng chị phải điều trị mất mấy tháng mới ra mặt đường tiếp.
Trận đất đá đè đó làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng sức khỏe, ra mặt đường chị vẫn tham công tiếc việc nên đã bị ngất xỉu, y tá Chinh và cấp dưỡng Phượng phải ra đưa chị về nghỉ. Nhưng khi qua con suối cạn bỗng đâu nước lũ tràn về, ba chị em bị cuốn trôi đi. Anh em đứng nhìn hết hy vọng cứu người bởi nước quá mạnh, tốc độ cuốn trôi rất nhanh. Ba chị em đều biết bơi nhưng nước mạnh không thể bơi nổi, cứ đành phó mặc cho nước cuốn đi. Rất may, cả ba chị em đều mắc vào một cây to đổ ra lòng suối. Ba chị em hoàn hồn giúp nhau bám cây lần được lên bờ. Chẳng ai ngờ con suối cạn hiền lành ngày nào cũng lội qua thế mà bỗng chốc trở nên hung dữ vậy.
Lần thứ ba chị Lợi thoát hiểm cũng rất ngoạn mục. Hôm đó chị ngồi xe đi bốc đá. Xe vừa ghé thùng vào đống đá thì bỗng mất phanh, cứ trôi tự do xuống dốc. Càng lúc xe càng trôi nhanh hơn. Chị Lợi chị còn biết bám chắc thành xe. Anh lái xe cũng rất gan dạn, mặc xe trôi anh vẫn giữ chắc tay lái, không để xe trôi xuống vực. Xe trôi đến chân quả đồi thì mới dừng lại được. Bấy giờ chị Lợi mới tin là đã thoát hiểm.
Sau khi phục viên, chị Lợi đã thi đỗ vào trường đại học Y, trở thành bác sĩ công tác ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh. Chị đã tham gia công tác Hội ngay từ những ngày đầu thành lập.
Căn bệnh lạ
Chị Ngô Thị Bảy quê Dũng Liệt (Yên Phong) có lẽ là em út của đơn vị, vì khi nhập ngũ chị chưa đủ tuổi, phải làm đơn tình nguyện. Trong khi làm nhiệm vụ, tiểu đội chị từng bị bom địch đánh trúng, mấy người bị thương nhưng tất cả vẫn bám đường đến cùng. Sau khi giải ngũ, chị bảy là thương binh, công tác tại xã. Khi thành lập Hội chị được bầu làm chủ tịch Hội cựu TNXP xã Dũng Liệt. Năm 2016 chị được bầu là Chủ tịch Hội cựu TNXP huyện Yên Phong. Trở về thăm chiến trường xưa chị lại nhớ đến “căn bệnh lạ” lây lan nhanh hành hạ chị em một thời.
Khoảng giữa năm 1974 do nhu cầu nhiệm vụ, đơn vị tổ chức biên chế lại, gom các tiểu đội nữ lại vào một trung đội. Sinh hoạt, công tác khá biệt lập với các đơn vị nam giới. Một thời gian sau phát sinh một căn bệnh lạ, anh em gọi là bệnh điên lây. Sau khi điểm danh xong, mọi người mắc màn đi ngủ thì căn bệnh xuất hiện. Đầu tiên chỉ có một người phát bệnh, tự cở hết quần áo rồi “nổi điên”, mắt mũi trợn ngược, tự vò đầu bứt tóc. Rồi bệnh lây sang người khác. Người thì khóc, người thì cười, người thì chạy lung tung. Sau này bác sĩ bảo đó là bệnh êch-tơ-ri của con gái, một loại bệnh trầm cảm, không nguy hiểm tính mạng, chỉ cần có người ôm ấp vuốt ve một lát là khỏi. Tuy nhiên, căn bệnh lạ cũng gây ảnh hưởng tâm lí và sức khỏe cho cả trung đội. Đơn vị đã phải đưa các tiểu đội nữ về như cũ thì căn bệnh lạ cũng tự nhiên biến mất.
Ngọn đuốc cuộc đời
Chị Bạch Thị Liên hiện là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban nữ cựu TNXP tỉnh Bắc Ninh. Chị quê ở Thành phố Bắc Ninh. Ở đơn vị N297 chị là cô bé nhỏ con hát hay, được chọn tham gia Đội văn nghệ xung kích. Đội có 7 người, gồm anh Khuê (Yên Phong) chơi măng-đô-lin, đàn bầu; anh Khánh (Yên Phong) thổi sáo; anh Miết (Thuận Thành) kéo nhị; chị Chi, chị Soạn (Quế Võ) và chị Huyền (Tân Yên) hát chèo; chị Liên hát quan họ và nhạc mới. Đội đi phục vụ các đơn vị ở gần. Chị Liên có hai bài tủ là “Miền Nam nhớ mãi ơn Người”, sáng tác của Lưu Cầu, và “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”, sáng tác của Huy Du, và các làn điệu quan họ quê hương quen thuộc. Kỷ niệm ở Đội văn nghệ nhiều nhưng chị lại nhớ nhất kỷ niệm ở mặt đường, mà kỷ niệm sâu đậm nhất trong những năm khói lửa là hình ảnh hy sinh dũng cảm của tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Tuyến, quê Gia Bình. Bấy giờ đang bước vào chiến dịch 55 ngày đêm Thần tốc; thần tốc, xốc tới để giải phóng miền Nam, đơn vị đảm bảo thông tuyến không kể đêm ngày. Vào đêm cuối tháng 3/1975, rừng Trường Sơn mưa phùn tối đen như mực. Tiểu đội Nguyễn Văn Tuyến đi làm nhiệm vụ. Đang làm thì máy ủi hết nhiên liệu, anh và một chiến sĩ đi đến bãi dầu lấy thêm. Cứ như mọi bữa làm ngày thì việc mở nắp thùng phuy dầu không khó khăn gì. Nhưng việc lấy dầu ban đêm thì khó khăn hơn nhiều. Nắp thùng phuy bị kẹt, Tuyến phải dùng lực mạnh mới xoay được nắp, vừa mở được nắp thùng phuy thì khí nhẹ phía trên thùng liền bén lửa. Bộ quần áo bảo hộ lao động lấm lem dầu mỡ của Tuyến cũng bốc lửa cháy như ngọn đuốc khổng lồ. Anh còn kịp xô đổ thùng phuy không cho phát nổ để cứu những thùng phuy khác ở gần rồi mới bình tĩnh lăn theo tà li xuống suối ngay dưới chân bãi dầu. Bãi dầu ở ngay gần cơ quan tiểu đoàn bộ, tôi vội hô anh em chạy ra cứu người và cứu dầu. Bất chấp nguy hiểm có thể nổ phuy dầu gây bỏng, anh em vẫn xông vào lăn những phuy dầu trên bãi xuống suối và xông tới dập lửa trên người Tuyến. Mặc dù quần áo đang cháy như ngọn đuốc anh vẫn giục mọi người hãy cứu lấy dầu trước nếu để nổ cháy dầu thì đơn vị không thể hoàn thành nhiệm vụ thần tốc được. Khi dập được lửa trên người anh đưa đi viện thì anh đã không còn cứu được nữa do bị bỏng độ trăm/trăm rồi.
Tiếc thương người đồng đội đã dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ, đơn vị đã phát động phong trào thi đua quyết thắng học tập Ngọn đuốc Nguyễn Văn Tuyến không quản hy sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn nữa. Ai cũng biểu lộ quyết tâm làm thêm cả phần người đã hy sinh. Với ngọn đuốc Nguyễn Văn Tuyến thúc giục, đơn vị đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ dù khẩn cấp tới đâu tới ngày toàn thắng.
Chuyến đi thăm lại chiến trường xưa này của Hội cựu TNXP Bắc Ninh là một hoạt động quan trọng bồi dưỡng tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ, hội viên và thế hệ trẻ Bắc Ninh.
P.T.T
(SHSDB35/12-2019)
TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
HÀN NHÃ LẠC
Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.
ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT
(Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)
HÒA ÁI
Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.
PHẠM PHÚ PHONG
Du ký
Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.
TRẦN THỊ KIÊN TRINH
Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)
Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.
NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Thái độ về cuộc Cần Vương
Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?
CHƯƠNG THÂU
Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.
LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.
ĐẶNG NHẬT MINH
Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).
THÁI KIM LAN
Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư một thời quan quan thư cưu…
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.
HƯƠNG CẦN
Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.
VŨ HẢO
Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh
BÙI KIM CHI