Nguyễn Nguyên Phượng - Nguyễn Văn Song - Đinh Tiến Hải - Đinh Ngọc Diệp - Vũ Dy - Nguyễn Chí Ngoan - Nguyễn Ngọc Hưng
Tác phẩm "Chớm đông" (Sơn dầu, 80cm x 100cm, 2022) của họa sỹ Văn Quân
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG
Ly hồng sỏi trắng
Lay phay gió lả ngọn tình
Góc vườn cành giấy lung linh bầu trời
Ly hồng sỏi trắng nhỏ nhoi
Vẫn dâng đại mộng cho đời ngát xanh.
NGUYỄN VĂN SONG
Sương
Sương buông mờ phía cánh đồng
Ngùi ngùi dáng mẹ mênh mông trắng chiều
Dòng sông sương thả hoang liêu
Con đò oằn nặng bao nhiêu khói buồn
Tóc xanh buốt sợi sương tuôn
Bấm tay đếm những mất còn phôi pha
Sương giăng lưới chút tình xa
Đắm say mùa cũ giờ là chiêm bao
Mộ cha vỡ giọt sương trào
Nghe như mặn xót thấm vào cỏ may
Đêm qua trời phủ sương dày
Bỗng nghe vọng tiếng chim ngày ấu thơ.
ĐINH TIẾN HẢI
Mùa đi qua những dấu giày
Lặng im
đi
những cơn mê
chẳng còn đâu nữa
lối về cùng nhau
Lặng im
nén tiếng thở sâu
nhốt vào đắng ngọt trên màu mắt xưa
Lặng im nghe những dạ, thưa
vọng chiều phố cổ
một trưa nắng mòn
Chớm tình
vương nét môi son
vết thương tấy nhức
da non
ngực gầy
Tôi nằm
góc khuất đâu đây
niệm lời thú tội dâng đầy mắt đêm
Ngủ đi trăng
gió động thềm
tôi về năm ngón ru mềm cơn say
Mùa đi qua những dấu giày
một cơn gió bấc thổi cay mắt người
Em xa - một cánh hoa rơi
mùa ôm chiều vỡ
tôi ngồi uống đêm.
ĐINH NGỌC DIỆP
Chẳng nhận mình
lồng lộng giữa thiên nhiên
(Với bức tượng “Cô gái thiếu vải” ở một công viên châu Âu)
Em ngược đầu
Hóa tượng.
Sợi tóc giãy lên trong gió đầu ngày
Thân ngửa uốn cong
Đợi gắn một làn môi
Nơi vốn là công viên thành không gian riêng tuyệt đối
Từ chối niêm phong chính mình
Em bật phóng giữa thanh thiên!
Kẻ lẩm nhẩm bạc tiền tự tránh sang bên
Có những cái nhìn tự sỉ
Mọi thấp hèn giải thể trước em!
Đêm. Em trở về căn phòng cũ
Sáng dậy đi làm qua bức tượng kia
Em chẳng nhận ra em
Trót đánh mất mình trong thân phận
Làm vợ, làm mẹ
Cô gái tượng kia thay em nhận ngưỡng mộ của người đời
Em - mỹ nhân đích thực
Ngày làm lụng, lau nhà, giặt gĩu, chăm con...
(Đôi khi nhận những mắng nhiếc tục tằn, vết thâm trên mặt)
Trót đánh mất mình
Thờ ơ trong bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc
Để tượng nằm kia nhận hết phần trác tuyệt
Em - những vụn đá dư thừa, người tạc tượng đẽo văng ra!
VŨ DY
Cánh đồng
giấu vào xanh
người về nấp trong hoang vu đất thơm
rúc theo hơi chim mưa
ngậm tiếng kêu tha mùa nặng trĩu
giấu sau tóc
mắt người quầng tím giêng hai
màu môi ấy không li khai trí nhớ
đỏ đường chiều hoang dại
người về cố quận buồn theo
nấp trong mưa
chảy tràn vai mẹ
chấp chới áo vàng lụa cũ
gánh tháng năm luân lạc người
nấp dưới đêm
réo rắc rình nghe ấu thơ
lũ chuột hành khúc rúc rích
những giọt sao buồn hấp hối...
nghe từng tiếng rơi trên căn phần
giấu trong nỗi cô đơn rơm rạ
NGUYỄN CHÍ NGOAN
Đoản khúc quê nhà
Nắng đã về chiều chao chát buổi ngày xưa
Cánh diều quê mặc cạn trên ngọn đồi heo hút gió
Con trâu già nằm dưới bóng râm tiếc ngẩn ngơ buổi đồng
chiều đi mất
Hoàng hôn nào lấp lửng phía chân trời.
Đường quê xưa hoa cải lỡ thì
Cánh chuồn nâu quanh bờ tre dành cả đời gai góc
Tiếng cười trong, ấm những gian nhà cũ mục
Ơi tuổi thơ đi qua? Chưa ghé lại một lần.
Qua mương nước bầu trời leo lẻo xanh
Nỗi nhớ vắt bên rào tươi nguyên dòng mực mới
Bài thơ xưa gục khóc
Ướt cơn mưa chiều trên suối tóc bâng khuâng.
Cây cầu mục nối bờ quê say điệu ví dầu
Gian nhà nhỏ suốt mùa ám khói
Tiếng cười quê những chiều thắp nắng
Như trăm năm chưa qua hết dại khờ...
NGUYỄN NGỌC HƯNG
Cuối năm
Vắt qua mảnh sân rêu là vệt nắng
Vàng hắt vàng hiu
Giọng con dế lửa gọi mùa.
Mải mê thêu thùa
Hoa bướm chập chờn bay đậu
Mấy bông cỏ nheo nheo làm mặt xấu.
Phập phồng gió nâng bờ giậu
Áo nâu sồng khăn điều đỏ
Bà phơi.
Quên tuổi đời mỗi buổi một vơi
Mẹ ngồi đếm ngô đếm thóc
Niềm vui lặng lẽ mọc.
Hương trầm trắng len kẽ tóc
Di ảnh ông nhìn di ảnh cha
Nháy mắt cười
Ngồn ngộn phiên chợ cuối năm đông người
Bộn bề toan lo trĩu gánh
Ấy ơi còn bán héo mua tươi…
(TCSH406/12-2022)
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo