Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Ra chợ - Ảnh: Duy Bằng
VÂN NGUYỄN
Có một Huế mơ hồ màu xám bạc...
Hai mấy năm rồi Huế còn ngày xưa?
Những nhịp cầu cong mờ mờ trong mưa
Em che nón đi - về qua ngõ nhỏ
Mơ hồ một tiếng dạ thưa
Ai vẽ lên Huế màu trắng ngây thơ
Ai vẽ lên Huế màu tím mộng mơ
Cho tôi vẽ Huế tôi màu xám bạc
Mưa như sương giăng trên sông Hương
Huế và em là những cơn mưa
Mơ hồ nói một đôi lời vô nghĩa
Mơ hồ lá, mơ hồ nhịp thở
Mơ hồ bàn tay run run trong tay…
Mùa yêu đầu trong vắt và xanh non
Chẳng thể nhớ áo em màu gì nữa
Chỉ thầm nhớ những nụ hôn lần lữa
Mơ hồ trôi trôi trong sương mơ.
Lặng lẽ con thuyền, lặng lẽ dòng sông
Lặng lẽ Huế và em dưới màn mưa xám bạc
Cứ mơ hồ vẽ nhớ trong tôi…
Sài Gòn mùa ngâu 2013
PHẠM TRƯỜNG THI
Ngày xá tội vong nhân
Ấy là rằm tháng bảy âm, ngày duy nhất trong năm các vong nhân được xá tội.
Họ lên trần gian và đi lại tự do. Đến các cửa đền phủ, chùa chiền, nhận đồ cúng chúng sinh, hát ca và nhảy múa.
Nếu có phù thủy, tôi xin làm phù thủy, cầu đảo, phù phép cho họ hiện nguyên hình.
Những đứa trẻ sơ sinh, những gã trung niên, và cả bậc đầu râu tóc bạc.
Tuổi đời khác, hoàn cảnh khác, nhưng họ giống nhau đều đã chết. Chết do bệnh tật, do tuổi già, do tai nạn thiên nhiên và do tai nạn chính con người gây ra.
Cõi âm mênh mang, mơ hồ, tối tăm, lạnh giá. Có nhà ngục, có quan tòa. Hình phạt kiểu thời nay, thời xa xưa đều có cả. Thiện - Ác được phân định rạch ròi. Sòng phẳng, vô tư đến mức không còn gì để nói.
Rằm tháng bảy âm, một năm, một ngày, một ngày thôi. Các nhà ngục cõi âm mở toang cánh của.
Bộ hình luật một lần đem phơi.
Linh hồn mang hai nửa Con và Người. Ai thích sống phần Con thì sống phần Con. Ai thích sống phần Người thì sống phần Người. Ăn nhậu, rong chơi. Không kiểm soát.
Người đang sống lắm nơi trốn chạy. Người đã chết biết chạy đi đâu?
Ngày xá tội vong nhân tôi đi tìm cha tôi rất lâu, nhưng không thấy.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
Dấu tích vườn mẹ
Vườn mẹ có khóm hồng sen vui tươi
Lúng liếng hạt sương duyên dáng hoa cười
Gió sớm đi qua hương bay rất vội
Hương lạc vào tim khép nép đôi mươi
Vườn mẹ đến mùa ổi nếp chín cây
Buổi trưa nắng ai lấy khèo hái trộm
Miếng ổi cắn đôi bờ môi mới lớn
Đôi bạn láng giềng chắt chiu hồn nhiên
Vườn mẹ gieo luống hoa vàng cải ngọt
Nụ cười bình yên niềm vui liếp đất
Vai áo bạc gầy, bờ tóc muối tiêu
Ngái ngái hương hoa cùng mẹ sớm chiều
Vườn mẹ túc tắc từng bước chân gầy
Mưa rót xói lòng đất ngấm buồn vây
Giấc sớm giấc khuya điệu hò con sáo
Con gái lấy chồng, buồn vui ai hay!
Vườn mẹ chắt chiu từng khe dấu tích
Xuân hạ thu đông lặng lẽ đi về
Mùa mùa vô tình rơi trên nỗi nhớ
Thơ ấu cuộn lòng xanh thắm tình quê
ĐÔNG HƯƠNG
Triều âm
khuya nghe nhạc thở âm thầm
như tim khơi nhịp tử đồng từ xa
ngân vang hạt lệ Hằng Hà
tuôn vào thác giữa mưa sà cạnh đêm
vọc tay tầm nước mi nhem
thanh âm triều xuống. triều lên đánh bờ
khoát tay rửa mấy vần thơ
từ trong tiềm thức ướt hư hao nhiều
kéo nhau con chữ liêu xiêu
say mùi phấn rượu ngợp chiều hớp trăng
vành môi chưa khép. bâng khuâng
chờ đôi giây phút thật gần. tuy xa
hỏi trăng sao có phải là
em mang nỗi nhớ. tóc già dần đi
trắng đêm ướt áo mộng di
rướm tim ngoài vỏ, sâu thì chưa hay
âm về chào xáo trên tay
bóng thơ hồ thỉ. hôm nay chập chờn
đêm buồn nghe nhạc. lắng hồn
chỉ anh mới nắm nguyên nguồn sống em
PHAN NHƯ
Nấm tràm
Tập tàng em
Tập tàng rau
Tuổi xanh vườn
Long nhong theo mẹ lên đồi tràm
Hái nấm.
Thêm một chút heo may
Thêm một ít nắng vàng
Nấu bát canh mùa thu
Ôi chao mẹ ơi -
Đắng.
Lưng chừng cao
Lưng chừng đời
Lêu bêu thang máy nhà cao tầng
Biết đâu lên xuống?
Mỗi bận thu về
Nhìn tơ trời lạc phố
Bay ngang
Mẹ ơi
Con muốn về thăm sao-
Đặng?
(SDB10/09-13)
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.
LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.
LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .
Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng
Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng
Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện
Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội
Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê
Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề
Ba bông hoa mang đêm phi qua vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông
Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội