Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như
Ra chợ - Ảnh: Duy Bằng
VÂN NGUYỄN
Có một Huế mơ hồ màu xám bạc...
Hai mấy năm rồi Huế còn ngày xưa?
Những nhịp cầu cong mờ mờ trong mưa
Em che nón đi - về qua ngõ nhỏ
Mơ hồ một tiếng dạ thưa
Ai vẽ lên Huế màu trắng ngây thơ
Ai vẽ lên Huế màu tím mộng mơ
Cho tôi vẽ Huế tôi màu xám bạc
Mưa như sương giăng trên sông Hương
Huế và em là những cơn mưa
Mơ hồ nói một đôi lời vô nghĩa
Mơ hồ lá, mơ hồ nhịp thở
Mơ hồ bàn tay run run trong tay…
Mùa yêu đầu trong vắt và xanh non
Chẳng thể nhớ áo em màu gì nữa
Chỉ thầm nhớ những nụ hôn lần lữa
Mơ hồ trôi trôi trong sương mơ.
Lặng lẽ con thuyền, lặng lẽ dòng sông
Lặng lẽ Huế và em dưới màn mưa xám bạc
Cứ mơ hồ vẽ nhớ trong tôi…
Sài Gòn mùa ngâu 2013
PHẠM TRƯỜNG THI
Ngày xá tội vong nhân
Ấy là rằm tháng bảy âm, ngày duy nhất trong năm các vong nhân được xá tội.
Họ lên trần gian và đi lại tự do. Đến các cửa đền phủ, chùa chiền, nhận đồ cúng chúng sinh, hát ca và nhảy múa.
Nếu có phù thủy, tôi xin làm phù thủy, cầu đảo, phù phép cho họ hiện nguyên hình.
Những đứa trẻ sơ sinh, những gã trung niên, và cả bậc đầu râu tóc bạc.
Tuổi đời khác, hoàn cảnh khác, nhưng họ giống nhau đều đã chết. Chết do bệnh tật, do tuổi già, do tai nạn thiên nhiên và do tai nạn chính con người gây ra.
Cõi âm mênh mang, mơ hồ, tối tăm, lạnh giá. Có nhà ngục, có quan tòa. Hình phạt kiểu thời nay, thời xa xưa đều có cả. Thiện - Ác được phân định rạch ròi. Sòng phẳng, vô tư đến mức không còn gì để nói.
Rằm tháng bảy âm, một năm, một ngày, một ngày thôi. Các nhà ngục cõi âm mở toang cánh của.
Bộ hình luật một lần đem phơi.
Linh hồn mang hai nửa Con và Người. Ai thích sống phần Con thì sống phần Con. Ai thích sống phần Người thì sống phần Người. Ăn nhậu, rong chơi. Không kiểm soát.
Người đang sống lắm nơi trốn chạy. Người đã chết biết chạy đi đâu?
Ngày xá tội vong nhân tôi đi tìm cha tôi rất lâu, nhưng không thấy.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
Dấu tích vườn mẹ
Vườn mẹ có khóm hồng sen vui tươi
Lúng liếng hạt sương duyên dáng hoa cười
Gió sớm đi qua hương bay rất vội
Hương lạc vào tim khép nép đôi mươi
Vườn mẹ đến mùa ổi nếp chín cây
Buổi trưa nắng ai lấy khèo hái trộm
Miếng ổi cắn đôi bờ môi mới lớn
Đôi bạn láng giềng chắt chiu hồn nhiên
Vườn mẹ gieo luống hoa vàng cải ngọt
Nụ cười bình yên niềm vui liếp đất
Vai áo bạc gầy, bờ tóc muối tiêu
Ngái ngái hương hoa cùng mẹ sớm chiều
Vườn mẹ túc tắc từng bước chân gầy
Mưa rót xói lòng đất ngấm buồn vây
Giấc sớm giấc khuya điệu hò con sáo
Con gái lấy chồng, buồn vui ai hay!
Vườn mẹ chắt chiu từng khe dấu tích
Xuân hạ thu đông lặng lẽ đi về
Mùa mùa vô tình rơi trên nỗi nhớ
Thơ ấu cuộn lòng xanh thắm tình quê
ĐÔNG HƯƠNG
Triều âm
khuya nghe nhạc thở âm thầm
như tim khơi nhịp tử đồng từ xa
ngân vang hạt lệ Hằng Hà
tuôn vào thác giữa mưa sà cạnh đêm
vọc tay tầm nước mi nhem
thanh âm triều xuống. triều lên đánh bờ
khoát tay rửa mấy vần thơ
từ trong tiềm thức ướt hư hao nhiều
kéo nhau con chữ liêu xiêu
say mùi phấn rượu ngợp chiều hớp trăng
vành môi chưa khép. bâng khuâng
chờ đôi giây phút thật gần. tuy xa
hỏi trăng sao có phải là
em mang nỗi nhớ. tóc già dần đi
trắng đêm ướt áo mộng di
rướm tim ngoài vỏ, sâu thì chưa hay
âm về chào xáo trên tay
bóng thơ hồ thỉ. hôm nay chập chờn
đêm buồn nghe nhạc. lắng hồn
chỉ anh mới nắm nguyên nguồn sống em
PHAN NHƯ
Nấm tràm
Tập tàng em
Tập tàng rau
Tuổi xanh vườn
Long nhong theo mẹ lên đồi tràm
Hái nấm.
Thêm một chút heo may
Thêm một ít nắng vàng
Nấu bát canh mùa thu
Ôi chao mẹ ơi -
Đắng.
Lưng chừng cao
Lưng chừng đời
Lêu bêu thang máy nhà cao tầng
Biết đâu lên xuống?
Mỗi bận thu về
Nhìn tơ trời lạc phố
Bay ngang
Mẹ ơi
Con muốn về thăm sao-
Đặng?
(SDB10/09-13)
...Hãy mở các cửa sổ hồn mìnhCho khúc ca biến tấu dâng dângĐừng nguỵ trang mình là người hạnh phúcĐừng đóng đinh trên thập giá tình yêu...
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...