Thơ Sông Hương 9&10-1992

16:31 21/01/2022


Từ Quốc Hoài - Đỗ Quý Bông - Trần Hậu - Trinh Đường - Phương Hoài Ngọc - Ngô Cang - Hồ Ngọc Chương - Lê Thái Sơn - Nguyễn Sĩ Cứ - Phạm Như Hải

Phác thảo “Tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc” - tác giả: Phạm Văn Hạng

TỪ QUỐC HOÀI

Tổ quốc

Tổ quốc có thể
là những cột mốc ln giữa cỏ xanh lũng sâu non cao
như chiếc đinh thấm máu c
m vào ký ức
tổ quốc có thể là bóng tối

che chở con tim trước móng vuốt kẻ thù
tổ quốc có thể đã vỡ
cùng giọt nưc mt
để lại hiện ra cô tiên, ông bụt, bóng cây đa làng...
tổ quốc có thể là những ông hoàng hào hoa
dư bạc vàng thu góp vẻ đẹp và các món trinh tiết
lẵng nh
ng như mảnh lương tâm tấy buốt

tổ quốc là kho châu báu
đêm đêm lung linh cả trời sao
những ngôi sao mang bản mệnh con người
s mãi còn thp sáng

anh vớt từ dòng thời gian
bao niềm hi vọng
to tát hoặc nhỏ nhoi...
và đặt chúng vào những bàn giấy thường bụi bặm
những niềm hi vọng,
có thể nẩy mầm từ đất đai
và được mai táng giữa trái tim người

cuộc sng còn dữ dằn hơn cả dòng thác
mặc cho ta bn đùa!
và chính bàn tay bé nhỏ của chúng ta
có thể nâng cao hoặc dìm tổ quốc.



ĐỖ QUÝ BÔNG

Đêm dạ hội

Đêm hội nghiêng v cây pháo bông
đang lửa

lửa chia tay chính mình thành dăm bảy sắc
bay là là
ngang dọc
vút lên
vút lên
thăng hoa
hóa chất.

Hồng hào
ngây ngất
gương mặt đêm mới giòn tươi
cây pháo bông sinh sôi
những chùm hoa nở không từ đất
vũ hội trên cao không lời.


Tôi ngưc lên xem cảnh đẹp tuyệt vời
gặp những tàn lửa
rơi
rơi
về phía sau đêm dạ hội.



TRẦN HẬU

Không tiếc nữa

Không tiếc nữa những gì đã mất,
Lòng giờ đây như một cánh đồng chiều,
Trơ gốc rạ ruộng nhà ai mới gặt,
Và b
u trời soi đáy nước trong veo.

Không tiếc nữa nhng người đã gặp,
Rồi ra đi không để lại bóng hình!

Thôi cũng ví như ta cm chiếc cốc,
Lỡ buông tay rơi vỡ tan tành!


Thôi chẳng tiếc những ngày xanh uổng phí,
Ngày đang trôi trong khắc khoải đợi chờ,
Nhưng ch
tiếc đến giờ em vn thế,
Như một người ngoài cuộc, sống trong mơ!

                                                      1989



TRINH ĐƯỜNG

Ngẫu bút

Lấy đất sét nơi nào
đ
u nặn thành ông táo

Món chay này giống như giò chả
món chay kia nhại hình cá hình chim
Tu
n chay tịnh mong Phật Trời cứu khổ
Lại tràn đầy những ý nghĩ sát sinh


Khẩu súng mũi dao hay tờ giấy
cái nào đáng sợ hơn?


Quyền lực lớn lao của kẻ cm quyền
là nhân ái chứ không là gươm súng


Tràng vỗ tay như pháo nổ kéo dài
nhưng được mấy người thực lòng tán thưởng


Em làm chi dòng sông
cho núi anh mong ngóng
em nổi chi làn sóng
cho thuy
n anh đm chìm

Ai bảo sông Hồng không chảy đến sông Hương
khi trong kia mây cứ đứng đ
u non
mà ngoài này tôi tìm ai trong nước đỏ

          (Rút trong tập Hội hóa trang sắp xuất bản)


PHƯƠNG HOÀI NGỌC

Cái bóng

Cái bóng ở trong em không phải là của anh
Cái bóng ở trong anh, lại là của em
Cái bóng của anh hóa thành giấc mơ đêm
Những thế giới huyền diệu từ đó sinh thành

Anh xin dâng hết cho em làm Nữ chúa
Ôi nữ chúa cai trị một linh hồn
Hãy vĩnh viễn ngự tim vàng mãi cô đơn
Dù chẳng bao giờ được em biết đến nữa

Anh âm thầm làm thần dân của riêng em.
                                        Nha Trang 1992



NGÔ CANG

Hẹn về mùa gặt

Anh hẹn mãi mà chưa về gặt
Em còn bí mật lưỡi liềm trăng
Ngày nhật thực và đêm nguyệt thực
Em ửng hồng chưa hết bâng khuâng

Em vút giọng hò đêm đập lúa
Cầu vồng mng cụt rước mưa giông
Nơi ấy miếng gừng thương dĩa muối
Ân tình khúc hát một dòng sông

Nơi ấy mẹ già thân áo nối
Hai sương một nắng nặng vai gy
Nơi ấy nhịp chày thương lòng cối
Sàng qua giần lại lọt sưa dày

Anh hẹn mãi mà chưa về gặt
Bây giờ lúa chín trải đầy sân
Có lẽ mùa này anh về thật
Cùng em cứa ngọt lưỡi liềm trăng
                                        1992



HỒ NGỌC CHƯƠNG

Hoa gạo

Ngang trời hoa gạo nở
Bao mùa hạ đi qua
Chiều rưng rưng sắc đỏ
Ngỡ mình nơi quê nhà


Ôi bông hoa tuổi nhỏ
Như má hồng em tôi
Bao năm r
i xa cách
Thot quá nửa cuộc đời

Gió lay hoa gạo rụng
Bên lối cỏ xanh rờn
Để lại cành trơ trụi
Và nỗi buồn cô đơn


Hoa tàn rồi hoa nở
Thời gian trôi cứ trôi
Thu về rồi đông lại
Hoa nói g
ì với tôi?...



LÊ THÁI SƠN

Mai em đi họ nội

Em đi họ nội, ngày mai
Mẹ và các chị đêm nay thức chờ
Em tôi tám tuổi dại khờ

Ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời
Thương em trai, tuổi ăn chơi

Biết ai kẻ dưới, ai người bậc trên

Đêm nay em tập cho quen
Để mai khấn vái tổ tiên ông bà
Mẹ lo nồi nếp, con gà

Chị sm bánh pháo, cành hoa, cơi trầu
Dạy em lời thỉnh, lời c
u
Khi quỳ gối, lúc cúi đ
u, chp tay

Rượu, trà em chớ rót đy
Hương đừng thắp chn, tru bày lưng cơi
Đèn thờ, khơi nhỏ ngọn thôi
Thơ ngây tám tuổi, em tôi biết gì


Ngày mai họ nội, em đi
Mẹ và các chị thức vì... ngày mai.

                           1-1-1992



NGUYỄN SĨ CỨ

Không đề

Trong thảo cm viên nghe con vượn hót
Rừng gi
à thơm như ruột rừng già
Trong c
ũi sắt miếng chua hóa ngọt
Đây chốn vượn nhầm... hay chính ta?




PHẠM NHƯ HẢI

Thước dây

Ước gì tôi hóa thước dây
Trải ra đo hết tháng ngày nhân gian
Nghĩa tình là chuyến đò ngang
Đo bao nhiêu, bến lại càng mãi xa
Thăng trầm câu hát dân ca
Ai cầm câu cuối để mà đo
đây?
Bề cao là cái bt tay
Bề dày là những tháng ngày xa nhau
Cuộn vào hụt hẫng trước sau
Trải ra giăng m
c nông sâu một đời...
                                            Hà Nội 1-1992

(TCSH51/09&10-1992)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com

  • Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.

  • Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo

  • ...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...

  • Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân

  • HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.

  • ...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...

  • ...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng,                        rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc,                        rồi bằng nạng gỗ với một chân...

  • Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu

  • Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.

  • Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...

  • Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.

  • Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên  của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.

  • Trần Đình Thành - Đức Sơn

  • Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang    

  • Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh -  Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung  

  • Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long  - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha

  • Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng  - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo

  • Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý  - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn