NGÔ ĐỨC TIẾN Kỷ niệm mái trường (Kính tặng Trường Phan Đăng Lưu - Yên Thành) Tôi vẫn thường có chút tự hào riêng Là lớp đầu học trò trường huyện Ai đếm được ngàn vạn lá dâu nuôi con tằm khôn lớn Để chăng tơ suốt cả đời người. Nghĩ về trường thương nhớ lắm trường ơi Nhớ ngọn đèn khuya sáng qua nhiều thế hệ Nhớ đôi mắt thầy in hình bao lớp trẻ Nhớ mái tranh gầy ngọt ngọn gió nồm nam Tôi nhớ những ngày đất nước gian nan Bom đạn giặc dội lên vùng thương nhớ ấy Chúng tôi đi chân lún trên phù sa sông Tiền, sông Hậu Mà tấm lòng dào dạt nước sông Dinh Tôi nhớ thầy Bài, Thầy Báo, thầy Anh... Nhớ bạn bè tôi Huệ, Châu, Đăng, Tợi... Mấy chục năm qua thêm bao bầu bạn mới Những học trò trường huyện thân thương Nghĩ về trường về khoảng sáng thiêng liêng Về sự vĩnh hằng, về những gì đang sôi động Và kỷ niệm như từng đợt sóng Vỗ vào đời những âm hưởng thân yêu PHAN VĂN TỪ Đồng chiêm Vẫn cây gụ nương Mây Vẫn cây sanh vệ Cụp Vẫn Đồng Cồn Đồng Thành Vẫn tôi chân bùn đất Bươn bả giữa đồng chiêm Vẫn bông lúa thân quen Vàng ươm trong chiều nhạt Vẫn đồng làng thân thuộc Sao tôi nhớ đồng chiêm Tuổi thơ tôi lớn lên Trong hao gầy đời mẹ Những chiều vàng ngõ nhỏ Cõng em ngóng mẹ về Vẫn chỉ dăm con cua Lao xao trong đáy sảo Con nép vào vạt áo Váy nâu mẹ lấm bùn Bây giờ mẹ không còn Đời con bao mới lạ Đồng chiêm thì vẫn thế Như mãi còn dáng mẹ Trong màu vàng đồng ta Cây gụ toả bóng che Tình yêu xưa của mẹ Ngã thân làm ván cửa Soi bóng vào đời sau Bây giờ khác ngày qua Mai sau khác bây giờ Mai sau rồi chẳng biết Ao nâu mẹ lấm bùn Chẳng biết ở thời con Còn cởi trần cuốc đất Riêng màu vàng mùa gặt Mãi tràn đầy ước mơ Như những ngày tuổi thơ Cõng em ngóng mẹ về Nắng chiều vàng ngõ nhỏ HUY HUYỀN Riêng mình ta say Không bạn đến chơi chiều thu này Riêng mình rót chén, riêng mình say Ta nhấp từng ngụm từng ngụm một Cho vị đời cay thấm gan ruột Trăm nỗi buồn đau năm tháng qua Thấp thoáng trước mặt hay lùi xa Dẫu nguôi ngoai hay còn nhức nhối Rượu chảy vào cũng thành sương khói. Ngẫm xem ngày vui được bao nhiêu Cái khôn chẳng có, dại thì nhiều Rút cục thời gian đổi màu tóc Bệnh tật tuổi già đổi hình vóc Đảo điên thế sự tít vòng xoay Muôn nỗi tình đời lắm quắt quay Bạn cũ ai còn, ai đã mất Lưng ai còn thẳng, ai sát đất? Xem ra hoài vọng cũng bằng không Thà ôm trăng vàng trên mặt sông Bắt chước người xưa tim chớm cóng Mượn lửa của rượu để hâm nóng Kìa non xa chếnh choáng vầng trăng Chén tỉnh chén say mình ta chăng? VÕ QUÊ Ap-Sa-Ra Ap-sa-ra nụ cười của em Điệu múa tài hoa bay vào đất nước Ngàn sao khuya long lanh mắt biếc Ap-sa-ra đôi bàn tay gọi trăng Ap-sa-ra huyền thoại vĩnh hằng Hồn thánh thiện trắng màu hoa sáng tạo Nguồn rung cảm hiện thân em kỳ ảo Cung đàn ngân âm hưởng thiên thần Khát vọng tình dâng biển sữa thanh xuân Thấm vào đá đá mềm theo vũ khúc Ap-sa-ra sáng trưng miền đâu suất Hương trầm thơm hồng trái tim thiêng Ap-sa-ra cổ tích uyên nguyên Trường ca về niềm đam mê nghệ thuật Với sức sống diệu kỳ nguyệt nhật Cây không lan ôm thạch nhũ bóng ngời Ap-sa-ra hoá thân cõi người Em tạc vào đêm ngọn nguồn hạnh phúc Em tạc lên ngày ánh dương trước ngực Em tạc vào nhân gian sắc nước hương trời Siem Riep, 20.3.2002 PHẠM DẠ THUỶ Ngôi nhà ấy... Gửi C.Q.T Ngôi nhà ấy với tôi là xa lạ Tôi vẫn tìm thăm khi chợt quay về Con người ấy với tôi là tất cả Của một thời nông nổi hoá u mê Trái tim mùa thu đập nhịp mùa xuân Đôi mắt cũ dõi về phương trời cũ Thấy gì không giữa nghìn trùng quá khứ Thấy gì không trong nắng Huế đang vàng? Trước mặt tôi đầy đặn một nỗi buồn Tình yêu ấy thời gian bào mòn nhẵn Chút hương xưa còn đọng trong linh cảm Còn thơm hoài một góc đời riêng Trước mặt tôi một cuộc sống bình yên Có thể gọi đấy là hạnh phúc Nửa của người - một tình yêu rất thực Nửa của tôi - tình chồng vợ đằm sâu Thôi lặng im đừng nói gì riêng nhau Thời yêu ấy đã qua rồi - vĩnh viễn! Tôi gói nắng sông Hương đem về phố biển Để chiều mưa còn ấm sắc Huế vàng. 3-2002 NGÔ ĐỨC KIÊN Một đời quan họ tôi tìm Người về quan họ hội Lim Tình bằng tôi nhắn còn duyên hỡi người Tựa mạn thuyền ánh sông trôi Tựa vào mắt biếc một thời lênh đênh Tựa vào câu hát trúc xinh Người xinh sợi chỉ cũng tình người ơi Thế rồi câu hát lí lơi Thế rồi vin giậu mùng tơi tôi về Tôi về ấy mấy gốc đa Một bầy chim kít lội ra tang tình Tôi về lối nọ trúc xinh Người xinh, người có chung tình với tôi Thế rồi bèo dạt mây trôi Thế rồi tôi với mồng tơi thẳm buồn... MAI PHƯƠNG Đỗ quyên Hoa này rụng thì hoa kia bừng nở Đỗ quyên tím ngắt trước hiên nhà Ôi sắc tím làm tim ta tím lại Nhớ một người áo tím thuở chưa xa. Kỷ niệm về Huế 2002
|
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.
Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...
Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.
Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.
Trần Đình Thành - Đức Sơn
Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang
Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung
Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha
Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo
Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn
Nhà thơ mặc áo lính, trưởng thành lên từ dải đất miền Trung gió Lào cát trắng, Nguyễn Hữu Quý là một người thơ lặng lẽ và khiêm nhường - nhưng đấy là sự lặng lẽ đào sâu trong suy tưởng với những khát vọng làm mới thư luôn thôi thúc.Là một tác giả thơ quen thuộc, mùa xuân này anh gửi tới trang thơ Sông Hương một chùm thơ mới nhất, “mở hàng” cho một năm thơ trên Sông Hương.
Vũ Thanh Hoa sinh tại Hà Nội, hiện công tác tại Vũng Tàu. Cử nhân luật. Hội viên Hội Văn Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.