Phan Văn Chương - Lê Thành Văn - Vũ Dy - Đỗ Tấn Đạt - Huỳnh Thuý Kiều - Lê Cát Tường - Lê Viết Xuân
Tác phẩm "Tình quân dân" (sơn mài) của HS Nguyễn Đăng Sơn
PHAN VĂN CHƯƠNG
Trở lại làng Vây
Người lính già lần tìm vân tay mình trên tháp pháo
trên vòng quay ngót nghét mấy chục năm
nỗi đau
chưa thôi rỉ máu
người đàn bà Vân Kiều
cũng nhận ra vân tay mình trên tháp pháo
nhớ mỗi lần tiếp đạn
chạm ánh mắt
tìm
tọa độ
thai nghén giữa cuộc chiến
đứa trẻ lớn lên vít nòng pháo xuống đất
thiếu nữ mặc váy may bằng sợi gió
may từ nỗi nhớ vu vơ
tủm tỉm nhìn đồi non
trùng điệp
nhìn tháp pháo rực ngôi sao lửa
còn dấu vân tay người đàn ông
trời xanh
chưa từng xanh thế.
LÊ THÀNH VĂN
Những bức tường hoang liêu Tam Đảo
Những bức tường hoang liêu Tam Đảo
chiều từng chiều phai
tôi ngồi nghe
âm âm lời đá nói
Đá nói
về những ngôi biệt thự mờ sương
ơi đào nương ca nhịp phách đàn
ơi quan ba
ơi tướng lĩnh
ái ân giờ một cuộc mây tan
Những bức tường
rêu đã mờ xanh
trăng cổ thụ soi đêm về lạnh lẽo
đâu chén rượu xập xình
thơm làn hương tóc rối
ai bỏ thị thành về Tam Đảo du ca
Những bức tường
rồi thiên thu gió về với gió
phế hoang từ độ chiến chinh tàn
ôi nước mắt nào chờ nhau hội ngộ
cố tri biền biệt giấc mơ buồn
Những bức tường
tôi nằm mơ thăm thẳm ngực mình
một tiếng vọng hú lên khắc khoải
mai rồi nơi tôi về đây
đá lại nói điều gì cùng hậu thế
có ai còn nghe như tôi không
từng phiến chiều tàn phai úa rụng
khi những bức tường chìm dần vào bóng tối
lặng câm?
VŨ DY
Hàm ngôn mùa đông
ngang vầng trăng mùa hạn
về im như con ve mùa lạnh
nhìn khuya đỏ màu tường vi
ký ức là những tụng ca dẫn dụ người
rêu rao nỗi buồn sang trọng
chiều ngang qua nhòe nhoẹt từng mảng nâu buồn
mưa trên phiên khúc nổi chìm
trên vai ngôi nhà màu hồng trĩu nặng
mùa lá sắp đặt vô tình
Kỷ niệm sắc như dao
trên từng bậc đá chẻ
tháng ngày ẩm mốc
những hàm ngôn mùa đông
chắc gì người đã hiểu
bếp lửa hàng quán ngoài kia mưa hắt
chập chờn tháng ngày đã mất
ly rượu ấm ngồi tàn khuya
áo măng tô lật cao cổ
cứ ngỡ gọi về
người đi đêm nay
bóng vắt ngang bậc cửa
nghe một lần xướng tên
ĐỖ TẤN ĐẠT
Dòng sông cũ
và người gác cổng tình yêu
người gác cổng trời đã về
trước lúc hoàng hôn
bên dòng Ngân hà mây chiều sập xuống
tôi như con ngựa chứng quỵ xuống bóng em
ngày vỡ đôi Ô Thước
như mảnh trăng ghim đáy thuyền độc mộc
thủng tràn một biển cô đơn…
trong nỗi nhớ của sớm mai ồn như thác chảy
những bông bọt nước như tình yêu vô lượng
nở hết một lần đá gành cheo leo…
không còn dắt tay nhau về phía cỏ lau bạt ngàn
những đồi sim bắt đầu tím
trong một chiều gió về tái hợp sông xanh
đừng vuốt tóc trầm mây trắng
sao không hôn nhau lần nữa?
một lần hết thảy cho đi
trong ngôi nhà có bốn vách mùa đông
ai đốt lửa hạnh ngộ?
cháy cho nhau hết tàn tro này…
người gác cổng trời đã khóa cửa khu vườn trái cấm
trong một đêm trăng rơi
trên nóc nhà thờ
em chuông vàng cổ tịch
ngân vào tôi
câu kinh nửa mùa…
HUỲNH THUÝ KIỀU
Dư âm
Mùa lăn theo ngọn chướng
Sáng nay heo may đậu trên phím đàn
Gõ dư âm tiếng bầy chim tránh rét
Kẻ khuông nhạc buồn về phương Nam
Biển cuối trời nôn nao sóng
Em áo mỏng run bờ vai
Nhặt làn gió trên dư âm liếp cỏ
Em hứng nắng xanh mùa lũ
Nhuộm phù sa châu thổ lên nỗi buồn
Khâu ngàn vạn lá tràm U Minh
thành tấm áo ngày đông trốn bấc
Mùa đông nữa lại về
Niềm vui bò qua nụ cười
đẩy thời gian tận cùng phía vô thanh
Loạng choạng
Dư âm tuột khỏi lòng bàn tay
Nghe rõ tiếng mùa thở dài thậm thượt…
LÊ CÁT TƯỜNG
Có ai xưa ấy
Có ai xưa ấy cầm hương đợi
Chờ ta lưu lạc nước non về
Đời trăng như thể chưa từng khuyết
Mà khuyết giữa trời một mảnh khuya!
Đò ơi... Ai gọi mà hoang quá...
Bên kia bờ sóng bóng ai chờ
Sông trôi như thể chưa từng giạt
Chiều giạt phương này một mảnh xưa!
LÊ VIẾT XUÂN
Đêm Pleiku
Đêm như thực như mơ
Mấy bóng đèn khuya lúc tỏ lúc mờ
Ngoài hiên mưa rơi thánh thót
Mưa nói gì mà gió ngẩn ngơ
Chợt hiện về nỗi nhớ vu vơ
Đôi mắt em nhòe mưa đêm ấy
Tình ca Tây Nguyên em hát hay đến vậy
Ai đỏ mắt trông chờ mà tức tưởi mưa rơi..
Mưa bản nhạc không lời
Thấm vào tím đất ba gian khô khát
Điệp trùng rừng cà phê sây hạt
Hoa giã quỳ vàng rực những chiều hoang..
Thoảng như hơi thở mơ màng
Lắng vào tôi nỗi buồn da diết
Em ở nơi đâu giờ này có biết
Có một người thao thức, đếm mưa rơi.
Pleiku, 24/7/2018
(TCSH358/12-2018)
Nhà thơ mặc áo lính, trưởng thành lên từ dải đất miền Trung gió Lào cát trắng, Nguyễn Hữu Quý là một người thơ lặng lẽ và khiêm nhường - nhưng đấy là sự lặng lẽ đào sâu trong suy tưởng với những khát vọng làm mới thư luôn thôi thúc.Là một tác giả thơ quen thuộc, mùa xuân này anh gửi tới trang thơ Sông Hương một chùm thơ mới nhất, “mở hàng” cho một năm thơ trên Sông Hương.
Vũ Thanh Hoa sinh tại Hà Nội, hiện công tác tại Vũng Tàu. Cử nhân luật. Hội viên Hội Văn Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thúy Liên - Thạch Thảo - Bạch Diệp - Võ Ngọc Lan - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Thúy Ngoan - Hoàng Bình Trọng - Phạm Việt Thư - Lại Đăng Thiện - Ngô Minh - Quỳnh Như - Trương Đạm Thủy - Phan Thành Minh
Mai Văn Phấn - Nguyễn Việt Tư - Lê Thị Mây - Trịnh Hoài Giang - Nguyễn Hoa - Mai Phương
Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Tấn On - Thiệp Đáng - Nguyễn Bình An - Ngô Cang
HOÀNG VŨ THUẬT Sinh năm Giáp ThânLàng Thạch Xá Ha, Hồng Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã từng qua 15 năm trong nghề dạy học. Biên tập Nhà xuất bản Thuận Hoá. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNGSinh ngày 8-5-1955 tại Diễn Trường, Diễn Thành, Nghệ An.Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Budapest , Hunggari.Hiện là PGS.TS. Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt .Hội viên Hội Nhà văn Việt .Tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh và cao học ở các trường đại học.
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Phạm Xuân Trường - Văn Hữu Tứ
Phạm Khang - Lê Ngã Lễ - Phan Đình Tiến
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO* Sinh ngày 19-5-1979 tại thị trấn Kỳ Anh - Hà Tĩnh* Cử nhân Ngữ văn - Báo chí trường Đại học Khoa học Huế.* Từng là phóng viên, biên tập viên Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Huế.
VĂN LỢILTS: Trong số này, Sông Hương định dành trọn trang thơ cho "phái đẹp". Song có một "đấng mày râu" gửi tới một chùm thơ viết về MẸ khá cảm động nên Toà soạn không nỡ bỏ qua…
Phạm Dạ Thuỷ - Thanh Vân - Lê Mai - Tô Hằng Thanh - Vân Hạ
Thuý Nga - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Vi Thuỳ Linh - Lưu Ly - Trần Thị Huê - Ninh Giang Thu Cúc - Kim cúc - Hoàng Thị Bích Thuần - Cao Thị Hiền - Phạm Kim Anh
Ngô Minh - Trần Dzạ Lữ
Lê Tấn Quỳnh - Lê Viết Xuân - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Thị Phước
Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nguyễn Thánh Ngã - Trần Thị Thu Huề - Nhất Lâm - Trần Tiễn Cao Đăng - Ngô Thiên Thu
Phan Huyền Thư - Hoàng Hưng - Trịnh Lữ - Inrasara - Trần Tuấn - Nguyễn Thanh Mừng
Phan Trung Thành - Mai Bá Ấn - Nguyễn Thị Phước - Hồng Thị Vinh
Sinh năm 1948 tại Bắc Ninh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Nhiều năm sống và gắn bó với vùng Kinh Bắc. Tốt nghiệp khoá 2 Trường Viết văn Nguyễn Du (1983 - 1985). Hiện công tác tại báo Sức khoẻ và Đời sống (Bộ Y tế).
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lê Hoàng Anh - Trần Hữu Lục - Lê Văn Ngăn - Vũ Thị Khương - Trần Phá Nhạc - Lê Anh Dũng