Thơ Sông Hương 10-2022

14:55 31/10/2022


Lê Tuyết Lan - Đông Hà - Châu Thu Hà - Lê Hưng Tiến

Tác phẩm "Trầm tích phù sa" của HS Nguyễn Thiện Đức

LÊ TUYẾT LAN

Trùng tu nỗi nhớ

Ta gặp Huế lần đầu từ khi bông mây vừa nở
Nghe xa lạ một vòng ôm chưa gửi
Ai đem trồng nắng trên cánh đồng đang chụp ảnh bóng chim bay
Nghe xao xuyến một mảnh tình vời vợi

Đi theo dấu vết thời gian bao đứa con đã xa xưa nguồn cội
Tìm lại hòn đá, gốc cây nơi cha ông xây thành đắp lũy
Tìm trong rêu phong ký ức vẫn xanh màu
Trên thịt da đã sáng màu kỷ vật

Ngày xưa luôn giữ gìn đợi kể mai sau
Những giấc mơ sẽ dài tiếp nối
Những giấc mơ sẽ luôn còn trùng tu nỗi nhớ
Cúi lạy phai màu này cho hơi thở tái sinh

Ta bắt gặp mình rưng rức khóc trong lòng di tích
Vòng tay non sông vẫn vuốt từng giọt xanh trong.



ĐÔNG HÀ

Trong đáy mắt sông Hương

Tôi trở về nhận giọt nước sông Hương
Vẽ lên xanh những lời tình tự
Chừ ai nhớ tiếng chuông chùa Diệu Đế
Như tiếng em hò qua xứ xứ khôn nguôi

Tôi nhặt cuối chiều giọt nắng vừa rơi
Mà như thấy cả dáng hình của Mạ
Nghiêng tao nón là một đời gánh cả
Nỗi niềm xa xưa gói trọn khoang đò

Nghe em nói giờ Trường Tiền đã đổi
Tôi giả vờ làm vỡ câu ca
Tôn nữ còn đây áo dài qua phố
Gió mang theo tiếng guốc vọng ngang trời

Chừ với Huế em còn xưa hơn Mạ
Giữ trăm năm thăm thẳm kinh thành
Tôi về lại tưởng mình thành khách lạ
Ngắm trọn tim mình trong đáy mắt sông Hương…


Miền cỏ thơm

Này hoa, hoa nở cho người
Sao em lấp lánh nụ cười Tịnh Tâm
Này mây, mây hát Quan âm
Sao tay em lại sen rằm tỏa hương

Này sông, chảy khúc đoạn trường
Mà Linh Giang đó lại thương sử vàng
Này thông, xanh biếc Thiên An
Tình yêu ư? cũng từ nàng đến anh

Này ta rất mực thị thành
Kìa em áo gấm khăn vành dạ thưa
Kìa ai vừa mới hôm xưa
Mà nay đã Huế như chưa bao giờ

Cầm tay mà dắt qua đò
Nghe sông kể chuyện câu hò bỏ quên
Này em Huế vẫn rất hiền
Và xanh trong giữa một miền cỏ thơm…



CHÂU THU HÀ

Nghìn năm còn lại

Nàng hát trên ghềnh đá
…Trong tiếng sóng vỗ ngân nga
Mai này vời vợi xa
Có những niềm riêng khắc vào muôn trùng biển núi

“Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau”
Ngày Thiên Cầm nắng
Bãi bờ nghiêng

Và những ngày khắc khoải gọi tên
Đàn trời thăm thẳm gió
Anh như Hòn Én ngoài khơi
Ngọt ngào đêm giữa vòng tay rộng mở

Có một hình dung về mùa thu
Làng Chài thắp lửa
Cầu Cửa Nhượng vắt mình qua biển nhớ
Bằng cơn sóng khác vỗ về.


Thu ở Mỹ Sơn

Nơi đất thiêng những linh hồn trú ngụ
Cỏ lông chông bám đầy vai áo
Trên đền đài, ngôi tháp cổ
Tưởng tượng trong tay anh

Bước trở về như một thói quen
Em đi tìm lại
Tháp lặng im và con đường xa ngái
Thung lũng Núi Chúa mang trầm tích nghìn năm
Vẫn thiếu một mênh mang khi mùa thu gọi
Bàn tay buốt lạnh khi không có anh cầm

Bây giờ Mỹ Sơn
Giấc mơ chông chênh đánh thức ngày ngăn ngắt nắng
Cất giấu ngăn nào
Những khoảng lặng trong tim?



LÊ HƯNG TIẾN

Nghi lễ của mắt phố

Những con phố chưa biết nói
Tôi tập đám mây đánh vần mỗi bước cỏ

Khi con phố lớn dần ý nghĩ
Tôi tập mảnh đất biết yêu những con vi trùng

Mặt trời đến lúc vó ngựa
Địa chỉ lớn thêm nhiều con mắt phố

Tôi tập mình biết tự thức
Dẫu con phố chưa chịu biết giọng nói của lòng đất

Tiếng thở người phì phào bình minh
Tôi chưng cất những mảng phố không mùa

Chưng cất những nghi lễ nắng quái
Chưng cất những tụng ca hư phù



(TCSH404/10-2022)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Kỷ niệm ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam 15-7-1950 Hồ Xuân Hùng - Trần Nhuận Minh - Phạm Tấn Hầu - Quốc Thành - Nguyễn Thế Thắng - Lê Bá Thự - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Thanh Xuân - Trần Ngọc Trác - Trần Cao Sơn

  • Võ Thị Kim Liên - Tuyết Nga - Vũ Thị Khương - Lê Hoàng Anh - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Lan Vinh - Lê Khánh Mai - Võ Ngọc Lan

  • Đoàn Lê - Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Hồng Vinh

  • Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Đông Nhật - Văn Hữu Tứ - Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Viết Xuân - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thiền Nghi - Mai Quỳnh Nam - Nguyễn Loan - Lê Tuấn Lộc - Trần Dzạ Lữ - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Văn Vinh - Nhật Anh - Đinh Hạ - Thuý Nga - Trương Phương Lan - Ngàn Thương - Hồng Thị Vinh - Bùi Hữu Cự - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Vũ Tiềm - Yến Thanh - Thanh Tú - Lê Hưng Tiến - Trần Lan Vinh - Phan Trung Thành - Trần Hữu Lục - Công Nam - Từ Quốc Hoài - Nguyễn Việt Tư - Vi Thuỳ Linh - Nguyễn Thụy Kha - Hà Huy Tuấn - Võ Phước - Nguyễn Thị Anh Đào - Mai Phương - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Ngô Đức Tiến - Trần Nhật Thu - Lê Khánh Mai - Phạm Thị Anh Nga - Lê Anh Dũng - Đức Sơn - Lê Tiền Xuân - Trúc Chi - Thái Doãn Long - Nguyễn Nhã Tiên - Đào Duy Anh - Lê Hoàng Anh - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Quân - Phạm Dạ Thuỷ - Phan Dịu Hiền - Duy Phi - Nhất Lâm - Phương Hà - Đỗ Văn Khoái - Kiều Trung Phương - Châu Nho - Lê Tấn Quỳnh - Hà Vũ Giang Châu - Trương Quân - Phạm Đình Ân - Hải Trung - Trần Hoàng Phố - Trương Đình Minh

  • Quê Hà Tĩnh.Từng tham gia quân đội trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.Tốt nghiệp ĐHTH văn Hà Nội, Tiến sĩ văn học, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Có thơ đăng báo từ 1975. Ngoài làm thơ còn viết phê bình và nghiên cứu văn học.

  • Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Văn Bàng - Phụng Lam - Đỗ Quý Dũng - Trần Văn Khởi - Trương Đăng Dung - Trần Thị Bích Liên - Nguyễn Xuân Sang - Đào Đức Tuấn - Hoàng Thị Thương

  • ...sự chộp bắt thời giancó thể nhìn thấy qua sự đổi thay của các tấm hình theonăm thángrồi tôi sẽ đến tuổi sáu mươi, các chân dung ố vàngthực tại của tôisẽ chỉ còn là sự sở hữu các giấc mơ không bao giờ đạt  được

  • ...Cuộc sống cứ mênh mông...Có cái gì yên lặng thế?Ngày mai là "Dâu bể"Con người biết lặn lội với "Bể dâu"...

  • Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi  - Quỳnh Như

  • LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.

  • Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha

  • Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn  - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế

  • Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in:                + Gửi con lời ru                + Em đi ngang chiều gió                + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng:                + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM                + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ

  • Trần Hoàng Phố  - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh

  • Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...

  • Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.

  • Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...

  • Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân

  • Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988)           + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)

  • CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.