Lê Tuyết Lan - Đông Hà - Châu Thu Hà - Lê Hưng Tiến
Tác phẩm "Trầm tích phù sa" của HS Nguyễn Thiện Đức
LÊ TUYẾT LAN
Trùng tu nỗi nhớ
Ta gặp Huế lần đầu từ khi bông mây vừa nở
Nghe xa lạ một vòng ôm chưa gửi
Ai đem trồng nắng trên cánh đồng đang chụp ảnh bóng chim bay
Nghe xao xuyến một mảnh tình vời vợi
Đi theo dấu vết thời gian bao đứa con đã xa xưa nguồn cội
Tìm lại hòn đá, gốc cây nơi cha ông xây thành đắp lũy
Tìm trong rêu phong ký ức vẫn xanh màu
Trên thịt da đã sáng màu kỷ vật
Ngày xưa luôn giữ gìn đợi kể mai sau
Những giấc mơ sẽ dài tiếp nối
Những giấc mơ sẽ luôn còn trùng tu nỗi nhớ
Cúi lạy phai màu này cho hơi thở tái sinh
Ta bắt gặp mình rưng rức khóc trong lòng di tích
Vòng tay non sông vẫn vuốt từng giọt xanh trong.
ĐÔNG HÀ
Trong đáy mắt sông Hương
Tôi trở về nhận giọt nước sông Hương
Vẽ lên xanh những lời tình tự
Chừ ai nhớ tiếng chuông chùa Diệu Đế
Như tiếng em hò qua xứ xứ khôn nguôi
Tôi nhặt cuối chiều giọt nắng vừa rơi
Mà như thấy cả dáng hình của Mạ
Nghiêng tao nón là một đời gánh cả
Nỗi niềm xa xưa gói trọn khoang đò
Nghe em nói giờ Trường Tiền đã đổi
Tôi giả vờ làm vỡ câu ca
Tôn nữ còn đây áo dài qua phố
Gió mang theo tiếng guốc vọng ngang trời
Chừ với Huế em còn xưa hơn Mạ
Giữ trăm năm thăm thẳm kinh thành
Tôi về lại tưởng mình thành khách lạ
Ngắm trọn tim mình trong đáy mắt sông Hương…
Miền cỏ thơm
Này hoa, hoa nở cho người
Sao em lấp lánh nụ cười Tịnh Tâm
Này mây, mây hát Quan âm
Sao tay em lại sen rằm tỏa hương
Này sông, chảy khúc đoạn trường
Mà Linh Giang đó lại thương sử vàng
Này thông, xanh biếc Thiên An
Tình yêu ư? cũng từ nàng đến anh
Này ta rất mực thị thành
Kìa em áo gấm khăn vành dạ thưa
Kìa ai vừa mới hôm xưa
Mà nay đã Huế như chưa bao giờ
Cầm tay mà dắt qua đò
Nghe sông kể chuyện câu hò bỏ quên
Này em Huế vẫn rất hiền
Và xanh trong giữa một miền cỏ thơm…
CHÂU THU HÀ
Nghìn năm còn lại
Nàng hát trên ghềnh đá
…Trong tiếng sóng vỗ ngân nga
Mai này vời vợi xa
Có những niềm riêng khắc vào muôn trùng biển núi
“Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau”
Ngày Thiên Cầm nắng
Bãi bờ nghiêng
Và những ngày khắc khoải gọi tên
Đàn trời thăm thẳm gió
Anh như Hòn Én ngoài khơi
Ngọt ngào đêm giữa vòng tay rộng mở
Có một hình dung về mùa thu
Làng Chài thắp lửa
Cầu Cửa Nhượng vắt mình qua biển nhớ
Bằng cơn sóng khác vỗ về.
Thu ở Mỹ Sơn
Nơi đất thiêng những linh hồn trú ngụ
Cỏ lông chông bám đầy vai áo
Trên đền đài, ngôi tháp cổ
Tưởng tượng trong tay anh
Bước trở về như một thói quen
Em đi tìm lại
Tháp lặng im và con đường xa ngái
Thung lũng Núi Chúa mang trầm tích nghìn năm
Vẫn thiếu một mênh mang khi mùa thu gọi
Bàn tay buốt lạnh khi không có anh cầm
Bây giờ Mỹ Sơn
Giấc mơ chông chênh đánh thức ngày ngăn ngắt nắng
Cất giấu ngăn nào
Những khoảng lặng trong tim?
LÊ HƯNG TIẾN
Nghi lễ của mắt phố
Những con phố chưa biết nói
Tôi tập đám mây đánh vần mỗi bước cỏ
Khi con phố lớn dần ý nghĩ
Tôi tập mảnh đất biết yêu những con vi trùng
Mặt trời đến lúc vó ngựa
Địa chỉ lớn thêm nhiều con mắt phố
Tôi tập mình biết tự thức
Dẫu con phố chưa chịu biết giọng nói của lòng đất
Tiếng thở người phì phào bình minh
Tôi chưng cất những mảng phố không mùa
Chưng cất những nghi lễ nắng quái
Chưng cất những tụng ca hư phù
(TCSH404/10-2022)
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên
Sinh năm 1953 tại Huế. Hiện nay sinh sống, làm báo tại TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
THANH THẢOThăm vườn nhà bạn Tặng Trần Vàng Sao
Sao bỗng muốn quăng cả hồn lẫn bútCái cây bút nhẹ tênh mà vương nợ chi màNhưng cứ mãi vậy thôi, mãi còng lưng cõng bútTừng bước nhọc nhằn rút ngắn dặm trời xa...
Tên thật: Mai Linh Sinh năm: 1959, nơi sinh: Thanh HoáBút danh: Mai Linh, Mai Tài MinhThể loại: Thơ, văn học dịch