Vĩnh Nguyên - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm - Hoàng Thu Phố - Lưu Xông Pha - Nguyễn Minh Khiêm - Trường Thắng
VĨNH NGUYÊN
Khúc hát về cây cà gai
Tặng Nhị
Anh
Và em
Và “Cây cà gai dại đêm mưa”
Trở thành khúc hát
Buốt nhức sống lưng anh đến tận bây giờ
Hồi chiến tranh
Anh gặp em trên đồi sỏi tím
Ánh sáng nhập nhòa úp mở bốn bề bom
Chỗ ta ngồi, đâu hay, có cây cà gai
Mưa rây lất phất rồi nặng hạt
Phút đắm say làm sao còn biết
Lưng anh ngả lên cành cà gai…
Giờ em bên kia bờ đại dương thăm thẳm
Chính tay em gỡ chiếc gai - em còn nhớ?
Gai đã gỡ mà em xa anh
Cây cà gai dại đã đành
Sao ta nỡ vô tình?
Ôi, sống lưng anh đến giờ vẫn buốt
Nên khúc hát cây cà gai cũng để hát riêng anh!
HOÀNG VŨ THUẬT
Vô thức
Tôi có một ngày không để làm gì
ngày nằm ngoài lốc lịch
không thấy ngôi nhà tôi ở
cuốn sách cầm tay
một ngày không để làm gì
ra phố tuyệt nhiên chẳng gặp ai
thiếu những vuông cửa ngày ngày thường lui tới
những bảng hiệu mùi thơm quầy bánh sinh nhật
rừng áo trắng bím tóc ríu rít sân trường
một ngày bặt tiếng xe cộ tiếng chửi bới mặc cả
một ngày quán cà phê Nghệ Sĩ im phắc khúc hát Diễm xưa
chiếc ghế em ngồi mơ hồ lá rụng
không ai đọc bản tin cuối tuần
nghe diễn giải nơi quảng trường phòng họp
một ngày trống những đám mây mất hút cánh chim
mặt trời tan vào khoảng không vô cảm
dưới chân cũng có thể là đất cũng có thể là nước
xác máu vỡ tung cuối mùa hoa
không ngả bảy ngả ba ngăn dòng người lướt tới
thử đập tay lên trán
trán tôi bức tường tảng đá tấm gỗ mục
nó không là nó
hét thật to vô ích
âm thanh vừa bật ra khỏi miệng lưỡi đã bị nuốt chửng
tôi có một ngày không để làm gì.
KHALY CHÀM
Thành phố đánh thức chúng ta
câu thơ mùa đông
nghi ngại sự già nua trong mắt những ngón tay
tội nghiệp bước chân tôi thầm trì tụng niệm khúc buồn
dõi tìm linh hồn thánh hóa đường bay của bướm
em ngồi hát ru tôi bên niềm thống khổ
giai điệu ước mơ rực rỡ trên môi cười khát vọng
thời gian mãi vĩnh hằng
ý thức về những cái chết luôn trong veo
mưu toan chui vào não trạng tượng hình nỗi sợ hãi
khi lũ hình nhân khoác áo nhung đen
chúng điên rồ nói lời truy điệu ánh sáng
quá khứ màu tro ẩn dụ tái hiện trôi qua bầu trời
mùa đông đang khép lại cánh cửa bóng tối
chúng ta ngủ mê trên khuôn mặt ban mai
tiếng rú của gió lạnh òa vỡ theo âm vực cuối cùng
nào hay những nụ hoa nở ra nhiều sắc màu ký ức
khi hương thơm ngày mới thật lộng lẫy cho sự trở về
tràn đầy trong hơi thở của từng sợi tóc
thành phố đánh thức chúng ta
hãy khai sinh tên cho nhiệt lượng tình yêu
đã bùng lên ngọn lửa gọi mùa xanh cộng hưởng
HOÀNG THU PHỐ
Thì tự do, thì đôi cánh, thì mộng lành
“Nếu ngày mai bỗng dưng nằm chết”(*)
mùa thu thì chưa về
cái bậc thềm yên nâu mầu khói thuốc
ai đi chợ khuya
mảng tường thầm thì hát
một bài hát mình chưa bao giờ nghe
về gương mặt nỗi buồn
khi cúi xuống
ngày tháng đã hôn mê
nếu ngày mai bỗng dưng nằm chết
phố đang vào hè
một bình thường như bao bình thường khác
một chút ngựa xe
có ai bảo môi hôn như cỏ
ướt những lời thề
nếu ngày mai bỗng dưng nằm chết
-------------
(*) Thơ Hoàng Nguyễn Hải Lam
LƯU XÔNG PHA
Tiếng chim
Trước ngõ tôi thường hứng tiếng chim
Trời phất phơ vòm lá
Tiếng chim khác len qua rọ nan tre dưới hiên
Âm vực rộng dài vướng víu
Như não trạng bình lặng
Bị phân ly bởi dao chùm
Chim bên trong an phận
Gởi tiếng lòng thấu cao xanh
Chim bên ngoài lên giọng
Phủ nhận sự tồn tại nhỏ bé của không gian
Chỉ đồng cảm thời gian vô tận!
NGUYỄN MINH KHIÊM
Từng con chữ bật diêm
Cầm một nỗi buồn không mọc cỏ
Vãi tuổi mình gọi mưa
Ký ức phơi những ngày đại hạn
Mấy câu thơ vục sứt miệng gầu
Cứ gặt hái nỗi niềm không chín
Quanh giấc mơ rụng trắng tiếng cười
Vãi tia nắng gọi hồn kết trái
Sợi tóc vỡ ra lạo xạo những con đường
Lăn lóc những cái tên quăng ngoài bờ dậu
Đội đêm về gõ chiêng
Làm sao bắt được đám mây ngũ sắc
Từng con chữ bật diêm.
TRƯỜNG THẮNG
Lời hồi đáp
Gió biển vi vu
Từng đợt sóng bạc đầu
Nhấp nhô
Xát bờ cát trắng
Con dã tràng còng lưng tìm nơi an trú
Kiếp nạn sóng bờ
Mái tóc em lật tung theo chiều kích
Tà áo tung bay
Chao đảo giữa khoảng trời bát ngát bao la.
Tìm đến biển
Cảm nhận sóng vỗ bờ
Mơn man yêu thương
Nhưng chẳng bao giờ nhận lời hồi đáp.
Giật mình trống vắng bừng thức
Thân xác ám tượng rã rời quay về thực tại
Gặm nhấm chán chường
Lại phải đồng hành với đời miền quen
vắng anh…
(TCSH339/05-2017)
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...
Thong thả cho quả chín câyCho mây ngũ sắc về đây hội mùa…