Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
Khoảnh khắc đẹp "Huế vào Hạ" của Nguyễn Đăng Hạnh
KIỀU CÔNG LUẬN
Chị tôi
Không ai nghe tiếng chị khóc
Mỗi năm mấy bận qua đây
Tóc bạc xòa trên thành mộ
Tấm bia rung cánh vai gầy.
Lấy chồng năm mười chín tuổi
Tuần trăng chưa hết niềm vui
Đất nước đang cơn lửa khói
Tiễn anh - héo ruột chị cười.
Giã gạo - ghìm nỗi nhớ ai
Giấu đi nửa đời con gái
Dằng dặc mười năm ngóng đợi
Tin đồn vứt bỏ ngoài tai.
Địa phương làm lễ truy điệu
Khăn tang đã phủ nặng nề
Khóc nấc chị bảo: không chết
Nay mai anh ấy sẽ về.
Lại gần ba mươi năm nữa
Mỗi lần tóc xõa tấm bia
Bàn tay lần từng nét chữ
Ngôi sao lóe sáng chiều quê.
PHAN CÔNG TUYÊN
Nét xuân
Nụ xuân cười e ấp
Hương xuân tỏa khắp nơi
Nắng xuân tràn hy vọng
Sắc xuân thắm tình người
Sáng xuân đẹp tương lai
Trưa xuân nồng xao động
Chiều xuân trời cao rộng
Tình xuân thật tuyệt vời
Gió xuân thoảng mơn man
Mưa xuân mát dịu dàng
Tuổi xuân nhiều mơ ước
Sức xuân luôn sẵn sàng
Hồn xuân sâu thắm thiết
Ý xuân bao rộn ràng
Hồi xuân như trẻ lại
Đài xuân còn thênh thang...
Xuân Giáp Ngọ
HOÀNG LÊ DIỄM TRANG
Sợi thời gian
Mẹ lặng lẽ ngồi đan sợi nắng
Dệt vàng ươm đám cải trổ ngồng
Đan sợi gió mùa ngúng nguẩy
Bạc thênh vai áo buốt ngày Đông.
Mẹ giắt sợi mưa lên nón lá
Dầm run chiều muộn cấy đồng sâu
Gió tràn từng đợt mưa ngày cũ
Cho con ấm dạ tiết đông đầu.
Thuở ấy nhà mình lầm lụi vắng
Con bơ vơ chiều quạnh hiên nhà
Mẹ còn cặm cụi trên nương sắn
Mớ ngủ con thèm một tiếng Cha.
Thuở ấy nhà mình mùa giáp hạt
Còn lưng cơm nguội nhín con ăn
Mẹ về rau luộc thay hơi cháo
Trằn trọc đêm con nước mắt tràn.
Con đi cũng đã dăm mùa lũ
Cơm áo phủ mờ ký ức rơi
Nhạt nhòa quên, nhớ lời ru mẹ
Để chuối ba hương lặng góc đời.
Mẹ chừ tóc trắng như sương trắng
Áo vẫn sờn vai, vẫn áo xưa
Bóng chiều hiu hắt bên thềm cửa
Trông tiếng con về bên giậu thưa.
Thèm lắm một ngày về bên mẹ
Cùng tay mẹ nhặt những tơ trời
Vắt lên cửa sổ hong ngày nắng
Dệt thắm vàng bông đám cải phơi
LÊ HÀO
Tháng giêng hai trong thị trấn
Ước gì tuổi thơ mình quay lại
chập chững bước thấp bước cao, bên bờ rào tay với
Tự thuở nào
con chuồn chuồn kim mang tuổi thơ bay mất
còn lại với khu vườn quê ngoại
còn lại với thị trấn nhỏ bé im lìm
có tiếng ve ran đổ suốt mấy mùa trăng lặng lẽ
ai đem thờ ơ gieo hạt hàng hàng?
Sương lam chiều bay
em bay cùng ngày valentine mờ ảo
tôi bùi ngùi sửa soạn cho mình ngày valentine khác
không cần hoa nhiều
trong tâm tưởng mà thôi
Đêm qua thị trấn buồn gì không ngủ
đèn chong ngả tư kéo vệt dài về quá khứ
gió ngà ngà say lăn đầu đường xó chợ
tiếng chó sủa vang làm run rẩy ánh trăng thơ
Chiều giêng hai hoa ngập đường ngập sá
ai cúng dường cho tình yêu tôi bằng những đám mây bay bổng
Thị trấn ngu ngơ
văng vẳng tiếng ho khan của người hành khất già lụ khụ
cơn ho kéo dài gần thế kỉ
không biết thế giới mình to rộng mà chi?
TRẦN HƯƠNG GIANG
Sương mù
Khi sương mù phủ một lớp dày đặc
Lên kỷ niệm
Ta ngỡ ngàng không còn nhận ra nhau.
Tình yêu giãy giụa trong tuyệt vọng
Ngày tháng trôi qua hững hờ...
Trên con đường đi tới
Có khi nào ta bật khóc
Với những vấp ngã đớn đau
Chợt nhìn lại quá khứ
Vén lớp sương mù
Tìm lại ngày xanh đang úa tàn
Rủ mềm trong băng giá
Nước mắt bỗng dâng trào.
Ta thấy mình ngày xưa
Đẹp tinh khôi
Lấp lánh như vì sao
Ngự trị trên đỉnh cao...
Thèm quay về
Ngủ êm một giấc dài
Trên chiếc gối thanh xuân
Thời mà những giọt lệ óng ánh
Như những hạt kim cương
Nỗi buồn mịn màng như dải lụa
Niềm vui long lanh như những hạt sương...
Mỗi đoạn đường ta đã đi qua
Phần đời đã sống
Làm sao ra đi
Mà không ngoái lại
Không còn nhìn thấy bóng dáng
Của chính mình trong chiếc gương soi?
Tháng 3-2014.
NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG
Chiều đi
Bên hiên ngày ngã bóng tàn
Ta về còn chút nắng vàng nầy thôi
Thẫn thờ nhặt cánh hoa rơi
Bỗng dưng không hiểu rã rời vì đâu
Hình như hồn của đêm thâu
Đã về trong xác chiều đau ốm nầy
Từ trong mấy mảng rêu gầy
Nghe như có dấu chân ai thở dài
Ngậm ngùi nương dấu nắng phai
Bóng chiều vịn ngõ tre gầy ra đi
(SH302/04-14)
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.