Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
Khoảnh khắc đẹp "Huế vào Hạ" của Nguyễn Đăng Hạnh
KIỀU CÔNG LUẬN
Chị tôi
Không ai nghe tiếng chị khóc
Mỗi năm mấy bận qua đây
Tóc bạc xòa trên thành mộ
Tấm bia rung cánh vai gầy.
Lấy chồng năm mười chín tuổi
Tuần trăng chưa hết niềm vui
Đất nước đang cơn lửa khói
Tiễn anh - héo ruột chị cười.
Giã gạo - ghìm nỗi nhớ ai
Giấu đi nửa đời con gái
Dằng dặc mười năm ngóng đợi
Tin đồn vứt bỏ ngoài tai.
Địa phương làm lễ truy điệu
Khăn tang đã phủ nặng nề
Khóc nấc chị bảo: không chết
Nay mai anh ấy sẽ về.
Lại gần ba mươi năm nữa
Mỗi lần tóc xõa tấm bia
Bàn tay lần từng nét chữ
Ngôi sao lóe sáng chiều quê.
PHAN CÔNG TUYÊN
Nét xuân
Nụ xuân cười e ấp
Hương xuân tỏa khắp nơi
Nắng xuân tràn hy vọng
Sắc xuân thắm tình người
Sáng xuân đẹp tương lai
Trưa xuân nồng xao động
Chiều xuân trời cao rộng
Tình xuân thật tuyệt vời
Gió xuân thoảng mơn man
Mưa xuân mát dịu dàng
Tuổi xuân nhiều mơ ước
Sức xuân luôn sẵn sàng
Hồn xuân sâu thắm thiết
Ý xuân bao rộn ràng
Hồi xuân như trẻ lại
Đài xuân còn thênh thang...
Xuân Giáp Ngọ
HOÀNG LÊ DIỄM TRANG
Sợi thời gian
Mẹ lặng lẽ ngồi đan sợi nắng
Dệt vàng ươm đám cải trổ ngồng
Đan sợi gió mùa ngúng nguẩy
Bạc thênh vai áo buốt ngày Đông.
Mẹ giắt sợi mưa lên nón lá
Dầm run chiều muộn cấy đồng sâu
Gió tràn từng đợt mưa ngày cũ
Cho con ấm dạ tiết đông đầu.
Thuở ấy nhà mình lầm lụi vắng
Con bơ vơ chiều quạnh hiên nhà
Mẹ còn cặm cụi trên nương sắn
Mớ ngủ con thèm một tiếng Cha.
Thuở ấy nhà mình mùa giáp hạt
Còn lưng cơm nguội nhín con ăn
Mẹ về rau luộc thay hơi cháo
Trằn trọc đêm con nước mắt tràn.
Con đi cũng đã dăm mùa lũ
Cơm áo phủ mờ ký ức rơi
Nhạt nhòa quên, nhớ lời ru mẹ
Để chuối ba hương lặng góc đời.
Mẹ chừ tóc trắng như sương trắng
Áo vẫn sờn vai, vẫn áo xưa
Bóng chiều hiu hắt bên thềm cửa
Trông tiếng con về bên giậu thưa.
Thèm lắm một ngày về bên mẹ
Cùng tay mẹ nhặt những tơ trời
Vắt lên cửa sổ hong ngày nắng
Dệt thắm vàng bông đám cải phơi
LÊ HÀO
Tháng giêng hai trong thị trấn
Ước gì tuổi thơ mình quay lại
chập chững bước thấp bước cao, bên bờ rào tay với
Tự thuở nào
con chuồn chuồn kim mang tuổi thơ bay mất
còn lại với khu vườn quê ngoại
còn lại với thị trấn nhỏ bé im lìm
có tiếng ve ran đổ suốt mấy mùa trăng lặng lẽ
ai đem thờ ơ gieo hạt hàng hàng?
Sương lam chiều bay
em bay cùng ngày valentine mờ ảo
tôi bùi ngùi sửa soạn cho mình ngày valentine khác
không cần hoa nhiều
trong tâm tưởng mà thôi
Đêm qua thị trấn buồn gì không ngủ
đèn chong ngả tư kéo vệt dài về quá khứ
gió ngà ngà say lăn đầu đường xó chợ
tiếng chó sủa vang làm run rẩy ánh trăng thơ
Chiều giêng hai hoa ngập đường ngập sá
ai cúng dường cho tình yêu tôi bằng những đám mây bay bổng
Thị trấn ngu ngơ
văng vẳng tiếng ho khan của người hành khất già lụ khụ
cơn ho kéo dài gần thế kỉ
không biết thế giới mình to rộng mà chi?
TRẦN HƯƠNG GIANG
Sương mù
Khi sương mù phủ một lớp dày đặc
Lên kỷ niệm
Ta ngỡ ngàng không còn nhận ra nhau.
Tình yêu giãy giụa trong tuyệt vọng
Ngày tháng trôi qua hững hờ...
Trên con đường đi tới
Có khi nào ta bật khóc
Với những vấp ngã đớn đau
Chợt nhìn lại quá khứ
Vén lớp sương mù
Tìm lại ngày xanh đang úa tàn
Rủ mềm trong băng giá
Nước mắt bỗng dâng trào.
Ta thấy mình ngày xưa
Đẹp tinh khôi
Lấp lánh như vì sao
Ngự trị trên đỉnh cao...
Thèm quay về
Ngủ êm một giấc dài
Trên chiếc gối thanh xuân
Thời mà những giọt lệ óng ánh
Như những hạt kim cương
Nỗi buồn mịn màng như dải lụa
Niềm vui long lanh như những hạt sương...
Mỗi đoạn đường ta đã đi qua
Phần đời đã sống
Làm sao ra đi
Mà không ngoái lại
Không còn nhìn thấy bóng dáng
Của chính mình trong chiếc gương soi?
Tháng 3-2014.
NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG
Chiều đi
Bên hiên ngày ngã bóng tàn
Ta về còn chút nắng vàng nầy thôi
Thẫn thờ nhặt cánh hoa rơi
Bỗng dưng không hiểu rã rời vì đâu
Hình như hồn của đêm thâu
Đã về trong xác chiều đau ốm nầy
Từ trong mấy mảng rêu gầy
Nghe như có dấu chân ai thở dài
Ngậm ngùi nương dấu nắng phai
Bóng chiều vịn ngõ tre gầy ra đi
(SH302/04-14)
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...