Thơ Sông Hương 03SDB-2023

15:56 20/04/2023


Trần Huê - Thảo Thư - Phan Văn Chương - Nguyễn Trọng Lĩnh - Hà Phi Phượng - Trần Thanh Thoa - Lê Viết Xuân

Tác phẩm "Hoa chuối" (Acrylic, 70cm x 70cm) của họa sỹ Hoàng Phúc Quý

TRẦN HUÊ

Cuộc đời dòng sông
làm mẹ bao mùa


Cuộc đời dòng sông làm mẹ bao mùa
Mùa thứ nhất
xuân đầu tiên sông êm dải lụa.
Mùa thứ hai
Gió mang cơn gió nồm Nam
Mùa thứ ba
Đục ngầu  cuốn
Mùa thứ 
Sông buốt giá bàn chân
Sâu đến mấy tầng đời sông không thể kể hết cho ai
Kể cả chính nông sâu hay vỗ bờ theo triều lên bến vắng
Cuộc đời dòng sông
Ru giấc ngủ phù sa
Đất mới đựng ngôi nhà bên trong nụ hôn mở mắt
Tiếng khóc cất lên sau chín tháng
Đời sông
Phẳng  đời sông bão táp
viết lên nét chữ nghìn năm
Đời sông không một lần trang điểm
Chỉ rửa sạch mọi ưu 
Chỉ ngọt lành mía mật
Tu  cất lên
Soi khuôn mặt mình
Tiếng gáy cất giấu vào đời sông
Vỗ cánh về nơi con nước
Những chú  mở mắt
Câu thơ mắc cạn
Câu thơ thả cần câu để không làm mồi con 
Chỉ kể với bao mùa đời gánh nặng dòng sông.



THẢO THƯ

Phía sau vòm lá

 mùa hạ thâm u
trốn sau vòm nắng 

Tôi  thể nói với em
một  mật
được không?

Tôi  thể nói với em
nỗi hoang mang lạc mẹ
cánh đồng chiều mang mang tiếng 
những cơn mưa trùng trùng
dòng sông nước xiết
bãi cát trơ lòng
hay  khi chỉ 
một con giun
        chụt lại
                trước hơi lạnh lưỡi cày

Làm sao tôi nói hết
làm sao em thấu được
nên tôi đã  hình
nên em xanh nõn

 con nhện
         chăng 
             giữa hai chiếc 
                           lặng thinh



PHAN VĂN CHƯƠNG

Cao nguyên đá

Lưỡi đá lởm chởm dựng ngược bên trời
mây trắng
chen ngựa trắng
chở khát khao một vòng ôm chợ tình Khau Vai

thẳm xa tiếng vọng ngựa 
ngược dốc
lốc cốc
nhịp núi

nàng đội chiếc  thổ cẩm
hàng tua rua sắc màu buông thõng
bóng chiều chín mẫy
cong cong hẻm vực   Lèng
mùi thắng cố

ruộng bậc thang
trôn ốc
chon von
ngôi nhà như một chấm  hồ

môi hoa
tam giác mạch
cao nguyên bầu rượu nóng ran
muốn vít cần nhưng sợ thiếu mấy tháng mấy ngày

ngược dốc cao nguyên đá Đồng Văn vịn theo
tiếng khèn A Páo
 say say
 say say ngày trở lại
Thẩm  đèo.



NGUYỄN TRỌNG LĨNH

Chiếc bóng thời gian

Tôi vẽ nét cọ hồn nhiên lên chiếc bóng thời gian
cánh diều chao nghiêng cánh đồng nắng mật
quạ liếc mỏ sừng trâu săm se mồi bắt
cọ cựa nhột mình lất phất mưa rơi
đám chúng tôi còn đá bóng rơm ướt như chuột lột phả cười
chiếc bóng xanh lúa thì con gái
mỗi ngày trổ một hoa tươi
rôm rả khoảng đời

Tôi vẽ hình em lên chiếc bóng thời gian
nét cọ li tâm giữa một hình một bóng
cánh phượng hồng rơi chia đôi bờ mặt phẳng
một nửa thương thầm một nửa nhớ xa xăm
chẳng biết từ lúc nào em hóa áo thời gian
choàng vào tôi  hình không  
đã hơn một lần tôi dằn lòng cởi bỏ
nét cọ run run bối rối  cùng

Tôi vẽ bóng tôi lên chiếc bóng thời gian
mang tất cả hình hài cây  ức
những mùa không chắc lép
ngọt đắng nảy mầm trên nhánh rêu phong



HÀ PHI PHƯỢNG

Thắp

Thắp lên một niềm tin
trong đêm mảnh nến cháy
mùi thảo mộc ân cần can vết gãy

Thắp lên một bình minh
tiếng nước reo vườn thơm
cánh hồng thấm nắng mới
rung rinh hạt chữ
giọt mồ hôi sau vầng tóc của anh...

Thắp lên một vòm xanh
bằng nhiều màu không xanh
lặng lẽ nỗi niềm
 mục.



TRẦN THANH THOA

Giấc giao mùa…

Bầy sẻ nâu chở mùa về hiên 
Trăng cuối chiều ru khẽ ngọn hoa lau
Miền cỏ thơm đôi cánh chuồn bay lạc
Phải chăng gió vừa ngân khúc giao mùa?

Sương lạnh vương bước ai về thổn thức
Con ngõ dài đã rợp tím sầu đông
Phía sa  tiếng  buông lặng lẽ
Sợi khói đồng buộc lưng gió du miên

Ngang vườn  nghe ấu thơ vẫy gọi
Tiếng chim trời thầm hót lời nhớ thương
Mẹ gánh chiều qua những triền hoa nở
Đổ đầy hương trong giấc mộng giao mùa

Mắt hoàng hôn vỡ giọt mưa thánh thót
Thềm giếng rêu thăm thẳm tiếng vục gầu
Phiến sương loang màu bể dâu tóc mẹ
Hoa khế rụng trên cánh gió chiêm bao…



 VIẾT XUÂN

Về nơi ước hẹn

Về thiền viện Trúc Lâm Bạch 
Sáng mùa thu nắng tỏa xanh trời
Lắng xanh trong êm  Hồ Truồi
Nơi sơn thủy, đất trời gặp gỡ

Nơi một thời cam go, gian khổ
Lối mòn nào còn dấu chân anh
Ơi những người chiến   danh
Nghe mát lành căng tràn rừng thở

Con đò nối đôi bờ thương nhớ
Chở vui buồn năm tháng lặng trôi
Chỉ Hồ Truồi mới biết  thôi
Nước lách chách mạn đò tâm sự

Tiếng chim  vòm xanh tình tự
Nâng bước chân từng bậc đá cửa thiền
Một khoảng trời quá đỗi bình yên
Hương hoa cỏ ngọt ngào lan mãi

Nắm tay em, đất trời gần lại
Lòng dịu êm, lằng lặng mây trôi
Đắm đuối xanh sắc nước Hồ Truồi
Mang theo về, bài thơ nơi ước hẹn.

(TCSH48SDB/03-2023)
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương

  • Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.

  • Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH

  • Điều bình thường lạ lẫm

  • Được nhìn lại Huế

  • Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa

  • Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương

  • ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường

  • Ở những đỉnh cột

  • Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi.                                     HOÀNG VŨ THUẬT

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy

  • Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió  (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).

  • Bóng xưa            Đập cổ kính ra tìm thấy bóng                Xếp tàn y lại để cầm hơi                                                Tự Đức

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ                                                 Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên.                 đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941

  • Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên -  Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong -  Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh

  • Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm

  • Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).