Đỗ Thành Đồng - Võ Tấn Cường - Võ Ngột - Sơn Trần - Lâm Bằng
Tác phẩm KHÚC BẠCH LIÊN (Sơn mài, 80cm x 120cm, 2021) của họa sỹ Nguyễn Quốc Sơn
ĐỖ THÀNH ĐỒNG
Mắt xưa
Từ trong lòng đất
từng ánh mắt trào lên
tiếng dế lan tỏa khắp cánh đồng
phục sinh giọt sương mặn chát
có phải ánh mắt của người xưa
theo cơn mưa vùi lấp
mang nỗi buồn nhân gian
và vô số niềm vui không xác thực
lang thang cùng ngọn gió cô đơn
sáng nay tôi đi nhặt
như ngày xưa mẹ dạy mót khoai xai *
dưới cơn mưa đói lả
có ánh mắt mọc mầm
sau một đêm hóng gió
ánh mắt lương thiện nhắc tôi
nhận ra tấm lưng còng của mẹ
tôi bật khóc như một đứa trẻ
nhìn cánh cò trắng phía chân mây
không còn ánh mắt nào ở lại với tôi
ngoài bầy cỏ dại.
----------------------
* Loại khoai lang sứt mẻ còn sót lại, lẫn trong đất sau thu hoạch đại trà. Lúc trời mưa lớn nổi lên trên bề mặt.
VÕ TẤN CƯỜNG
Dòng sông sơ sinh
Chiếc nôi sông chao nghiêng ru giấc ngủ cù lao xanh biếc
Tôi ngóng đợi con đò chở ấu thơ về tắm gội bình minh
Sông Tiền mãi sơ sinh miền ký ức
Tỏa mát phù sa tâm hồn tôi cằn cỗi
Trong cơn mơ mất em tôi thả những bông bần trôi về cửa biển
Hương bần ngát ban mai gọi thương nhớ quay về
Trong cơn mơ tôi bơi tìm cuống rốn ấu thơ chôn mộ sóng
Kỷ niệm loang mặt sông soi ảo ảnh đời người
Sông Tiền ơi!
Giấc mơ tôi yêu em mãi sơ sinh ấp iu mùi bùn đất
Như đôi rễ bần quấn quýt khát đợi thủy triều dâng
Như đôi cá linh xa bầy lạc miền sông cổ tích
Như đôi mắt con thuyền ngóng hai phía hoàng hôn…
Sông Tiền ơi!
Tôi mơ buổi chiều lặn xuống đáy sông xoa mặt hăng hăng mùi bùn đất
Gương mặt tình yêu lung linh thuở mười bảy trăng rằm
Nước mắt nhớ thương tan hòa hạt phù sa độ lượng
Chiếc nôi sông ru hồn hương thơ ấu tái sinh.
VÕ NGỘT
Hoa khế rụng tím cầu ao
nơi lưu giữ tuổi thơ
hoa khế xưa đã rụng tím cả cầu ao
nơi mẹ tôi ngồi vo gạo
chiều chiều xách nước nhuộm xanh bắp cải su hào
ở đâu con cũng nhớ quê
lúc nao con cũng thấy mẹ lẫn vào mầu xanh ngô lúa
hoa khế tím chiều thương nhớ
tiếng gà khuya đong đếm đêm dài
tháng ba nỗi nhớ khôn nguôi
thời gian mài mòn bậc đá
hoa khế rung mấy xưa rồi?
hàng cau bần thần hỏi gió
ngóc ngách trong vườn chật níc tuổi thơ
nơi nào cũng toàn dáng mẹ
nén nhang ngập ngừng cháy đỏ
hoa khế rung tím cầu ao.
SƠN TRẦN
Ký ức về làng
Tôi chạy ra cánh đồng
Nâng niu từng bông lúa
Chắt chiu từ gió sương
Mẹ không nói về hoa sen sáng nay vừa nở
Con cá đêm qua mắc câu quẫy vỡ ánh trăng ngà
Mẹ thầm thì về vệt bùn bám nơi kẽ móng
Tà áo bợt màu che chắn ngọn gió mùa đông...
Tôi trốn ra bờ sông
Nhìn con đò nằm phơi lưng trên bến
Sóng vẫn ngày xưa, thắc thỏm nỗi niềm
Cha không nhắc về chuyện tình Trương Chi
Cái nghèo của Chử Đồng Tử
Cha lặng thầm vá lưới
Nhìn trời đêm lo sợ lũ đầu nguồn...
Tôi hỏi cánh đồng
Đang oằn mình đau nỗi đau sinh nở ngày hạn hán
Cọng rơm mùa cũ sót lại ngơ ngác vướng bước chân trâu
Tôi hỏi dòng sông
Váng phèn bám nơi chân cầu mùa sông cạn đáy
Tấm lưới rách tươm mùi cá vẫn tanh nồng
Tôi vội vã úp bàn tay
Vào miền ký ức nhạt nhòa
Khóc nấc
Để nhận ra một điều
Sự cứu rỗi tâm hồn từ những thứ giản đơn!
LÂM BẰNG
Hình như ngoài kia...
Hình như ngoài kia đang gió
Khói vương trên những mái xanh
Hình như núi đang nhẹ thở
Sương giăng như dải lụa mềm.
Mắt cây giọt sương long lanh
Hình như lá đang sắp mở
Phiến xanh nhẹ rung trong gió
Li ti vài búp len nhành.
Bầy chim thiên di… hình như
Cũng nghiêng trên vòm xanh lá
Hình như suối đang trở dạ
Giọt gầy, róc rách... hình như.
Ơ kìa, vườn ai đang thở
Râm ran hạt khẽ cựa mình
Mắt nâu tròn xoe tiếng đất
Hình như ngoài kia đang xuân.
(TCSH44SDB/03-2022)
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên
Sinh năm 1953 tại Huế. Hiện nay sinh sống, làm báo tại TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
THANH THẢOThăm vườn nhà bạn Tặng Trần Vàng Sao
Sao bỗng muốn quăng cả hồn lẫn bútCái cây bút nhẹ tênh mà vương nợ chi màNhưng cứ mãi vậy thôi, mãi còng lưng cõng bútTừng bước nhọc nhằn rút ngắn dặm trời xa...
Tên thật: Mai Linh Sinh năm: 1959, nơi sinh: Thanh HoáBút danh: Mai Linh, Mai Tài MinhThể loại: Thơ, văn học dịch
Kỷ niệm ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam 15-7-1950 Hồ Xuân Hùng - Trần Nhuận Minh - Phạm Tấn Hầu - Quốc Thành - Nguyễn Thế Thắng - Lê Bá Thự - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Thanh Xuân - Trần Ngọc Trác - Trần Cao Sơn
Võ Thị Kim Liên - Tuyết Nga - Vũ Thị Khương - Lê Hoàng Anh - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Lan Vinh - Lê Khánh Mai - Võ Ngọc Lan
Đoàn Lê - Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Hồng Vinh
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Đông Nhật - Văn Hữu Tứ - Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Viết Xuân - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thiền Nghi - Mai Quỳnh Nam - Nguyễn Loan - Lê Tuấn Lộc - Trần Dzạ Lữ - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Văn Vinh - Nhật Anh - Đinh Hạ - Thuý Nga - Trương Phương Lan - Ngàn Thương - Hồng Thị Vinh - Bùi Hữu Cự - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Vũ Tiềm - Yến Thanh - Thanh Tú - Lê Hưng Tiến - Trần Lan Vinh - Phan Trung Thành - Trần Hữu Lục - Công Nam - Từ Quốc Hoài - Nguyễn Việt Tư - Vi Thuỳ Linh - Nguyễn Thụy Kha - Hà Huy Tuấn - Võ Phước - Nguyễn Thị Anh Đào - Mai Phương - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Ngô Đức Tiến - Trần Nhật Thu - Lê Khánh Mai - Phạm Thị Anh Nga - Lê Anh Dũng - Đức Sơn - Lê Tiền Xuân - Trúc Chi - Thái Doãn Long - Nguyễn Nhã Tiên - Đào Duy Anh - Lê Hoàng Anh - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Quân - Phạm Dạ Thuỷ - Phan Dịu Hiền - Duy Phi - Nhất Lâm - Phương Hà - Đỗ Văn Khoái - Kiều Trung Phương - Châu Nho - Lê Tấn Quỳnh - Hà Vũ Giang Châu - Trương Quân - Phạm Đình Ân - Hải Trung - Trần Hoàng Phố - Trương Đình Minh
Quê Hà Tĩnh.Từng tham gia quân đội trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.Tốt nghiệp ĐHTH văn Hà Nội, Tiến sĩ văn học, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Có thơ đăng báo từ 1975. Ngoài làm thơ còn viết phê bình và nghiên cứu văn học.