Đỗ Thành Đồng - Võ Tấn Cường - Võ Ngột - Sơn Trần - Lâm Bằng
Tác phẩm KHÚC BẠCH LIÊN (Sơn mài, 80cm x 120cm, 2021) của họa sỹ Nguyễn Quốc Sơn
ĐỖ THÀNH ĐỒNG
Mắt xưa
Từ trong lòng đất
từng ánh mắt trào lên
tiếng dế lan tỏa khắp cánh đồng
phục sinh giọt sương mặn chát
có phải ánh mắt của người xưa
theo cơn mưa vùi lấp
mang nỗi buồn nhân gian
và vô số niềm vui không xác thực
lang thang cùng ngọn gió cô đơn
sáng nay tôi đi nhặt
như ngày xưa mẹ dạy mót khoai xai *
dưới cơn mưa đói lả
có ánh mắt mọc mầm
sau một đêm hóng gió
ánh mắt lương thiện nhắc tôi
nhận ra tấm lưng còng của mẹ
tôi bật khóc như một đứa trẻ
nhìn cánh cò trắng phía chân mây
không còn ánh mắt nào ở lại với tôi
ngoài bầy cỏ dại.
----------------------
* Loại khoai lang sứt mẻ còn sót lại, lẫn trong đất sau thu hoạch đại trà. Lúc trời mưa lớn nổi lên trên bề mặt.
VÕ TẤN CƯỜNG
Dòng sông sơ sinh
Chiếc nôi sông chao nghiêng ru giấc ngủ cù lao xanh biếc
Tôi ngóng đợi con đò chở ấu thơ về tắm gội bình minh
Sông Tiền mãi sơ sinh miền ký ức
Tỏa mát phù sa tâm hồn tôi cằn cỗi
Trong cơn mơ mất em tôi thả những bông bần trôi về cửa biển
Hương bần ngát ban mai gọi thương nhớ quay về
Trong cơn mơ tôi bơi tìm cuống rốn ấu thơ chôn mộ sóng
Kỷ niệm loang mặt sông soi ảo ảnh đời người
Sông Tiền ơi!
Giấc mơ tôi yêu em mãi sơ sinh ấp iu mùi bùn đất
Như đôi rễ bần quấn quýt khát đợi thủy triều dâng
Như đôi cá linh xa bầy lạc miền sông cổ tích
Như đôi mắt con thuyền ngóng hai phía hoàng hôn…
Sông Tiền ơi!
Tôi mơ buổi chiều lặn xuống đáy sông xoa mặt hăng hăng mùi bùn đất
Gương mặt tình yêu lung linh thuở mười bảy trăng rằm
Nước mắt nhớ thương tan hòa hạt phù sa độ lượng
Chiếc nôi sông ru hồn hương thơ ấu tái sinh.
VÕ NGỘT
Hoa khế rụng tím cầu ao
nơi lưu giữ tuổi thơ
hoa khế xưa đã rụng tím cả cầu ao
nơi mẹ tôi ngồi vo gạo
chiều chiều xách nước nhuộm xanh bắp cải su hào
ở đâu con cũng nhớ quê
lúc nao con cũng thấy mẹ lẫn vào mầu xanh ngô lúa
hoa khế tím chiều thương nhớ
tiếng gà khuya đong đếm đêm dài
tháng ba nỗi nhớ khôn nguôi
thời gian mài mòn bậc đá
hoa khế rung mấy xưa rồi?
hàng cau bần thần hỏi gió
ngóc ngách trong vườn chật níc tuổi thơ
nơi nào cũng toàn dáng mẹ
nén nhang ngập ngừng cháy đỏ
hoa khế rung tím cầu ao.
SƠN TRẦN
Ký ức về làng
Tôi chạy ra cánh đồng
Nâng niu từng bông lúa
Chắt chiu từ gió sương
Mẹ không nói về hoa sen sáng nay vừa nở
Con cá đêm qua mắc câu quẫy vỡ ánh trăng ngà
Mẹ thầm thì về vệt bùn bám nơi kẽ móng
Tà áo bợt màu che chắn ngọn gió mùa đông...
Tôi trốn ra bờ sông
Nhìn con đò nằm phơi lưng trên bến
Sóng vẫn ngày xưa, thắc thỏm nỗi niềm
Cha không nhắc về chuyện tình Trương Chi
Cái nghèo của Chử Đồng Tử
Cha lặng thầm vá lưới
Nhìn trời đêm lo sợ lũ đầu nguồn...
Tôi hỏi cánh đồng
Đang oằn mình đau nỗi đau sinh nở ngày hạn hán
Cọng rơm mùa cũ sót lại ngơ ngác vướng bước chân trâu
Tôi hỏi dòng sông
Váng phèn bám nơi chân cầu mùa sông cạn đáy
Tấm lưới rách tươm mùi cá vẫn tanh nồng
Tôi vội vã úp bàn tay
Vào miền ký ức nhạt nhòa
Khóc nấc
Để nhận ra một điều
Sự cứu rỗi tâm hồn từ những thứ giản đơn!
LÂM BẰNG
Hình như ngoài kia...
Hình như ngoài kia đang gió
Khói vương trên những mái xanh
Hình như núi đang nhẹ thở
Sương giăng như dải lụa mềm.
Mắt cây giọt sương long lanh
Hình như lá đang sắp mở
Phiến xanh nhẹ rung trong gió
Li ti vài búp len nhành.
Bầy chim thiên di… hình như
Cũng nghiêng trên vòm xanh lá
Hình như suối đang trở dạ
Giọt gầy, róc rách... hình như.
Ơ kìa, vườn ai đang thở
Râm ran hạt khẽ cựa mình
Mắt nâu tròn xoe tiếng đất
Hình như ngoài kia đang xuân.
(TCSH44SDB/03-2022)
LƯU XÔNG PHAMột mình
TRẦN ĐĂNG KHOAVới bạn
THU NGUYỆTVô thường
Lưu Lam Thi - Ngô Thế Oanh - Lê Mai - Phan Huyền Thư - Lê Nhân - Dương Viết Hòa - Trần Anh Dũng - Hồng Thị Vinh - Nguyễn Duy Ninh - Lê Huy Quang - Duy Phi
HOÀNG CẦMChỉ biết nói cùng mẹ
Ngô Thái Dương - Đinh Thị Như Thúy - Khaly Chàm - Tuệ Lam - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Nguyên An - Mai Bá Ấn - Hồ Thế Hà - Lê Ngã Lễ - Hồng Thị Vinh - Từ Nguyễn - Trần Hữu Lục - Cao Hạnh - Phạm Nguyên Tường - Trần Hữu Dũng - Đoàn Lê - Trần Văn Hội - Đoàn Thị Tảo - Thiên Thanh - Trần Thị Linh Chi - Trần Hoàng Phố - Lưu Ly - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Loan - Inrasara - Nguyễn Tiến Chủng - Vĩnh Nguyên - Mai Văn Phấn
Lê Huy Quang - Kiều Trung Phương - Nguyễn Văn Quang - Phan Trung Thành - Hà Đức Ái - Cao Quảng Văn - Đỗ Hướng - Lê Vi Thủy - Nguyên Tiêu - Trương Minh Phố - Hoàng Xuân Thảo - Phạm Bá Nhơn - Lê Huy Hạnh - Ngô Cang - Trương Nam Hương - Ngàn Thương - Võ Ngọc Lan - Võ Văn Hoa - Hồ Đắc Thiếu Anh - Tôn Phong - Châu Thu Hà - Lâm Xuân Vi - Ngô Công Tấn - Triệu Nguyên Phong - Dzạ Lữ Kiều - Nguyễn Thị Hồng Ngát - Đức Sơn
NGUYỄN ĐÔNG NHẬTTrở về
TRẦN VẠN GIÃBài nhã ca mùa xuân
NGUYỄN HOADự cảm
Nguyễn Khắc Thạch - Võ Quê - Trần Quốc Toàn - Thục Quân - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Phương - Thái Doãn Long - Vương Hồng Hoan - Nguyễn Khoa Như Ý - Lê Viết Xuân - Đỗ Văn Khoái - Thanh Tú
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nguyễn Sơn Nhân - Lê Thị Hường - Phạm Nguyên Tường - Ngô Cang - Hồ Thế Hà - Ngô Minh - Mai Văn Hoan - Nguyên Quân - Đoàn Thương Hải - Ngàn Thương
Phạm Tấn Hầu - Văn Hữu Tứ - Dương Lễ - Nhất Lâm - Văn Cầm Hải - Phan Trung Thành - Trương Quân - Lê Tấn Quỳnh - Hồ Trường An - Hải Yến - Tôn Nữ Như Ngân - Thủy Chi
Tóc Nguyệt - Huỳnh Minh Tâm - Cát Du - Anh Nguyễn - Hải Trung
ĐÀO DUY ANHLời nói dối
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝKhúc tình tự dòng sông
LTS: Ngày 10-12-2009, thi sỹ Nguyễn Trung Bình đã qua đời sau cơn bệnh. Anh sinh ngày 10/5/1968 tại thị xã Hội An. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Huế (1991), thi nhân đã lang bạt khắp nơi rồi về sống ở Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua với đủ nghề gắn liền với thơ, sách và nghệ thuật.
Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Hiệp - Chu Minh Khôi - Hà Huy Tuấn - Nguyễn Thánh Ngã - Minh Tự - Diệp Thảo Minh Dzương - Hàn Nhật Châu - Bá Vi Tuân
NGUYỄN HỮU HỒNG MINHTổ quốc
LGT: Quê ngoại xứ Huế, quê cha gốc Bắc nhưng Nguyễn Thị Ánh Huỳnh lại là con gái Cần Đước, Long An. Chị đã xuất bản 3 tập thơ, nhận một số giải thưởng thơ. Nhưng những điều đó với chị không quan trọng bằng việc làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió... ngu ngơ hơn, huyền ảo, linh diệu hơn”, và nữa “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (tự bạch).