Mila Bùi - Nguyên Quân - Khaly Chàm - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Hàn Chung - Trần Nhuận Minh - Nguyễn Thanh Tuấn - H. Man
Tác phẩm "Khát Vọng" (Acrylic) của HS Phạm Trinh
MILA BÙI
Nhớ anh
1.
Nỗi nhớ anh
quẫy đạp
xé rách màn đêm
2.
Nỗi nhớ anh
nảy mầm
bình minh lấp ló
3.
Những tia nắng
xuyên qua hạt nhớ
lấp lánh pha lê
NGUYÊN QUÂN
Cafe sớm
Chiều xuôi ngang cửa Tư Dung
Gió chênh chếch lộng trắng vùng cuối sông
Con thuyền lạc giữa muôn trùng
Nửa chèo nửa chống bờ lưng điệu chài
Khúc ca nò sáo vọng dài
Cánh chim tăm cá rụng ngoài thinh không
Mắt buồn ngàn dặm lông bông
Hay từ tiền kiếp chung dòng từ quy
Quay tròn cái bóng thiên di
Lưng chừng giới hạn sinh li ngỡ ngàng
Cuộc chơi tính sổ hòa tan
Nguồn sông cửa biển một trang chữ buồn...
KHALY CHÀM
Dự cảm mùa thu đi
trong nếp gấp thời gian
giấc mơ đang khép lại những cánh cửa
mùa thu về ngủ trong quả chuông của bầu trời
em cúi xuống vớt chiếc bóng trên dòng chảy ánh sáng
trao tặng cho hội chứng nỗi buồn không duyên cớ
người ta đã thể nghiệm niềm tin
lắng nghe âm thanh luôn bí ẩn mở mắt trong ổ khóa
sự nghiêm cẩn lộng lẫy trong từng ý tưởng
ký ức đánh thức mùi men bốc lên thành cơn gió chướng
thanh xuân sẽ quay về làm chứng cho những ngày mất dấu
và định nghĩa hương thơm trắng ngày em sinh ra tôi
nhẹ nhàng hơn. từng câu thơ tìm chỗ ký thác
hoài nghi những tín hiệu ký sinh trên môi làm đắng niềm cô đơn
bây giờ. bài thơ là ngôi nhà trong cầu vồng ngũ sắc
hơi thở chúng ta luôn viền quanh những ngón tay
linh hồn thiên thần bay vòng ngọn nến
mùa thu gửi lại tiếng mưa rụng cuối cùng
LÊ NGÃ LỄ
Tháng mưa buồn
Cuối mùa tháng chạp mưa buồn
Nắm bàn tay
Vẽ lại khuôn mặt mình
Nhìn trong dáng vẻ mong manh
Nét buồn buồn riêng
Giật mình chốn xưa
Tuổi đời lận đận giấc mơ
Mà trong sâu thẳm
Còn chưa rớt buồn
Lang bang với cuộc vuông tròn
Lối xưa còn đó
Mỏi mòn ngàn năm
Mù sương tháng chạp lạnh căm
Bay trong gió loạn
Phân thân đường về
Ơi chiều ngồi với con đê
Tĩnh tâm khỏa lấp
Cơn mê của ngày
NGUYỄN HÀN CHUNG
Đơn giản nhất
Đơn giản nhất
là ngồi xuống bên cầu
thòng cẳng xuống sông
rù quyến
một bờ cong quê xứ
tóc tình quết vào khói sóng tê tê
Lại mơ hoang mớ hoảng nhớ mế nữa rồi
giấc nào cũng đầy rạ rơm
quấn những cụm bèo
có bẫy gai củ ấu
chích vào nhớ thương
những giọt máu ấu thời
Đơn giản nhất
là niệm Bát Nhã Tâm Kinh
về thôi về thôi sao đành kẻ ở
mặc những phù hư xứ người quạnh quẽ
mặc những phù hư
mặc những phù hư phù hư phù hư
xứ người quạnh quẽ
Dằn dỗi túi thương vay
không bao giờ trả được món nợ lưu cữu
để chồng lấn nỗi niềm bi hoan của tuổi
con nít con nôi
Đơn giản nhất là
ngồi xuống bên cầu
thòng cẳng xuống sông
cho những con cá lòng tong mân mê ngón út
mà tưởng tượng bàn tay búp măng ve vuốt
vô cùng trinh bạch
phụng hiến rong rêu
Oct, 11/2017
TRẦN NHUẬN MINH
Nói với con về nhà cha mẹ…
“Nhà cha mẹ ở tầm thường thế thôi” (Chế Lan Viên).
Gian nhà xây tự ngày xưa
Cầu thang lên gác bất ngờ đi ngang(*)
Cái thời ăn ở gian nan
Mà xây được thế là sang lắm rồi
Bạn bè từ ở nhiều nơi
Đến thăm… và đã hết lời ngợi ca
Bây giờ cha mẹ đã già
Sức không còn mấy… biết là làm sao
Ở, đi… chả biết thế nào
Người đâu đã vác máy vào mà đo…
Bảo lo thì cũng là lo
Bảo không… thì kệ, mặc cho sự đời
Chỉ mong mình… chết đi rồi
Câu thơ còn sống với người thế gian
........................................
(*) Nhà tác giả, cầu thang lên tầng 2 rồi đi qua phòng khách mà lên tầng 3.
NGUYỄN THANH TUẤN
Có những gì trong tôi
Có những niềm vui
nhẹ nhàng đi qua không ở lại
Có những nỗi buồn luôn thức giấc trong lòng
Có những chiều trời đỗ cơn giông
nắng phơi màu nhạt thếch
võ vàng chiếc lá
rụng về miền xa thẳm không cây
Có những lúc bên ly rượu suông
uống cạn chân ngày
năm tháng chỉ còn lại trong đáy chai
hờn dỗi
Có những ngày dài phiêu bạt
liều thuốc chữa cho căn bệnh tương tư
đang di căn tiềm thức
đó là nụ hồng với chút hương nho nhỏ
bên khung cửa sổ ai chờ
hạnh ngộ
Có những đêm dài mỏi mòn giấc trắng
uống sạch đêm bằng nỗi nhớ
Có những bữa cơm chiều no căng chờ đợi
nhai trong nuối tiếc
Rối bời tâm tư....
H. MAN
Tháng Ba của tôi
Lại về
ngồi khóc bên nấm mồ cha
Chiều rớt chậm tiếng cu cườm khắc khoải
Lặng lờ không gian hương khói
Trời xanh mây bạc trắng đầu
Tôi như ngọn tháp già phủ mặt bể dâu
Trơ vơ điệu buồn mưa, nắng
Về tạ lỗi cùng đấng sinh thành
Ơn sâu, nghĩa nặng
Bao năm cuộc người chẳng thấy hiển vinh
Về dưới hiên quê kể chuyện đời mình
Con sông mỏi mòn không ra đến biển
Cuối bến trăm năm thuyền ai lỡ chuyến
Lau lách vọng hoài tiếng gọi: Đò ơi!
Cỏ đã biếc xanh gờn gợn góc trời
Đợi bước chân xa về khơi nỗi nhớ
Tháng Ba của tôi
chùm bông khế nở
Sân đình rộn trống chiêng khua
Tháng Ba
Có người làm thơ lơ đãng
Ngồi nghe trăng dậy hương mùa…
(TCSH349/03-2018)
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...