Thiếu “thầy” và “thợ” trong bảo tồn di sản

09:40 20/03/2020

Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

Đình Chu Quyến - một trong số ít các công trình được đầu tư tu bổ bài bản, giữ được giá trị của di sản

Việc quản lý chủ yếu là theo ngành dọc của các bộ, ngành, cơ quan chủ quản mà chưa có sự tham gia của các ngành, lĩnh vực liên quan. Điều này dẫn đến một số hệ quả như quản lý di sản thiếu tính bền vững, xung đột giữa bảo tồn di sản và tăng trưởng kinh tế… 

Thiếu chuyên nghiệp và chắp vá

Những bài học lớn từ việc quản lý di sản, như công trình kiến trúc khổng lồ trái phép ở lõi di sản Tràng An (Ninh Bình) hay khoan đục để treo bảng tại tháp Chăm cổ ở Bình Định…, vẫn còn rất tươi mới. Các sai sót trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có nhiều nguyên nhân; trong đó có sự thiếu hụt về nhân lực của ngành di sản. 

Bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Bộ VH-TT-DL nhìn nhận, trên thực tế, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa còn mỏng, năng lực quản lý và chuyên môn còn nhiều hạn chế; các dự án như thống kê, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích vẫn chưa được xây dựng, triển khai kịp thời.

Việc thiếu cả “thầy” lẫn “thợ” trong ngành bảo tồn di sản có thể thấy rõ nhất trong công tác trùng tu và tôn tạo di tích. GS-TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam chia sẻ: “Nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích của nước ta phần lớn không được đào tạo chuyên sâu về bảo tồn, hệ quả là có nhận thức khác nhau về những nguyên tắc và quan điểm bảo tồn di tích”. 

Tình hình thực tế của lực lượng bảo tồn di tích hiện nay là tính chuyên nghiệp chưa cao, lực lượng phân tán. Người được đào tạo không được tham gia dự án bảo tồn di tích; đa số các cán bộ quản lý di tích địa phương đều là kiêm nhiệm, không được bổ túc kiến thức chuyên sâu về bảo tồn. Do vậy, nhiều hành vi xâm phạm di tích không được ngăn chặn kịp thời, các quyết định phạt hành chính, thậm chí kỷ luật cán bộ cũng không thể cứu vãn.

Song, không chỉ với di sản vật thể mà ngay với di sản phi vật thể thì sự am tường về chuyên môn cũng là yếu tố sống còn góp phần nuôi dưỡng tinh hoa văn hóa trong cộng đồng. GS Trần Lâm Biền nhiều lần trăn trở khi nhấn mạnh rằng, chưa khi nào yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo tồn di sản nói chung và trùng tu di tích nói riêng quan trọng, cấp thiết như thời điểm này. Ông còn chỉ ra những phương án về lâu dài cần phải tính đến là đào tạo đội ngũ “thầy” giỏi. Chỉ có thầy giỏi thì mới có thể xây dựng được đội ngũ thi công - đối tượng trực tiếp chạm vào “cơ thể” di tích, tâm huyết và có tài.

Di sản cần phải hòa nhập 

Sau một thời gian dài xây dựng đề án, từ năm 2020, chương trình đào tạo thạc sĩ di sản - Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên. Đây được coi là bước đột phá trong đào tạo về di sản tại Việt Nam hiện nay, nhờ lần đầu tiên áp dụng “tư duy tổng thể và cách tiếp cận liên ngành cùng với các công cụ, kỹ thuật và công nghệ hiện đại”, nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị di sản bền vững.  

TS Nguyễn Kiều Oanh, Phó Chủ nhiệm Khoa các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, thay vì đào tạo đơn ngành về bảo tồn, bảo tàng, phục chế… chương trình đồng thời trang bị cho người học các kỹ năng nghề nghiệp có tính thực tiễn cao. Nhờ đó, người học có đủ khả năng nhận diện, phân loại, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong nghiên cứu, thực hành và quản lý di sản. Những vấn đề liên quan như chính sách về di sản ở cấp độ quốc tế, quốc gia, đánh giá được tình hình thực thi chính sách; làm chủ được các phương pháp công cụ trong quản lý và lập kế hoạch di sản… cũng được đưa vào chương trình đào tạo.

Nhận định về tính thiết yếu của chuyên ngành này, TS Phạm Cao Quý, Cục Di sản văn hóa Bộ VH-TT-DL cũng khẳng định, ngành học này nằm trong sự phát triển chung của xã hội, của thế giới hiện nay, khi tiếp cận di sản theo hướng mới hơn, tổng hòa hơn.

“Nếu trước kia chúng ta tiếp cận di sản chỉ theo góc độ lịch sử, để bảo tồn và giữ nguyên trạng nó, phục vụ cho việc giáo dục, phát huy một phần để thu hút du lịch đơn thuần, việc mở ra ngành di sản học sẽ xây dựng nên một cách tiếp cận mới đối với di sản. Đó là bảo vệ và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững. Nghĩa là di sản phải hòa nhập, phục vụ đời sống đem lại nguồn lực, sinh kế cho chính con người ngày hôm nay, ứng phó lại những vấn đề bất bền vững trong mối quan hệ giữa di sản và cuộc sống đương đại”, TS Phạm Cao Quý nói. 

Với sự ra đời của chương trình đào tạo trên, kỳ vọng đóng góp vào thị trường lao động nguồn nhân lực phù hợp, góp phần giải quyết bài toán về bảo tồn và gìn giữ di sản ở mức độ sâu sắc hơn.

Theo Vĩnh Xuân - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

  • Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.

  • Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.

  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.