PHAN ĐẠO
Theo tiếng chuông rơi rụng…
Minh họa: Nhím
Lại một chối bỏ
Từ núi từ sông từ ruộng đồng phố phường ngày đêm thức ngủ
Về tìm tôi đang mụ mẫm bước vào khuôn kén đủ sắc hình
Rời nhà kho chiếu giường cũ mốc
Rời bộ dạng xác ướp
Rời chữ câu hom hem phút trước
Rời
Hắn nhét vào túi mình những vì sao xa lắc hái từ quá khứ tương
lai xa lắc trong lòng tôi
Đi theo chối bỏ suốt ngày đêm
Tôi dần ra khỏi đời mình đời hắn đời ta đời em đời con đời mẹ
cha tổ tiên đất nước loài người không một lời luyến tiếc không
một thoáng dùng dằng
Ngày: - khóa cổng thân
Đêm: - khóa cổng lòng
Thức: - khóa cổng lời
Ngủ: - khóa cổng mộng
Vui: - khóa cổng cười
Buồn: - khóa cổng khóc
Tôi khóa kín những gì làm tôi rời lối cõi hắn mình riêng
Bận bịu suốt
Và thế là tôi
Nắng - mưa - đi - đứng - nằm - ngồi - nói - nín
Kéo nghĩ suy khỏi phòng ốc
Kéo chữ câu khỏi quan tài nồi niêu vinh nhục
Kéo thơ khỏi truyền thông hè hội đúng sai
Sau thời tụng Kinh khuya sau cơn say bất tỉnh ngày sau sự rã rời
của cuộc tình thường nhật
Hắn nằm trên chiếc võng dệt bằng dây vô sắc
Nghe
Những giọt mưa khuya của bốn mùa vẫn lì lợm thầm thì hát về
gót chân chối bỏ
(Những gót chân sáng hơn cả muôn triệu mặt trời)
Ngày đêm đi
Khắp hang cùng ngỏ hẻm đông tây trên dưới ngoài trong phải trái
Cõi miền chung
Bong…
Bong…
Quê hương câu chữ mở mắt
Bao Vinh, sáng thỉnh chuông
(SH306/08-14)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI