Thế giới đồ cổ trong 'Cây đèn gia bảo'

15:00 05/08/2014

Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

Bìa sách Cây đèn gia bảo.

Truyện ngắn Cây đèn gia bảo được chọn làm tên của tuyển truyện, cũng là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài, cách viết của Phạm Xuân Hiếu. Truyện xoay quanh một cây đèn dầu cổ, là món đồ gia bảo bị thất lạc của dòng họ Mongten ở Pháp. Tình cờ, món đồ quý được một nghệ sĩ tên là Lê Hòa mua và đưa về Việt Nam. Người của dòng họ quý tộc Pháp khi biết tin đã tới Việt Nam, thuê thám tử tư lần theo manh mối. Đằng sau câu chuyện tìm cây đèn còn là câu chuyện tình thơ mộng của cô tiểu thư mê đọc sách và chàng nô lệ tạo tác nên cây đèn.

Bên cạnh đó, Phạm Xuân Hiếu đưa vào cuốn sách những tác phẩm đã được đăng trên các báo, tạp chí như Tạp chí Nhà Văn, báo Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ. Là người mê đồ cổ nên đề tài trong truyện ngắn của Phạm Xuân Hiếu thường gắn với một món đồ xưa cũ. Mỗi tác phẩm kể một câu chuyện khác nhau, có cách dẫn dắt khác nhau, nhưng đều chứa đựng kiến thức về cổ vật. Những đặc trưng về dáng hình, lớp men, hoa văn họa tiết, xuất xứ món đồ qua các triều đại là kiến thức mà người đọc thu nhận được bên cạnh thưởng thức tác phẩm.

Phạm Xuân Hiếu không viết gì khác ngoài những điều ông am hiểu, tường tận. Tác giả lấy những kiến thức của mình về thú chơi đồ cổ làm đề tài sáng tác; chọn những trải nghiệm trong đời sống để khai thác, làm thế mạnh cho trang viết. Nhà văn Đình Kính nhận xét, cách lựa chọn đề tài, lối viết như vậy là bình tĩnh và khôn ngoan. Ông nói: "Vốn sống là một trong những yếu tố hàng đầu nhằm có tác phẩm. Truyện ngắn của Phạm Xuân Hiếu đã bắt được nhịp, theo kịp và song hành với cuộc sống. Không công thức, không một chiều, không nhẵn lỳ trong cảm xúc. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đáng khích lệ".

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - Trưởng ban Văn xuôi, Hội Nhà văn Việt Nam - đánh giá về Cây đèn gia bảo: "Những trang viết về đồ cổ đặc biệt, mang không khí lãng mạn, cổ điển và huyền bí của Shakespeare, Victor Hugo... Với vốn sống và kiến thức sâu rộng về văn hóa, cổ vật như vậy, anh còn nhiều nội lực để sáng tác về sau".

PGS. TS. Hoàng Kim Ngọc - Phó chủ nhiệm Khoa Viết văn - Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng Cây đèn gia bảo đã đưa ra những thông điệp quý. "Quý vật tầm quý nhân, cái đẹp cần được tôn vinh, người tài cần phải được đặt đúng vị trí để phát huy năng lực. Về phương diện nghệ thuật, truyện được viết theo thủ pháp đồng hiện, đan cài yếu tố tâm linh, huyền ảo tạo nên sức hấp dẫn mới mẻ".

Tác giả Phạm Xuân Hiếu sinh năm 1948, là người yêu thích và sưu tầm nhiều đồ cổ, tranh của các họa sĩ học trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông sáng tác nhiều truyện ngắn, đăng trên các tạp chí văn chương trong nước. Năm 2010, Phạm Xuân Hiếu từng xuất bản tập truyện ngắn Người đàn bà và chiếc chén bạc.

Nguồn: An Hạ - Vnexpress

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.