Thế giới đồ cổ trong 'Cây đèn gia bảo'

15:00 05/08/2014

Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

Bìa sách Cây đèn gia bảo.

Truyện ngắn Cây đèn gia bảo được chọn làm tên của tuyển truyện, cũng là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài, cách viết của Phạm Xuân Hiếu. Truyện xoay quanh một cây đèn dầu cổ, là món đồ gia bảo bị thất lạc của dòng họ Mongten ở Pháp. Tình cờ, món đồ quý được một nghệ sĩ tên là Lê Hòa mua và đưa về Việt Nam. Người của dòng họ quý tộc Pháp khi biết tin đã tới Việt Nam, thuê thám tử tư lần theo manh mối. Đằng sau câu chuyện tìm cây đèn còn là câu chuyện tình thơ mộng của cô tiểu thư mê đọc sách và chàng nô lệ tạo tác nên cây đèn.

Bên cạnh đó, Phạm Xuân Hiếu đưa vào cuốn sách những tác phẩm đã được đăng trên các báo, tạp chí như Tạp chí Nhà Văn, báo Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ. Là người mê đồ cổ nên đề tài trong truyện ngắn của Phạm Xuân Hiếu thường gắn với một món đồ xưa cũ. Mỗi tác phẩm kể một câu chuyện khác nhau, có cách dẫn dắt khác nhau, nhưng đều chứa đựng kiến thức về cổ vật. Những đặc trưng về dáng hình, lớp men, hoa văn họa tiết, xuất xứ món đồ qua các triều đại là kiến thức mà người đọc thu nhận được bên cạnh thưởng thức tác phẩm.

Phạm Xuân Hiếu không viết gì khác ngoài những điều ông am hiểu, tường tận. Tác giả lấy những kiến thức của mình về thú chơi đồ cổ làm đề tài sáng tác; chọn những trải nghiệm trong đời sống để khai thác, làm thế mạnh cho trang viết. Nhà văn Đình Kính nhận xét, cách lựa chọn đề tài, lối viết như vậy là bình tĩnh và khôn ngoan. Ông nói: "Vốn sống là một trong những yếu tố hàng đầu nhằm có tác phẩm. Truyện ngắn của Phạm Xuân Hiếu đã bắt được nhịp, theo kịp và song hành với cuộc sống. Không công thức, không một chiều, không nhẵn lỳ trong cảm xúc. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đáng khích lệ".

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - Trưởng ban Văn xuôi, Hội Nhà văn Việt Nam - đánh giá về Cây đèn gia bảo: "Những trang viết về đồ cổ đặc biệt, mang không khí lãng mạn, cổ điển và huyền bí của Shakespeare, Victor Hugo... Với vốn sống và kiến thức sâu rộng về văn hóa, cổ vật như vậy, anh còn nhiều nội lực để sáng tác về sau".

PGS. TS. Hoàng Kim Ngọc - Phó chủ nhiệm Khoa Viết văn - Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng Cây đèn gia bảo đã đưa ra những thông điệp quý. "Quý vật tầm quý nhân, cái đẹp cần được tôn vinh, người tài cần phải được đặt đúng vị trí để phát huy năng lực. Về phương diện nghệ thuật, truyện được viết theo thủ pháp đồng hiện, đan cài yếu tố tâm linh, huyền ảo tạo nên sức hấp dẫn mới mẻ".

Tác giả Phạm Xuân Hiếu sinh năm 1948, là người yêu thích và sưu tầm nhiều đồ cổ, tranh của các họa sĩ học trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông sáng tác nhiều truyện ngắn, đăng trên các tạp chí văn chương trong nước. Năm 2010, Phạm Xuân Hiếu từng xuất bản tập truyện ngắn Người đàn bà và chiếc chén bạc.

Nguồn: An Hạ - Vnexpress

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.