TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
LÊ VĂN LÂN
Thành phố Huế - Ảnh: internet
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là điều cả tỉnh đang quyết tâm phấn đấu. Đất rộng người thưa, thành phố lớn có nhiều thuận lợi để xây dựng một đô thị mở, một thành phố sinh thái, một thành phố văn hóa, một thiên đường nghỉ dưỡng của đất nước. Có thể nói những “mĩ từ” của một đô thị hiện đại Huế đều có điều kiện thực hiện. Vấn đề đặt ra là thành phố lớn phát triển như thế nào trong điều kiện nguồn lực có hạn, phát triển như thế nào để không “nóng”, đô thị càng phát triển, chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Huế phải luôn luôn mới, ngày càng thu hút và hấp dẫn du khách, mới là điều đáng nói. Đây là những vấn đề cần được nhìn nhận một cách khách quan và khoa học, phải được đặt lên bàn các nhà lãnh đạo, phải huy động trí tuệ của các nhà khoa học, các nhân sĩ trí thức, các nhà văn hóa và người dân vào cuộc. Nói chung, đô thị không thể phát triển theo kiểu cũ mà phải bằng một tầm nhìn mới.
Từ thành phố cũ…
Manh nha thành phố lớn khởi đầu từ thành phố cũ. Thành phố cũ là thành phố hiện nay với một quỹ kiến trúc vô giá, từ kiến trúc cung điện đền đài lăng tẩm, những phố cổ, chùa chiền - nhà thờ… tất cả hòa quyện cùng sông Hương, núi Ngự, đồi Vọng Cảnh, Thiên An theo một tỉ lệ vàng mà nhiều chuyên gia đánh giá. Mọi người ngày càng nhận ra rằng thành phố lớn hấp dẫn trước hết là ổn định đô thị cổ này. Đây cũng chính là điều gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua trong phát triển đô thị ở Huế. Người ta lo ngại không gian đô thị cũ bị phá vỡ, nhiều giá trị của đô thị cũ sẽ ngày càng mai một bởi sự phát triển tự phát.
Tất nhiên, để ổn định đô thị cũ không phải là điều dễ dàng, phải giải quyết hàng loạt các vấn đề do hậu quả của chiến tranh cũng như của phát triển đô thị mang lại. Trước hết và hàng đầu đối với đô thị cũ là vấn đề thoát nước và xử lý nước thải. Một thành phố vàng nhưng mới mưa đã lụt là điều không thể chấp nhận được, thành phố trở nên nhếch nhác làm phai mờ hình ảnh Huế trong con mắt của du khách. Trong lúc đó, Huế có điều kiện trong xử lý thoát nước bởi sông ngòi chằng chịt, triều cường không ảnh hưởng… Chỉ cần một vài trục thoát nước lớn và khơi thông các dòng sông là có thể giải quyết tình hình này. Thực tế cho thấy thời gian qua tỉnh và thành phố đang trông chờ những dự án lớn, tất nhiên nhưng dự án lớn là cần thiết nhưng những gì trong tầm tay là phải tính toán, hình ảnh những lô cốt ở thành phố Hồ Chí Minh là bài học đắt giá nếu chúng ta không muốn đi vào bánh xe cũ (xử lý rất phức tạp và tốn kém). Có thể nói thoát nước là vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với đô thị cũ sau đó mới tính đến việc xử lý nước thải. Chậm chân ngày nào trả giá càng lớn chừng đó.
Vấn đề còn lại là phải giãn dân, giãn dân bảo đảm cho sự ổn định của đô thị cũ. Để giãn dân được đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, có định hướng rõ ràng trong phát triển kinh tế xã hội, có những chính sách cụ thể. Ngay ở 4 phường Nội thành việc giãn dân đã được đặt ra từ lâu, các cơ sở sản xuất được di dời, dân cư ở các khu di tích được giải tỏa, diện tích đất ở được quy định nghiêm ngặt, nhà ở không quá 2 tầng… nhưng thực tế dân cư ở đây không giảm mà còn gia tăng. Giãn dân làm sao được khi ở đây nhà vườn biến thành nhà ống, nhà phố, trở thành những phố đồ bành, phố xe bãi nhếch nhác… Trong một phạm vi hẹp như vậy mà đã có đến 3 trường cấp 3, 3 cơ sở đại học. Khu vực Thành nội lẽ ra nên mở rộng các phố đi bộ thì chiều hướng diễn ra ngược lại, ngay cả việc cấm xe có trọng tải lớn hoạt động cũng không giải quyết nổi.
Đô thị trung tâm
Thấy rõ tầm quan trọng và giá trị to lớn từ ổn định đô thị cổ, Kết luận 48 của Bộ Chính trị nhấn mạnh đến diện mạo của đô thị trung tâm. Đô thị trung tâm được đặt ra trong tầm nhìn mới, thông thoáng hơn gồm Huế - Bình Điền - Tứ Hạ - Thuận An - Phú Bài. Xác định này sẽ giải tỏa nhiều áp lực lên đô thị cổ, tạo nên sự chuyển dịch đô thị theo chiều hướng hình thành các cực phát triển ở đô thị trung tâm mà mỗi cực là những trung tâm đô thị mới. Những trung tâm đô thị mới sẽ là những đô thị mở về du lịch, dịch vụ, đại học, tài chính… Những trung tâm đô thị mới có thể ban đầu còn manh mún, nhưng là manh mún trong một trật tự, những người đi sau còn tiếp tục phát triển theo nhu cầu của thời đại mình tạo nên một sự hoàn chỉnh. Lý lẽ này càng lúc càng rõ ràng nhưng chưa được những nhà hoạch định bàn thảo một cách nghiêm túc, khoa học.
Đô thị trung tâm sẽ phát triển như thế nào? Có lẽ đây là vấn đề chưa được thảo luận rạch ròi và ngày càng bối rối trước đòi hỏi của tình hình và trong chừng mực nào là sự nôn nóng. Đối với đô thị cũ ưu tiên là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, là giãn dân. Những trung tâm đô thị mới là phải hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng ở đây không chỉ mở đường mà cả hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, ngầm hóa hệ thống đường điện, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống cấp nước sạch, cấp hơi đốt… Tất nhiên với nguồn lực như hiện nay, không thể tiến hành ngay một lúc mà phải có lộ trình, có bước đi phù hợp để những bước đi sau không phá vỡ cái đi trước và bó tay trước việc đền bù giải tỏa.
Việc phát triển đô thị hiện nay trên cả nước vẫn là mở đường, chia lô, vẫn theo phương châm “đổi đất lấy hạ tầng”. Đường phố vừa làm xong đã trở nên chật chội, đường phố bị rào kín bởi nhà phân lô hai bên. Mật độ dân số không cao nhưng ở đâu cũng thiếu sự thông thoáng, vẫn bế tắc trong tình trạng mới mưa đã ngập. Nhìn chung đô thị nào cũng na ná như nhau, cũng trong xu thế phát triển “nóng”. Đối với Huế có lẽ phương châm này lại càng không phù hợp. Có người cho rằng đối với đô thị trung tâm việc phát triển đô thị nên theo hướng chuyển dịch đô thị nên theo các cực, với phương châm đổi “cơ quan lấy cơ quan” để hình thành những trung tâm đô thị mới. (Phương châm này lâu nay cũng đã làm nhưng chỉ luẩn quẩn chung quanh đô thị cũ thiếu sự định hướng rõ rệt). Tất nhiên trong điều kiện nguồn lực có hạn thì tốc độ phát triển có thể bị chậm lại, nhưng chậm mà vững chắc, bảo đảm tính bền vững. Bộ mặt đô thị sẽ ngổn ngang, nhưng ngổn ngang theo xu hướng đi dần vào trật tự, ngổn ngang của một đô thị văn hóa, sinh thái trong tương lai.
Vấn đề hàng đầu hiện nay đối với đô thị trung tâm là công tác quy hoạch. Quy hoạch đô thị trung tâm không phải là một bài toán cộng gồm quy hoạch thành phố cộng với quy hoạch Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Bài toán cộng như vậy dễ dẫn tới rối loạn quy hoạch, không thể mạnh ai nấy làm thiếu sự kết nối và đồng bộ. Đô thị trung tâm là một đô thị đa cực, ví dụ ở phía đông thành phố từ khu nước nóng Mỹ An đến thị trấn Thuận An có thể hình thành một trung tâm đô thị dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, trung tâm hội nghị quốc tế, trung tâm mua sắm. Phía Nam Huế là trung tâm đại học, khu công nghiệp phần mềm, các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo công nghệ kỹ thuật cao… Dành một quỹ đất thích đáng cho giao thông, hệ thống giao thông tĩnh cũng như không gian dự trù cho phát triển sau này, trước mắt xây dựng các công viên trồng cỏ, về tương lai đây là những mảnh đất vàng, nếu không là một sự nhếch nhác. Tất nhiên một quy hoạch tốt là một quy hoạch được người dân đồng thuận hưởng ứng, người dân tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch cũng như đóng góp công sức của mình thực hiện quy hoạch. Đời sống kinh tế người dân tăng lên nhờ chính sách thu hồi đất, mặt khác quy hoạch cũng bảo đảm cho người dân có đời sống khá hơn khi tham gia thực hiện quy hoạch, có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc làm, phát triển sản xuất dịch vụ.
Vùng ven đô
Xác định đô thị trung tâm cũng chính là xác định vùng ven đô. Vùng ven đô là nơi vừa có các đặc trưng của nông nghiệp nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị. Ven đô là nơi cung cấp thường xuyên lâu dài lương thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu và lao động cho đô thị, và ngược lại đô thị tạo ra thị trường tiêu thụ, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho người dân từ nông thôn đến thành thị, hạn chế sự di động nhân lực từ nông thôn và nội thị.
Ngày mới giải phóng, khi nói đến vùng ven đô người ta thường nghĩ đến vành đai xanh thành phố. Điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhưng tiếc rằng chúng ta chưa suy nghĩ nhiều về nó. Vùng ven đô phải là nơi cung cấp rau sạch, gạo ngon, hoa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho đô thị trung tâm. Nói chung là đặc sản về thực phẩm sạch cho Huế. Về chợ đầu mối và các chợ trong thành phố hàm lượng nông sản và đặc sản sạch của Huế còn rất khiêm tốn trong khi nhu cầu thì rất lớn. Vừa qua chúng ta đã triển khai nơi này trồng hoa, nơi kia trồng rau sạch, nơi nọ nuôi thú rừng… nhưng nhìn chung còn đang tản mát và tự phát, còn mang tính tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng hóa. Mặt khác, vùng ven đô cũng là nơi phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cho thấy, nếu nghiên cứu kỹ và tổ chức tốt việc phát triển kinh tế xã hội vùng ven đô, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực sẽ làm cho hoạt động kinh tế ở đây trở nên sôi động và trong chừng mực nào đó là một điểm đến hấp dẫn của du khách.
L.V.L
(SH300/02-14)
Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.
Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.
Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.
Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.
Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…
Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.
Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.
Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.
Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.
0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.
“Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.
Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.
TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.
Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.
Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.
Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.