NGUYỄN HOÀNG THỌ
Ảnh: internet
Thăm thẳm bể dâu
Giữa lặng im hơi thở
sự mê mệt của thời gian
bóc ra những ám ảnh tuyệt vọng
tôi mở cánh cửa ngôi nhà không có bóng người
giữa những ngày dịch cúm
mạng nhện giăng nỗi trống vắng khó lường
bao lớp bụi vô thường chồng lên nhau
những cơn đau đè nặng mỗi cơn đau
không có sự phi lý nào khủng khiếp hơn
nỗi mất còn truyền kiếp
không có sự tan rữa nào khốc liệt hơn
cái nhìn thất thanh đôi mắt lụi tàn
Ngôi nhà rộng thênh thang
nhưng không có chỗ đứng
những tiếng khóc hóa thạch
từng sợi tóc ký ức dựng lên hồn thiêng bất động
từng giọt nước mắt âm u mùa đông
những bức tượng vô hình biến tướng
khóc cười huyền hoặc bi thương
những thanh âm phù du phủ sóng luân hồi
những bình tro cốt cháy lên nỗi u hờn trầm mặc
trái đất rùng mình
trôi
lặng thinh
ngôi nhà đứt vách
Tôi quay về phía mặt trời
những tảng băng vỡ ra nhiều hình thù quái lạ
khí độc tan chảy
những khu rừng bốc cháy
lửa ngàn năm đốt đỏ muôn loài...
chim hấp hối kêu thất thanh vô cùng vũ trụ
đôi cánh bàng hoàng trói kiếp mấy tầng cao
Dưới mặt đất
miệng đời...
máu chảy...
tiếng kêu la
cây cỏ ngậm ngùi
dâm dật, ác tham mài răng trong bóng tối
cõi bể dâu thăm thẳm đến bao giờ!?
Bước ra khỏi ngôi nhà hoang ảo
con đường mòn sinh khởi vô minh
tai nghe rõ khắp hành tinh giông bão
triệu triệu năm dội xuống bước chân mình.
(TCSH45SDB/06-2022)
Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn
Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn
VĂN LỢIĐồng Hới trong anh
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế
TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh
THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi
NGỌC TUYẾTSói
Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân
NGUYỄN KHẮC PHỤC Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu
LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.
XUÂN HOÀNGĐồng hới
Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà
PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.