ĐINH HẠ
Với Huế
Người đông mà mình vẫn lẻ
Phố vui sao cứ thấy buồn
Trót lòng đa mang với Huế
Vơi đầy một nét sông Hương
Chiều nay mưa nhòa Đại Nội
Ngồi nghe mắt tượng ngậm ngùi
Cổ nhân nơi miền sương khói
Hội vui có nhớ về chơi…?
Điện sáng bừng đêm thành phố
Thương chênh chao mảnh trăng gầy
Ước chi có bàn tay nhỏ
Dắt mình qua những cuộc say
Người đông mà mình vẫn lẻ
Chia xa hỏi phố có buồn?
Phải vì nặng lòng với Huế
Gặp màu áo tím là thương!
TRẦN NAM PHONG
Mưa cố hương
Đêm qua biển có giật mình
Mưa ngàn năm trước nguyên trinh trở về
Sông dài dằng dặc bến mê
Cánh đồng vẫn nhắc lời thề cỏ may
Mái nhà bịn rịn khói bay
Biết ai còn nhớ mắt cay mỗi chiều
Phập phồng là trái tim yêu
Sau tà áo mỏng bao điều tâm tư
Nghìn năm gửi một cánh thư
Mây bay muôn nẻo, thực hư kiếp người
Cúi đầu cảm tạ đất trời
Vô biên ngọn gió luân hồi vào thơ
Một đời tiếng mẹ ầu ơ
Con chưa đi hết dại khờ vành nôi
Con còn nợ hạt mồ hôi
Nợ xanh mái tóc, nợ đời vá may
Con còn nợ gió cầm tay
Nợ bông hoa hạnh từ ngày xa nhau
Tiếng cười như nắng tan lâu
Tháng năm còn một nhiệm mầu
chưa trao
Trong mơ thức trắng chiêm bao
Đêm qua gặp trận mưa rào cố hương
TỊNH BÌNH
Tiếng gà trưa
Vầng trăng cổ tích
Hương thị rơi đẫm ướt bị bà
Giấc mơ bà Tiên ông Bụt
Phe phẩy quạt mo cau
Tay mẹ
Tay bà
Đưa con vào thế giới nguyên xanh
Hạt thóc vàng phơi dưới nắng thu
Mẹ dụm dành cho ngày con khôn lớn
Những ước mơ như cánh diều khát gió
Chân trời xa
Đau đáu vọng tìm...
Con trở lại cánh đồng trưa rát bỏng
Dầm mình trong mùi quê rơm rạ
Dấu chân trâu loang lổ miền ký ức
Vẫn dáng mẹ gánh ngày lam lũ
Quạt mo cau thôi kể chuyện thần tiên
Treo lên trời cũ vầng trăng
Những cổ tích chẳng bao giờ có thật
Thôi đành cất vần thơ mơ mộng
Lối cũ ta về
Tiếng gà gáy trưa sông...
(TCSH54SDB/09-2024)
THÁI KIM LAN
(Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Phương Lan một năm sau khi mất (1951-2016), viết tặng gia đình Trần Đình Lập)
Phan Lệ Dung - Nguyễn Hới Thọ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Thị Hải - Trần Xuân An - Huy Uyên - Trần Quốc Toàn - Lê Văn Lâm - Lan Anh - Võ Ngột
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).