Tăng sức hấp dẫn cho thư viện

09:29 28/08/2020

Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

Thư viện Trường THCS - THPT Hoa Sen quận 9, TP Hồ Chí Minh

Để xây dựng phong trào đọc sách, nâng cao vai trò của các thư viện, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã phối hợp các đơn vị triển khai một cuộc thi thú vị về chủ đề này. 

Hơn nửa năm trước, tại Trường THPT Marie Curie quận 3, TP Hồ Chí Minh, hội thi Thư viện năng động - sáng tạo với thông điệp “Trao tri thức - tạo tương lai” đã được phát động. Hội thi có nội dung là thiết kế, chỉnh trang, trang trí lại thư viện hiện hữu và không gian bên trong thư viện để “kéo” HS đến thư viện nhiều hơn. Ngay khi cuộc thi phát động, 115 trường thuộc các cấp học đã lập tức đăng ký dự thi. 

Tại hội thi này, cuộc thi có các yêu cầu bắt buộc đối với các trường dự thi là: các trường phải chụp ảnh hoặc ghi hình không gian thư viện trước và sau khi chỉnh trang để chấm thi; quá trình chỉnh trang, các trường ưu tiên công năng sử dụng; sắp xếp, bố trí không gian phù hợp thuận tiện cho HS tương tác; tăng cường mảng xanh, sử dụng vật liệu thân thiện, tái chế các vật liệu đã qua sử dụng… Để lại ấn tượng trong cuộc thi lần này có thể kể đến thư viện của Trường THPT Trần Văn Giàu (quận Bình Thạnh). Ngay từ khi nhận triển khai, thầy cô nhà trường đã chủ động mời gọi HS trong trường đóng góp ý tưởng, thiết kế. Sau một thời gian miệt mài, thư viện trường giờ đã đạt nhiều tiêu chí phù hợp với giới trẻ như: thoáng mát, sắp xếp khoa học, nhất là trang trí các vật dụng rất “teen”. Đây chính là nguyên nhân khiến HS ghé thư viện của trường ngày một đông hơn. Đây cũng là đơn vị đạt giải nhất tại hội thi lần này. Em Thảo Vân, học sinh lớp 11A5 của trường chia sẻ: Bản thân em và các bạn rất vui khi được góp sức vào công việc trang trí, làm mới lại thư viện của trường. Khi thư viện mang một không khí mới, em hy vọng các bạn sẽ chú trọng hơn việc đọc sách để nâng cao kiến thức nhiều hơn. 

Tương tự, tại Trường THCS - THPT Hoa Sen (quận 9), thư viện của trường trước đây chỉ là một phòng đọc nhỏ, bài trí không khoa học nên rất ít HS tới. Qua hơn hai tuần chỉnh trang, thư viện của trường đã hoàn toàn khác. Đồng hành cùng chương trình này, bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Yeah1 chia sẻ: Chúng tôi mong sẽ cùng thầy cô và các em học sinh tạo ra một sức sống mới cho thư viện, để nơi đó là địa điểm, không gian sáng tạo và sinh hoạt thường xuyên của các em. Qua đó, hình thành cho các em sự chủ động trong tiếp cận nguồn tri thức vô tận từ sách. 

Cục trưởng Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Tạo cho rằng: Hội thi đã mang đến cho thầy cô, HS cái nhìn khác về vai trò của thư viện trong quá trình tích lũy kiến thức của các em. Mong các đơn vị, nhất là nhà trường, HS nỗ lực phát huy và phát triển được văn hóa đọc trong HS.


Theo Đinh Thái - Thời Nay/ND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.

  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.