Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.
Thư viện Trường THCS - THPT Hoa Sen quận 9, TP Hồ Chí Minh
Để xây dựng phong trào đọc sách, nâng cao vai trò của các thư viện, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã phối hợp các đơn vị triển khai một cuộc thi thú vị về chủ đề này.
Hơn nửa năm trước, tại Trường THPT Marie Curie quận 3, TP Hồ Chí Minh, hội thi Thư viện năng động - sáng tạo với thông điệp “Trao tri thức - tạo tương lai” đã được phát động. Hội thi có nội dung là thiết kế, chỉnh trang, trang trí lại thư viện hiện hữu và không gian bên trong thư viện để “kéo” HS đến thư viện nhiều hơn. Ngay khi cuộc thi phát động, 115 trường thuộc các cấp học đã lập tức đăng ký dự thi.
Tại hội thi này, cuộc thi có các yêu cầu bắt buộc đối với các trường dự thi là: các trường phải chụp ảnh hoặc ghi hình không gian thư viện trước và sau khi chỉnh trang để chấm thi; quá trình chỉnh trang, các trường ưu tiên công năng sử dụng; sắp xếp, bố trí không gian phù hợp thuận tiện cho HS tương tác; tăng cường mảng xanh, sử dụng vật liệu thân thiện, tái chế các vật liệu đã qua sử dụng… Để lại ấn tượng trong cuộc thi lần này có thể kể đến thư viện của Trường THPT Trần Văn Giàu (quận Bình Thạnh). Ngay từ khi nhận triển khai, thầy cô nhà trường đã chủ động mời gọi HS trong trường đóng góp ý tưởng, thiết kế. Sau một thời gian miệt mài, thư viện trường giờ đã đạt nhiều tiêu chí phù hợp với giới trẻ như: thoáng mát, sắp xếp khoa học, nhất là trang trí các vật dụng rất “teen”. Đây chính là nguyên nhân khiến HS ghé thư viện của trường ngày một đông hơn. Đây cũng là đơn vị đạt giải nhất tại hội thi lần này. Em Thảo Vân, học sinh lớp 11A5 của trường chia sẻ: Bản thân em và các bạn rất vui khi được góp sức vào công việc trang trí, làm mới lại thư viện của trường. Khi thư viện mang một không khí mới, em hy vọng các bạn sẽ chú trọng hơn việc đọc sách để nâng cao kiến thức nhiều hơn.
Tương tự, tại Trường THCS - THPT Hoa Sen (quận 9), thư viện của trường trước đây chỉ là một phòng đọc nhỏ, bài trí không khoa học nên rất ít HS tới. Qua hơn hai tuần chỉnh trang, thư viện của trường đã hoàn toàn khác. Đồng hành cùng chương trình này, bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Yeah1 chia sẻ: Chúng tôi mong sẽ cùng thầy cô và các em học sinh tạo ra một sức sống mới cho thư viện, để nơi đó là địa điểm, không gian sáng tạo và sinh hoạt thường xuyên của các em. Qua đó, hình thành cho các em sự chủ động trong tiếp cận nguồn tri thức vô tận từ sách.
Cục trưởng Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Tạo cho rằng: Hội thi đã mang đến cho thầy cô, HS cái nhìn khác về vai trò của thư viện trong quá trình tích lũy kiến thức của các em. Mong các đơn vị, nhất là nhà trường, HS nỗ lực phát huy và phát triển được văn hóa đọc trong HS.
Theo Đinh Thái - Thời Nay/ND
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.
Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.
Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.