Tản mạn đôi dòng kỷ niệm

14:55 02/06/2023

NGUYỄN QUANG HÀ

Trong đại hội văn nghệ thành phố Đà Nẵng, nhà thơ Huy Cận, phó chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu rằng: “Ở các tỉnh có hai ban tuyên huấn.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà - Ảnh: tư liệu

Ban tuyên huấn 1 là ban tuyên huấn của tỉnh ủy, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về phương diện văn bản học. Ban tuyên huấn thứ 2 là Hội Văn học Nghệ thuật mã hóa chủ trương đường lối ấy thành các tác phẩm nghệ thuật đi thẳng vào lòng người. Vì vậy, văn học nghệ thuật cần được Đảng bộ các thành phố, các tỉnh coi trọng”. Cả hội trường bật dậy tiếng vỗ tay dài biểu hiện sự đồng tình nhiệt liệt.

Vậy mà ở một tỉnh bạn, chủ tịch Hội Văn nghệ lên gặp phó chủ tịch tỉnh bàn việc xin kinh phí. Phó chủ tịch tỉnh trả lời: Các đơn vị kinh doanh người ta còn làm được ra tiền, xin kinh phí đã đành. Văn học nghệ thuật có làm được ra đồng nào đâu mà cũng đòi đầu tư.

Chủ tịch văn nghệ buồn quá! Ông ra quán rượu ngồi uống thật say rồi ôm mặt khóc.

Thế đấy! Sao ông chủ tịch văn nghệ không hỏi lại ông phó chủ tịch tỉnh rằng: Nhật ký trong tù của Bác Hồ, Tiến quân ca của Văn Cao, Giải phóng miền Nam của Nguyễn Đình Thi, Thơ của Tố Hữu... có sức mạnh bằng cả mấy sư đoàn, thì hỏi có tiền lãi nào dám so sánh!

Tuy nhiên, Văn nghệ ở nhiều tỉnh cũng rất được ưu ái. Thanh Hóa mỗi năm đầu tư 50 triệu cho việc in ấn xuất bản tác phẩm của văn nghệ sĩ. Hà Tĩnh mỗi năm 50 triệu với lý do: “Họ cũng làm công tác giáo dục đấy chứ!” Hải Phòng năm nào cũng tổ chức trại sáng tác cho 70 văn nghệ sĩ. Nghệ sĩ nào đạt danh hiệu “nghệ sĩ ưu tú” đều được ưu tiên cấp nhà. Quảng Ninh chính sách rộng rãi hơn, các nhà văn trung ương đều được tỉnh lo toan nhà đất đàng hoàng.

Còn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì khỏi nói. Hội Văn học Nghệ thuật được cấp 2 khoản rõ ràng: Kinh phí hành chính và kinh phí hoạt động. Các anh không nói con số cụ thể vì: “Nói ra, các hội bạn ngỡ ngàng, không tiện!”.

Huế cũng là một trung tâm văn hóa đấy chứ. Nghe mà thèm. Đành tự an ủi mình: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Hôm đi giao ban báo chí đầu tháng, tôi gặp ông Vương ở chỗ để xe. Ông Vương vui vẻ bắt tay tôi và chào:

- Chào thằng ngụ cư.

Vâng. Tôi dân Hà Bắc đến cư trú ở Huế mà. Ngụ cư cũng đúng thôi. Cái cách nói móc như thế không biết gọi tên thế nào cho đúng. Đến như anh Hồng Nhu, được bầu làm Tổng biên tập Sông Hương, anh thuộc loại Huế “rin” chứ đâu phải thường, tuy nhiên sau kháng chiến chống Pháp, anh ra Bắc tập kết về làm ở Hội Văn nghệ Nghệ An, vì vậy khi anh nhậm chức, dư luận tung ra nói rằng: “Hồng Nhu làm tổng biên tập thì đổi tên Tạp chí Sông Hương thành Tạp chí Sông Lam cho rồi!”

Ngẫm lại chuyện ấy mà buồn cho nhân tình thế thái. Nấp sau sự đùa để móc nhau chẳng hay ho gì. Thôi thì đành nói toạc ra cho rồi. Tôi bảo ông Vương:

- Chỉ có người Lâm Ấp gốc mới đáng gọi là người chính quán đất này. Còn chúng ta, chỉ là kẻ đến trước, người đến sau thôi ông Vương ạ. Giá mà ông rảnh rỗi, mời ông lên nghĩa trang thành phố Huế, ông sẽ thấy các mộ chí đề tên liệt sĩ với quê quán của họ thuộc khắp các tỉnh trong nước này. Ông hãy nói với họ: “Ê, bọn ngụ cư!” xem họ sẽ nói với ông thế nào.

Ngồi ở Hội Văn Nghệ và Sông Hương hôm nay mà thấy thèm hôm qua. Ngày ấy đội ngũ gắn bó với Sông Hương thật là hùng tráng. Phải nói là rất mạnh. Tôi ngồi thử bấm ngón tay. Một loạt các anh các chị đã ra đi :

Trịnh Xuân An, Thanh Hải, Lê Xuân Việt đã từ giã chúng ta đến cõi vĩnh hằng.

Lê Văn Hảo, Đinh Cường đi Pháp và Mỹ.

Lương An, Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng, Trịnh Công Sơn, Ngụy Ngữ đi Sài Gòn lập nghiệp.

Trần Hoàn, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Nguyên Vấn, Lê Thị Mây, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập ra Hà Nội làm quan chức.

Lê Văn Ngăn đi Quy Nhơn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường ra Quảng Trị làm hội trưởng.

Hồng Nhu thì về hưu.

Tô Nhuận Vỹ sang sở ngoại vụ tỉnh làm quan to...

Tính sơ sơ đã hơn hai chục cây đại thụ làm vẻ vang một thời cho Hội và Sông Hương đã ra đi.

Giá lực lượng ấy đang ở Huế, hẳn lực lượng ấy làm cho Huế hùng mạnh lắm.

Tiếc thay!

Người ta bảo : “Huế là bệ phóng nhân tài!” Đúng 1 phần trăm thôi. Còn 99 phần trăm là oan. Nhưng biết vậy mà cứ tiếc. Các anh đã ra đi có bao giờ nhớ Huế không. Còn Huế nhớ các anh lắm.


(TCSH112/06-1998)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà thơ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
    Sinh ngày 15 - 4 - 1943 tại Thuỷ An, Thừa Thiên Huế.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 6-1983 đến tháng 4-1986.
    Hiện là uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.

  • Nhà văn TÔ NHUẬN VỸ
    Sinh ngày 25 - 8 - 1941 tại Mai Vĩnh, Vinh Xuân, Phú Vang, TT.
    Huế.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 5 - 1986 đến tháng 8 - 1989.

  • Nhà văn NGUYỄN KHẮC PHÊ
    Sinh ngày 26 - 4 - 1939 tại Huế (Quê Hương Sơn, Hà Tĩnh).
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 2-1991 đến tháng 5-1991. Trước đó, từ 1983 đến 1990, liên tục giữ cương vị Phó Tổng Biên tập.

  • Nhà thơ NGUYỄN KHẮC THẠCH
    Sinh ngày 12 - 4 - 1948 tại Làng Diệu, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 11 - 2000 đến tháng 5-2008.

  • Nhà văn HỒNG NHU
    Sinh ngày 1 - 12 - 1934 tại Mỹ Lợi, Vinh Mỹ, Phú Lộc, TT.Huế.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương chính thức từ tháng 1 - 1992 đến tháng 7 - 1997. Trước đó, với cương vị lãnh đạo của cơ quan chủ quản được trên chỉ định phụ trách Sông Hương cả năm 1990.

  • Nhà văn NGUYỄN QUANG HÀ
    Sinh ngày 15 - 1 - 1941 tại Quang Biểu, Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 8 - 1997 đến tháng 10 - 2000.


  • ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

    (Nhà thơ, Giám đốc Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt)


  • TRẦN ĐÔN

    (Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam)


  • NGUYỄN UYỂN

    (Nhà văn - Trưởng ban công tác Hội - Hội Nhà báo Việt Nam)


  • NGUYỄN CẢNH TUẤN

    (Nguyên UV.BCH Hội VHNT Vĩnh Phú)


  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    (Nhà văn, nguyên Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam)


  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

  • NGUYỄN TRÙNG DƯƠNG

    Tôi cũng thuộc những người đọc Sông Hương bắt đầu từ trang cuối và giở ngược lên phía trước, như lối đọc sách chữ Hán. Hẳn nhiều độc giả có cùng ý thích như tôi khi đón trên tay những số Sông Hương còn thơm mùi mực, ẩn chứa biết bao điều lạ trong công việc kỳ thú: tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Huế.

  • NGÔ MINH

    Tôi xin dừng lại cái từ mọi người đã quen dùng "những người viết trẻ" để chỉ các bạn văn mới cầm bút. Có nghĩa là nó chỉ đơn thuần là thời gian số học, còn chuyện văn chương hay dở hẳn tùy theo từng người, không ai dám so. Không phải "viết lâu thì lên lão làng"!

  • Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên chúng tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ, thực chất là các buổi trò chuyện cùng một số bạn đọc mà chúng tôi có dịp gặp gỡ được. Thành thật, chúng tôi không đi tìm kiếm những lời khen, mà chỉ mong muốn đón nhận những chỉ bảo chân tình, xây dựng. TCSH xin được bày tỏ lòng cảm ơn đối với các anh, chị đã gửi ý kiến của mình tới tòa soạn; và hy vọng rằng sự quan tâm đáng quý này của độc giả dành cho TCSH chúng tôi không chỉ trong dịp này mà thôi.
                        TCSH

  • NHỚ LẠI "THUỞ BAN ĐẦU"
    "Cái thuở ban đầu..." vẫn thường lưu lại trong ký ức người ta những dấu ấn sâu đậm khác thường. "Thuở ban đầu" của Sông Hương đối với tôi còn gắn với một kỷ niệm riêng nho nhỏ mà khó quên. Những ngày trung tuần tháng 6 năm 1983...