Cảm nhận gửi Sông Hương

10:16 08/06/2023


TRẦN ĐÔN

(Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam)

Ảnh: tư liệu

Tôi được đọc Sông Hương từ số 3 (46) tháng 4 năm 1991. Bài đầu tiên khiến tôi mê Sông Hương là bài bút ký “Sử thi buồn” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thực tình, từ đó mỗi tháng đến kỳ tôi đều tìm đọc Sông Hương. Có gì cuốn hút tôi đến như vậy?

Đó chính là đặc trưng văn hoá Huế rất sâu đậm, lắng và nổi nơi tạp chí này. Cái niềm yêu sâu xa nảy sinh từ thuở thanh niên mới bước vào đời tôi đã cảm nhận qua bài hát “Trên sông Hương” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, gặp dịp tái hiện, khởi sắc - nhất là những dịp công tác qua Huế, bâng khuâng và cảm hoài lưu luyến với dòng xanh thực thể Hương Giang - và dịp tình cờ được cầm Sông Hương trên tay, đọc, suy ngẫm và đặt Sông Hương lên giá sách.

Nói về các trang thơ của Sông Hương là nói đến sự trẻ trung, bút lực khoẻ khoắn, chất chứa sự tìm tòi cái mới của thơ Việt trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ mới, dự báo một tiềm lực thơ trẻ dồi dào. Sức trẻ của thơ Sông Hương tôi cảm nhận từ thi pháp của các tác giả, trong đó các tác giả trẻ đang vươn tới, gắng thể hiện trong môi trường hiện thực xã hội, trước đòi hỏi bức xúc của nhân dân nơi diễn đàn văn nghệ. Tầm vóc của thơ Sông Hương đã từng điểm mốc qua các cuộc thi, xứng đáng để độc giả thẩm định và trân trọng. Tôi gặp Thanh Thảo, Ngô Minh, Trần Dzạ Lữ, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quyến, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh... chính trên những trang thơ này.

Các trang văn xuôi của Sông Hương làm tôi luôn liên tưởng đến những mạch sống, tâm hồn và ước vọng Huế, đứng ngang tầm với mảng này ở các tạp chí lớn hiện nay ở ta. Truyện ngắn, bút ký thường kỳ rất đều tay. Có những bài tôi cho rằng thật đặc sắc, tiêu biểu cho truyện và ký của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây. Những trang viết đầy tính nhân văn này đã cuốn hút độc giả đến với Sông Hương.

Ở góc lý luận, phê bình, Sông Hương đã tập hợp được nhiều cây bút tên tuổi trong làng văn học và giáo dục của cả 3 miền Bắc Trung Nam. Chính vì thế, Sông Hương từ một tạp chí văn nghệ tỉnh thành đã trở thành diễn đàn của giới học thuật - phê bình cả nước.

Nhưng - riêng với tôi cảm nhận - có một điều thú vị liên tục và bất ngờ nhất là mảng... “triển lãm”. Triển lãm mini này đã dẫn dắt chúng tôi đến với Trương Bé, Bửu Chỉ, Ngô Tâm, Tôn Nữ Tuyết Mai... (hội họa), rồi Trương Vững, Đoàn Dân, Huỳnh Mẫn, Đào Hoa Nữ (ảnh) và Điềm Phùng Thị - người con yêu của Huế (điêu khắc). Mảng gam đa thanh sắc này ngự ở bìa 2. Từ 2 năm nay, Sông Hương đã mời những món ăn đặc sản Huế tặng cho bạn đọc.

Rất cảm ơn Sông Hương vì những ý tưởng mới mẻ, độc đáo thể hiện trong nội dung và hình thức xứng với tầm vóc Huế như vậy. Sông Hương - tạp chí đã vào tuổi hai mươi.

Có những dòng chảy còn lưu dấu ấn trong tâm thức người đời, khi lặng thầm sâu kín, khi rộn rã trào dâng theo bước thăng trầm của cuộc sống tinh thần. Bạn đọc như tôi rất tin ở Sông Hương sẽ có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo tồn văn hoá Huế, một trong những nét đặc sắc nhất của nền văn hoá dân tộc. và hơn nữa, góp tiếng nói tinh tế và truyền cảm của mình vào tiếng nói chung đang sôi nổi trên diễn đàn văn nghệ nước ta.

Hà Nội 9 - 12 - 2002
T.Đ
(TCSH172/06-2003)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà thơ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
    Sinh ngày 15 - 4 - 1943 tại Thuỷ An, Thừa Thiên Huế.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 6-1983 đến tháng 4-1986.
    Hiện là uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.

  • Nhà văn TÔ NHUẬN VỸ
    Sinh ngày 25 - 8 - 1941 tại Mai Vĩnh, Vinh Xuân, Phú Vang, TT.
    Huế.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 5 - 1986 đến tháng 8 - 1989.

  • Nhà văn NGUYỄN KHẮC PHÊ
    Sinh ngày 26 - 4 - 1939 tại Huế (Quê Hương Sơn, Hà Tĩnh).
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 2-1991 đến tháng 5-1991. Trước đó, từ 1983 đến 1990, liên tục giữ cương vị Phó Tổng Biên tập.

  • Nhà thơ NGUYỄN KHẮC THẠCH
    Sinh ngày 12 - 4 - 1948 tại Làng Diệu, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 11 - 2000 đến tháng 5-2008.

  • Nhà văn HỒNG NHU
    Sinh ngày 1 - 12 - 1934 tại Mỹ Lợi, Vinh Mỹ, Phú Lộc, TT.Huế.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương chính thức từ tháng 1 - 1992 đến tháng 7 - 1997. Trước đó, với cương vị lãnh đạo của cơ quan chủ quản được trên chỉ định phụ trách Sông Hương cả năm 1990.

  • Nhà văn NGUYỄN QUANG HÀ
    Sinh ngày 15 - 1 - 1941 tại Quang Biểu, Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    Tổng Biên tập Sông Hương từ tháng 8 - 1997 đến tháng 10 - 2000.


  • ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

    (Nhà thơ, Giám đốc Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt)


  • NGUYỄN UYỂN

    (Nhà văn - Trưởng ban công tác Hội - Hội Nhà báo Việt Nam)


  • NGUYỄN CẢNH TUẤN

    (Nguyên UV.BCH Hội VHNT Vĩnh Phú)


  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    (Nhà văn, nguyên Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam)


  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong đại hội văn nghệ thành phố Đà Nẵng, nhà thơ Huy Cận, phó chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu rằng: “Ở các tỉnh có hai ban tuyên huấn.

  • NGUYỄN TRÙNG DƯƠNG

    Tôi cũng thuộc những người đọc Sông Hương bắt đầu từ trang cuối và giở ngược lên phía trước, như lối đọc sách chữ Hán. Hẳn nhiều độc giả có cùng ý thích như tôi khi đón trên tay những số Sông Hương còn thơm mùi mực, ẩn chứa biết bao điều lạ trong công việc kỳ thú: tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Huế.

  • NGÔ MINH

    Tôi xin dừng lại cái từ mọi người đã quen dùng "những người viết trẻ" để chỉ các bạn văn mới cầm bút. Có nghĩa là nó chỉ đơn thuần là thời gian số học, còn chuyện văn chương hay dở hẳn tùy theo từng người, không ai dám so. Không phải "viết lâu thì lên lão làng"!

  • Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên chúng tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ, thực chất là các buổi trò chuyện cùng một số bạn đọc mà chúng tôi có dịp gặp gỡ được. Thành thật, chúng tôi không đi tìm kiếm những lời khen, mà chỉ mong muốn đón nhận những chỉ bảo chân tình, xây dựng. TCSH xin được bày tỏ lòng cảm ơn đối với các anh, chị đã gửi ý kiến của mình tới tòa soạn; và hy vọng rằng sự quan tâm đáng quý này của độc giả dành cho TCSH chúng tôi không chỉ trong dịp này mà thôi.
                        TCSH

  • NHỚ LẠI "THUỞ BAN ĐẦU"
    "Cái thuở ban đầu..." vẫn thường lưu lại trong ký ức người ta những dấu ấn sâu đậm khác thường. "Thuở ban đầu" của Sông Hương đối với tôi còn gắn với một kỷ niệm riêng nho nhỏ mà khó quên. Những ngày trung tuần tháng 6 năm 1983...