Sự ra đời của đế chế Nguyễn (*)

08:54 06/06/2017

Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

Riabinin lúc đến nghiên cứu tại Huế (1984) (từ trái sang phải: cố họa sĩ Bửu Chỉ, cố nhà thơ Phan Văn Dật, Riabinin và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân)

Chương mở đầu phân tích những cuộc đấu tranh của phong kiến ở Nam bộ (Gia Định) chống lại nhà nước Tây Sơn, một Nhà nước hình thành nhờ tư tưởng phong kiến hóa từ một nhóm người lãnh đạo phong trào nông dân. Giai đoạn cuối cùng, khi những căn cứ khởi nghĩa ở phủ Quy Nhơn tách biệt với chính quyền thối nát ở Huế và trở thành trung tâm kháng chiến chống lại bọn hào phú ở Gia Định, khi từ phong trào xuất hiện những thủ lĩnh đầy tài năng đứng đầu quần chúng có vũ trang, lúc này người ta thấy sự hồi sinh những tính cách nông dân trong phong trào cùng những đối đầu giữa các phe phái đạt được một phương hướng giai cấp rõ nét.

Cần hiểu ràng những người Tây Sơn không phải thất bại xét về mặt quân sự, một khi đứng trước những đội quân của hào phú (thực sự Tây Sơn ít giành được thắng lợi về mặt này) họ đã thất bại trước một mẫu hình kinh tế tiến bộ hơn, trên cơ sở này tồn tại một nền kinh tế phong kiến và tư nhân mang nặng tính thương mại trên những hình thức của một nền sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình chống lại lực lượng Tây Sơn đã thành hình hai lực lượng kìm chống nhau. Những người ý thức được những nhu cầu của những tầng lớp xã hội tiên phong được gọi, theo qui ước, những người theo pháihiện thực”, những đại diện cho xu hướng quay lại những khuôn mẫu truyền thống xưa cũ về cấu trúc xã hội kinh tế, được gọi những người theo phái “truyền thống". Tranh chấp giữa hai phe phái này trước vấn đề ai sẽ ảnh hưởng đến nền chính trị trong nước đã là biểu hiện cho sự đối nghịch giữa hai bộ phận trong giai cấp phong kiến: hào phú và viên chức phong kiến.

Lực lượng có vũ trang của hào phú ở Nam bộ được nhiều cư dân thành thị, chủ yếu là tư thương, giúp đỡ, giành được chính quyền năm 1802. Họ đã xây dựng một chính quyền mới trên những nguyên tắc thực hiện một chính sách về xã hội đặc thù cho từng thành phần trong đế chế, cùng việc thống nhất vào thời kỳ sau những khuôn mẫu phát triển ở Nam bộ - Đàng Trong trong thế kỷ XVIII.

Bốn chương tiếp phân tích theo từng chương sự phát triển của xã hội, kinh tế và nghiên cứu chi tiết sự phát triển xã hội - chính trị của xã hội Việt Nam theo từng vùng trong cả nước Bắc Bộ - Nghệ An - Thanh Hóa, những tỉnh cũ của xứ Đàng Trong, Nam Bộ - (Gia Định) theo từng giai đoạn chuyển tiếp: 1802 - 1806, 1806 - 1812, 1812 -1817, 1817-1819.

Chương 2 nghiên cứu lịch sử chính trị xã hội Việt Nam giai đoạn 1802 – 1806. Thời kỳ này, phái “truyền thống” đang nắm chính quyền ở Bắc Bộ cố gắng xây dựng một chính sách bảo thủ gồm những nét chủ yếu: tái lập sở hữu tập thể về đất đai - cơ sở kinh tế của viên chức phong kiến, hạn chế những định vị xã hội - chính trị với hào phú, giảm bớt vai trò chức năng của họ trong việc tham gia quyền bính. Do thực hiện nhất quán chính sách này, tranh chấp trong xã hội trở nên trầm trọng thêm và xuất hiện những vụ nổi loạn có vũ trang chống lại Nhà nước “truyền thống”, Ở Nam Bộ thuộc chính quyền “hiện thực”, tầng lớp địa chủ được phát huy tích cực vai trò của mình, đồng thời với tư thương, thợ thủ công, chủ hãng, những người này được chính quyền miễn thuế từng phần hay toàn trong nhiều năm. Việc khuyến khích buôn bán gạo đã biến tỉnh Gia Định thành một vựa lúa của cả nước và tạo điều kiện cho nhiều công trình xây dựng lớn ở Kinh đô, điều này gắn chặt với việc củng cố những cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến ở những tỉnh thuộc Đàng Trong, một phần ở Nghệ An Thanh Hóa đang thuộc chính quyền ở Phú Xuân. Nét đặc biệt cũng trong thời kỳ này và mang tính ngoại lệ là chính quyền trung ương thừa nhận vai trò của tư nhân đã được chính thức hóa, được bầu bán và công nhận trong địa hành chính, cùng với những “thư ký” làm những công việc hành chính, bằng cách này tránh được tuyển chọn người theo thi cử và hình thành một tầng lớp người “phân tán”.

Chương 3 nghiên cứu sự phát triển xã hội và chính trị của Việt Nam thời kỳ 1806-1812. Chính quyền “truyền thống” gây nên những vụ nổi loạn của quần chúng đứng đầu là những đại diện “quý tộc”, Triều Nguyễn bị đe dọa ở Bắc thành. Khủng hoảng quân sự đi liền với khủng hoảng chính trị. Chỉ nhờ những lực lượng quân sự quá khích mà chính quyền “truyền thống” ngăn cản một trong những dòng họ xưa cũ nhất tham gia quyền bính. Thất bại tất yếu của những người bảo thủ buộc phải tước bỏ quyền lực của những người “truyền thống” và chỉ định những người “hiện thực” vào những chức vụ hành chính cấp cao, họ - phái “hiện thực” - đã hạn chế dần hoạt động những cơ sở doanh nghiệp Nhà nước phong kiến và nhờ vậy tình hình được ổn định dần ở Bắc Bộ. Ở Gia Định, sau khi sưu thuế được lập lại, việc đánh thuế vào đất tư chủ yếu thuộc về địa chủ trở nên dễ dàng hơn, 10 lần thấp hơn mức đánh trung bình của đế chế. Tư thương được quyền thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Những đặc quyền cũng được dành cho những người cùng chiến đấu với quan Nhiếp chính thành Gia Định (trong thời kỳ chống quân Tây Sơn những năm 80 của thế kỷ XVIII), và được gọi là người của Băng Kốc (tức những người cùng đi với quan Nhiếp chính đến Băng Kốc). Cũng cần ghi nhận rằng những người dân Gia Định “từ chối” những chức vụ trong bộ khung chính quyền ở Nam bộ, những vị trí hành chính cao, đặc biệt ở Kinh thành, điều này chứng tỏ họ quan tâm hơn đến công việc buôn bán thương mãi và không chuẩn bị gì cho những kỳ thi tuyển. Do những tranh chấp ở Campuchia, các cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến có phát triển đôi chút. Tại những tỉnh cũ ở xứ Đàng Trong, hình thức này vốn có từ trước bị hạn chế, nhưng hình thức lao dịch theo định kỳ của nhiều tầng lớp trong xã hội vẫn còn. Binh lính bị sung vào việc xây dựng ở Kinh thành. Nhiều vụ nổi dậy nổ ra ở Nghệ An, Thanh Hóa ở những tỉnh tiếp giáp với Bắc thành, nhưng tất cả đều bị dập tắt.

Chương 4 phân tích lịch sử xã hội chính trị thời kỳ 1812-1817. Ở Bắc bộ, phái “hiện thực” sau khi thay đổi những chính sách có từ thời chính quyền trước, và du nhập một chính sách kinh tế bằng biện pháp quân sự, đã thành công trong việc trấn áp những vụ nổi loạn và hạn chế ảnh hưởng chống chính quyền, làm ổn định tình hình. Cùng thời gian này tình trạng bất ổn bắt đầu xuất hiện ở Nghệ An, Thanh Hóa. Ở Gia Định, do tranh chấp vẫn tiếp diễn ở Campuchia, chính quyền gia tăng mức thuế và lao dịch bằng những biện pháp quân sự, điều này thực hiện được nhờ vào số lượng đông đảo những người chịu sưu thuế và lao động cho Nhà nước. Ở những tỉnh cũ xứ Đàng Trong, mức độ khai thác doanh nghiệp của Nhà nước không cao. Tranh chấp giữa hai phái “hiện thực” và “truyền thống” kết thúc, những thủ lĩnh của “truyền thống” bị tiêu diệt. Thắng lợi của những người “hiện thực” trên bình diện cả nước khả dĩ cho phép thực hiện một chính sách xã hội cân bằng dựa trên những chuẩn mực của sự phát triển từ “phương nam”, cùng lúc này, kỳ thi tuyển liên Việt đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo của người miền Bắc trong phạm vi đào tạo cán bộ quản lý. Một thành viên của lực lượng bảo thủ cùng lúc được quyền kế vị hoàng đế. Từ đó bắt đầu hình thành một lớp người thừa kế “những người của Băng Kốc” mà đa số là con cháu những hào phú ở Gia Định. Những người này không dự các kỳ thi, mà tham gia vào cơ cấu hành chính nhằm mục đích làm suy yếu vai trò phái “truyền thống” và củng cố phương hướng cho phái “hiện thực” trong tương lai.

Chương 5 phân tích lịch sử xã hội chính trị Việt Nam giai đoạn 1817-1819. Thời gian này đường lối chính trị xã hội vốn đã cân bằng được trong toàn đế chế, một đường lối “thân Nam" bước đầu được áp dụng trong phạm vi rộng. Ở Bắc thành, chính sách này đã ổn định được tình hình và chấm dứt các vụ nổi loạn. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa, chính sách phát triển cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến được chính quyền địa phương áp dụng gây nên những vụ nổi loạn có vũ trang, nhưng một trong những người “hiện thực” nhanh chóng dập tắt. Một loạt những biện pháp kinh tế và xã hội hữu hiệu tiếp theo sau những sự kiện này đã góp phần bình thường hóa tình hình. Ở Gia Định, việc tuyên truyền những sách lược của đế chế ở Nam bộ đã phát triển tốt đẹp những cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến, nhờ vào chính sách tăng số lượng người chịu sưu thuế, phần lớn những người di dân từ miền Bắc vào. Dù vậy địa chủ vẫn thừa hưởng những nguồn lợi từ thuế khóa mà mãi đến năm 1836 hình thức này mới bị bỏ. Lớp “người của Băng Kốc” đã trở thành một lực lượng chính trị thực sự, ảnh hưởng đến việc hình thành và vận dụng chính sách trong nước, họ đã lớn mạnh đáng kể. Ở những tỉnh cũ của Đàng Trong, đường lối chính trị xã hội của Nhà nước không mang lại những thay đổi lớn vì chúng chỉ là những chuẩn mực thực hiện máy móc, được sử dụng như một khuôn mẫu của đế chế được áp dụng trong cả nước. Dù vậy, thắng lợi của phái “hiện thực” vẫn không đầy đủ và vững chắc. Kỳ thi tuyển năm 1819 chứng tỏ vai trò lãnh đạo của những người Bắc trên lĩnh vực đào tạo cơ cấu viên chức. Ở miền Bắc, cơ sở xã hội - kinh tế của “chủ nghĩa truyền thống” tức sở hữu tập thể đất đai vẫn tồn tại. Ở Kinh đô, quanh nhà vua vẫn còn đội ngũ “truyền thống” với đường lối ôn hòa và thụ động và không dám xung đột với chính quyền “hiện thực”, họ chỉ đợi quyền lực sẽ được chuyển qua người bảo hộ của họ, từ đó thực hiện những chính sách của họ. Thay đổi những nhà quân chủ đã bổ sung cho đường lối lãnh đạo phát xuất từ Phú Xuân (Huế). Để tuyên truyền cho đường lối này trên phạm vi cả nước, những người “truyền thống” phải liên tục đấu tranh ở Bắc bộ, nhất là ở Nam bộ. Ngay đến những năm 30, những người “hiện thực” vẫn chưa bị tiêu diệt toàn bộ. Những khủng hoảng xã hội và kinh tế, con đẻ của bộ máy hành chính “truyền thống” trong những năm 20-30 đã phần nào làm tái sinh “chủ nghĩa hiện thực” vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, nhưng vẫn không được phát triển do cuộc xâm lăng của người Pháp. Hoạt động từ trước của những người “truyền thống” đã làm suy yếu nhiều cuộc kháng chiến chống người Pháp.

ANH TÚ
(dịch từ bản tóm tắt tiếng Pháp)

(TCSH42/04&05-1990)


-----------------
(*) Sách của A. L. Riabinin, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, Mạc Tư Khoa 1988.






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.

  • VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)

  • NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.

  • YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:                “Những lo toan năm tháng đời thường                Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".

  • VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)

  • VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.

  • TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001

  • LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001

  • HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.

  • HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)

  • UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).

  • LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.

  • Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.

  • 1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…

  • Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.

  • ...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...

  • Những năm đầu sau ngày miền giải phóng, có mấy lần nhà thơ Xuân Diệu vào các tỉnh Nam Trung Bộ và dừng ở Nha Trang ít ngày. Đến đâu Xuân Diệu cũng nói chuyện thơ, được người nghe rất hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ.

  • Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.