Sự ra đời của đế chế Nguyễn (*)

08:54 06/06/2017

Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

Riabinin lúc đến nghiên cứu tại Huế (1984) (từ trái sang phải: cố họa sĩ Bửu Chỉ, cố nhà thơ Phan Văn Dật, Riabinin và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân)

Chương mở đầu phân tích những cuộc đấu tranh của phong kiến ở Nam bộ (Gia Định) chống lại nhà nước Tây Sơn, một Nhà nước hình thành nhờ tư tưởng phong kiến hóa từ một nhóm người lãnh đạo phong trào nông dân. Giai đoạn cuối cùng, khi những căn cứ khởi nghĩa ở phủ Quy Nhơn tách biệt với chính quyền thối nát ở Huế và trở thành trung tâm kháng chiến chống lại bọn hào phú ở Gia Định, khi từ phong trào xuất hiện những thủ lĩnh đầy tài năng đứng đầu quần chúng có vũ trang, lúc này người ta thấy sự hồi sinh những tính cách nông dân trong phong trào cùng những đối đầu giữa các phe phái đạt được một phương hướng giai cấp rõ nét.

Cần hiểu ràng những người Tây Sơn không phải thất bại xét về mặt quân sự, một khi đứng trước những đội quân của hào phú (thực sự Tây Sơn ít giành được thắng lợi về mặt này) họ đã thất bại trước một mẫu hình kinh tế tiến bộ hơn, trên cơ sở này tồn tại một nền kinh tế phong kiến và tư nhân mang nặng tính thương mại trên những hình thức của một nền sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình chống lại lực lượng Tây Sơn đã thành hình hai lực lượng kìm chống nhau. Những người ý thức được những nhu cầu của những tầng lớp xã hội tiên phong được gọi, theo qui ước, những người theo pháihiện thực”, những đại diện cho xu hướng quay lại những khuôn mẫu truyền thống xưa cũ về cấu trúc xã hội kinh tế, được gọi những người theo phái “truyền thống". Tranh chấp giữa hai phe phái này trước vấn đề ai sẽ ảnh hưởng đến nền chính trị trong nước đã là biểu hiện cho sự đối nghịch giữa hai bộ phận trong giai cấp phong kiến: hào phú và viên chức phong kiến.

Lực lượng có vũ trang của hào phú ở Nam bộ được nhiều cư dân thành thị, chủ yếu là tư thương, giúp đỡ, giành được chính quyền năm 1802. Họ đã xây dựng một chính quyền mới trên những nguyên tắc thực hiện một chính sách về xã hội đặc thù cho từng thành phần trong đế chế, cùng việc thống nhất vào thời kỳ sau những khuôn mẫu phát triển ở Nam bộ - Đàng Trong trong thế kỷ XVIII.

Bốn chương tiếp phân tích theo từng chương sự phát triển của xã hội, kinh tế và nghiên cứu chi tiết sự phát triển xã hội - chính trị của xã hội Việt Nam theo từng vùng trong cả nước Bắc Bộ - Nghệ An - Thanh Hóa, những tỉnh cũ của xứ Đàng Trong, Nam Bộ - (Gia Định) theo từng giai đoạn chuyển tiếp: 1802 - 1806, 1806 - 1812, 1812 -1817, 1817-1819.

Chương 2 nghiên cứu lịch sử chính trị xã hội Việt Nam giai đoạn 1802 – 1806. Thời kỳ này, phái “truyền thống” đang nắm chính quyền ở Bắc Bộ cố gắng xây dựng một chính sách bảo thủ gồm những nét chủ yếu: tái lập sở hữu tập thể về đất đai - cơ sở kinh tế của viên chức phong kiến, hạn chế những định vị xã hội - chính trị với hào phú, giảm bớt vai trò chức năng của họ trong việc tham gia quyền bính. Do thực hiện nhất quán chính sách này, tranh chấp trong xã hội trở nên trầm trọng thêm và xuất hiện những vụ nổi loạn có vũ trang chống lại Nhà nước “truyền thống”, Ở Nam Bộ thuộc chính quyền “hiện thực”, tầng lớp địa chủ được phát huy tích cực vai trò của mình, đồng thời với tư thương, thợ thủ công, chủ hãng, những người này được chính quyền miễn thuế từng phần hay toàn trong nhiều năm. Việc khuyến khích buôn bán gạo đã biến tỉnh Gia Định thành một vựa lúa của cả nước và tạo điều kiện cho nhiều công trình xây dựng lớn ở Kinh đô, điều này gắn chặt với việc củng cố những cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến ở những tỉnh thuộc Đàng Trong, một phần ở Nghệ An Thanh Hóa đang thuộc chính quyền ở Phú Xuân. Nét đặc biệt cũng trong thời kỳ này và mang tính ngoại lệ là chính quyền trung ương thừa nhận vai trò của tư nhân đã được chính thức hóa, được bầu bán và công nhận trong địa hành chính, cùng với những “thư ký” làm những công việc hành chính, bằng cách này tránh được tuyển chọn người theo thi cử và hình thành một tầng lớp người “phân tán”.

Chương 3 nghiên cứu sự phát triển xã hội và chính trị của Việt Nam thời kỳ 1806-1812. Chính quyền “truyền thống” gây nên những vụ nổi loạn của quần chúng đứng đầu là những đại diện “quý tộc”, Triều Nguyễn bị đe dọa ở Bắc thành. Khủng hoảng quân sự đi liền với khủng hoảng chính trị. Chỉ nhờ những lực lượng quân sự quá khích mà chính quyền “truyền thống” ngăn cản một trong những dòng họ xưa cũ nhất tham gia quyền bính. Thất bại tất yếu của những người bảo thủ buộc phải tước bỏ quyền lực của những người “truyền thống” và chỉ định những người “hiện thực” vào những chức vụ hành chính cấp cao, họ - phái “hiện thực” - đã hạn chế dần hoạt động những cơ sở doanh nghiệp Nhà nước phong kiến và nhờ vậy tình hình được ổn định dần ở Bắc Bộ. Ở Gia Định, sau khi sưu thuế được lập lại, việc đánh thuế vào đất tư chủ yếu thuộc về địa chủ trở nên dễ dàng hơn, 10 lần thấp hơn mức đánh trung bình của đế chế. Tư thương được quyền thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Những đặc quyền cũng được dành cho những người cùng chiến đấu với quan Nhiếp chính thành Gia Định (trong thời kỳ chống quân Tây Sơn những năm 80 của thế kỷ XVIII), và được gọi là người của Băng Kốc (tức những người cùng đi với quan Nhiếp chính đến Băng Kốc). Cũng cần ghi nhận rằng những người dân Gia Định “từ chối” những chức vụ trong bộ khung chính quyền ở Nam bộ, những vị trí hành chính cao, đặc biệt ở Kinh thành, điều này chứng tỏ họ quan tâm hơn đến công việc buôn bán thương mãi và không chuẩn bị gì cho những kỳ thi tuyển. Do những tranh chấp ở Campuchia, các cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến có phát triển đôi chút. Tại những tỉnh cũ ở xứ Đàng Trong, hình thức này vốn có từ trước bị hạn chế, nhưng hình thức lao dịch theo định kỳ của nhiều tầng lớp trong xã hội vẫn còn. Binh lính bị sung vào việc xây dựng ở Kinh thành. Nhiều vụ nổi dậy nổ ra ở Nghệ An, Thanh Hóa ở những tỉnh tiếp giáp với Bắc thành, nhưng tất cả đều bị dập tắt.

Chương 4 phân tích lịch sử xã hội chính trị thời kỳ 1812-1817. Ở Bắc bộ, phái “hiện thực” sau khi thay đổi những chính sách có từ thời chính quyền trước, và du nhập một chính sách kinh tế bằng biện pháp quân sự, đã thành công trong việc trấn áp những vụ nổi loạn và hạn chế ảnh hưởng chống chính quyền, làm ổn định tình hình. Cùng thời gian này tình trạng bất ổn bắt đầu xuất hiện ở Nghệ An, Thanh Hóa. Ở Gia Định, do tranh chấp vẫn tiếp diễn ở Campuchia, chính quyền gia tăng mức thuế và lao dịch bằng những biện pháp quân sự, điều này thực hiện được nhờ vào số lượng đông đảo những người chịu sưu thuế và lao động cho Nhà nước. Ở những tỉnh cũ xứ Đàng Trong, mức độ khai thác doanh nghiệp của Nhà nước không cao. Tranh chấp giữa hai phái “hiện thực” và “truyền thống” kết thúc, những thủ lĩnh của “truyền thống” bị tiêu diệt. Thắng lợi của những người “hiện thực” trên bình diện cả nước khả dĩ cho phép thực hiện một chính sách xã hội cân bằng dựa trên những chuẩn mực của sự phát triển từ “phương nam”, cùng lúc này, kỳ thi tuyển liên Việt đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo của người miền Bắc trong phạm vi đào tạo cán bộ quản lý. Một thành viên của lực lượng bảo thủ cùng lúc được quyền kế vị hoàng đế. Từ đó bắt đầu hình thành một lớp người thừa kế “những người của Băng Kốc” mà đa số là con cháu những hào phú ở Gia Định. Những người này không dự các kỳ thi, mà tham gia vào cơ cấu hành chính nhằm mục đích làm suy yếu vai trò phái “truyền thống” và củng cố phương hướng cho phái “hiện thực” trong tương lai.

Chương 5 phân tích lịch sử xã hội chính trị Việt Nam giai đoạn 1817-1819. Thời gian này đường lối chính trị xã hội vốn đã cân bằng được trong toàn đế chế, một đường lối “thân Nam" bước đầu được áp dụng trong phạm vi rộng. Ở Bắc thành, chính sách này đã ổn định được tình hình và chấm dứt các vụ nổi loạn. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa, chính sách phát triển cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến được chính quyền địa phương áp dụng gây nên những vụ nổi loạn có vũ trang, nhưng một trong những người “hiện thực” nhanh chóng dập tắt. Một loạt những biện pháp kinh tế và xã hội hữu hiệu tiếp theo sau những sự kiện này đã góp phần bình thường hóa tình hình. Ở Gia Định, việc tuyên truyền những sách lược của đế chế ở Nam bộ đã phát triển tốt đẹp những cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến, nhờ vào chính sách tăng số lượng người chịu sưu thuế, phần lớn những người di dân từ miền Bắc vào. Dù vậy địa chủ vẫn thừa hưởng những nguồn lợi từ thuế khóa mà mãi đến năm 1836 hình thức này mới bị bỏ. Lớp “người của Băng Kốc” đã trở thành một lực lượng chính trị thực sự, ảnh hưởng đến việc hình thành và vận dụng chính sách trong nước, họ đã lớn mạnh đáng kể. Ở những tỉnh cũ của Đàng Trong, đường lối chính trị xã hội của Nhà nước không mang lại những thay đổi lớn vì chúng chỉ là những chuẩn mực thực hiện máy móc, được sử dụng như một khuôn mẫu của đế chế được áp dụng trong cả nước. Dù vậy, thắng lợi của phái “hiện thực” vẫn không đầy đủ và vững chắc. Kỳ thi tuyển năm 1819 chứng tỏ vai trò lãnh đạo của những người Bắc trên lĩnh vực đào tạo cơ cấu viên chức. Ở miền Bắc, cơ sở xã hội - kinh tế của “chủ nghĩa truyền thống” tức sở hữu tập thể đất đai vẫn tồn tại. Ở Kinh đô, quanh nhà vua vẫn còn đội ngũ “truyền thống” với đường lối ôn hòa và thụ động và không dám xung đột với chính quyền “hiện thực”, họ chỉ đợi quyền lực sẽ được chuyển qua người bảo hộ của họ, từ đó thực hiện những chính sách của họ. Thay đổi những nhà quân chủ đã bổ sung cho đường lối lãnh đạo phát xuất từ Phú Xuân (Huế). Để tuyên truyền cho đường lối này trên phạm vi cả nước, những người “truyền thống” phải liên tục đấu tranh ở Bắc bộ, nhất là ở Nam bộ. Ngay đến những năm 30, những người “hiện thực” vẫn chưa bị tiêu diệt toàn bộ. Những khủng hoảng xã hội và kinh tế, con đẻ của bộ máy hành chính “truyền thống” trong những năm 20-30 đã phần nào làm tái sinh “chủ nghĩa hiện thực” vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, nhưng vẫn không được phát triển do cuộc xâm lăng của người Pháp. Hoạt động từ trước của những người “truyền thống” đã làm suy yếu nhiều cuộc kháng chiến chống người Pháp.

ANH TÚ
(dịch từ bản tóm tắt tiếng Pháp)

(TCSH42/04&05-1990)


-----------------
(*) Sách của A. L. Riabinin, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, Mạc Tư Khoa 1988.






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

  • Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức... cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia... đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú.

  • Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

  • Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tốt nghiệp vào loại xuất sắc, chị được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Huế. Dạy ở trường đại học Sư phạm Huế được một vài năm, chị chuyển sang làm công tác biên tập ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Đây là một quyết định khá táo bạo và sáng suốt. Làm việc ở nhà xuất bản, chị có điều kiện viết lách hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

  • HOÀNG DIỆP LẠCBất chợt giữa một ngày mưa gió, nhìn những hạt nước toé lên từ mặt đất như những đoá hoa mưa. Một loài hoa của ảo giác. Có thể trong tâm trạng như vậy, Lê Tấn Quỳnh chợt hỏi:Hoa vông vangCó hay không

  • ĐINH NAM KHƯƠNG(Thơ Tuyết Nga - NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

  • NGA LINH NGA1. Xuất bản mười hai tập thơ, mười hai tập văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các phim khác, biên soạn hai mươi tập nhạc... điều thật khó tin ở một người nổi tiếng rong chơi, thích cao đàm khái luận, thường không mấy khi vắng mặt nơi những cuộc rượu của đám văn nghệ Hà Thành như Nguyễn Thụy Kha.

  • L.T.S: Trong vài năm lại đây, ở Huế, chưa có tập sách nào ra đời lại gây được “hiệu ứng ngạc nhiên” cho bạn đọc như một hiện tượng ngoài tập Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa ấn hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Huế và Đà Nẵng vừa qua. Ngoài các bài viết giới thiệu, phê bình in trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương, Sông Hương vẫn tiếp tục nhận được thêm các ý kiến cảm thụ về tập thơ này.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

  • YÊN CHÂU          (Đọc Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)Giống như những cây xanh bói muộn bất ngờ cho một mùa hoa trái, thơ Nguyễn Xuân Hoa xuất hiện đột ngột như vậy. Anh không cho in rải rác đâu đó, cũng không đọc thơ ở những cuộc gặp gỡ bạn bè. Im lặng, đùng một cái cho ra hẳn một tập thơ. Thơ Trà My của nguyễn Xuân Hoa đã đến với bạn bè như vậy.

  • BÙI ĐỨC VINH            (Nhân đọc tập thơ “Cho người tôi thương nhớ”-NXB Hội Nhà văn 2004)Có một chàng thi sĩ phong tình đi lang thang vô định trên nẻo đường mưa bay gió tạt, chợt lơ đãng nhận ra mình là kẻ bị tình yêu truy nã trong bài thơ “Nhận diện” anh đã tự thú với trái tim thổn thức của mình.

  • INRASARA           (Đọc Mang, tập thơ của Phan Trung Thành, Nxb, Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2004.)Dòng Seine và cầu Mirabeau, cuộc tình với người tình. Sông đi và cầu ở lại, cuộc tình tan nhưng người tình thì ở lại. Mãi mãi ở lại, cùng nỗi buồn ở lại.                Con sông nào đã xa nguồn                Thì con sông đó sẽ buồn với tôi                                                (Thơ Hoài Khanh)

  • THANH THIỆNBốn mùa yêu là tập thơ tình mang ý nghĩa "vật chứng" cho một biệt lập tâm hồn có tên là Lưu Ly. Người thơ này dường như luôn đắm mình trong giai điệu tình yêu muôn thuở giữa ba ngôi Trao - Nhận - Trả và đã chọn cách trả sòng phẳng nhất cho sự nhận của mình là trả vào thơ.

  • NGUYỄN VĂN HOA(Nhân đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tôi cũng đã gặp ông trực tiếp đôi ba lần ở Huế và Hà Nội. Nhưng ấn tượng nhất là buổi hội ngộ của gia đình tôi với ông ở nhà nhà thơ Ngô Minh ở dốc Bến Ngự Huế.

  • HOÀNG VŨ THUẬT         (Thơ Chất trụ của Nguyễn Hữu Hồng Minh- Nxb Thuận Hoá 2002)Nguyễn Hữu Hồng Minh không làm cái phép phù thuỷ đưa độc giả tới một không gian rắc rối. Quan niệm về thơ của anh được trình bày rất nghiêm túc qua bài “Chất trụ”, lấy tên cho tập thơ. Tôi rất đồng tình quan niệm này, không mới, nhưng không dễ làm người ta chấp nhận.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Dòng sông Mía của Đào Thắng)

  • TRẦN THIÊN ĐẠOCứ suy theo nhan đề, thì chúng ta có thể xếp các trang Viết về bè bạn - Tập chân dung văn nghệ sĩ (NXB Hải Phòng, 2003) của Bùi Ngọc Tấn cùng một loại với mấy tập sách đã ra mắt bạn đọc vài ba năm nay.

  • NGÔ MINHDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do BCH TW Đảng công bố  trong ngày tang lễ Bác tại Quảng trường Ba Đình ngày 3-9-1969 (năm Kỷ Dậu) là một tác phẩm văn hóa lớn, thể hiện tình yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân và nhân cách vĩ đại của Bác Hồ.