Sự ra đời của đế chế Nguyễn (*)

08:54 06/06/2017

Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

Riabinin lúc đến nghiên cứu tại Huế (1984) (từ trái sang phải: cố họa sĩ Bửu Chỉ, cố nhà thơ Phan Văn Dật, Riabinin và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân)

Chương mở đầu phân tích những cuộc đấu tranh của phong kiến ở Nam bộ (Gia Định) chống lại nhà nước Tây Sơn, một Nhà nước hình thành nhờ tư tưởng phong kiến hóa từ một nhóm người lãnh đạo phong trào nông dân. Giai đoạn cuối cùng, khi những căn cứ khởi nghĩa ở phủ Quy Nhơn tách biệt với chính quyền thối nát ở Huế và trở thành trung tâm kháng chiến chống lại bọn hào phú ở Gia Định, khi từ phong trào xuất hiện những thủ lĩnh đầy tài năng đứng đầu quần chúng có vũ trang, lúc này người ta thấy sự hồi sinh những tính cách nông dân trong phong trào cùng những đối đầu giữa các phe phái đạt được một phương hướng giai cấp rõ nét.

Cần hiểu ràng những người Tây Sơn không phải thất bại xét về mặt quân sự, một khi đứng trước những đội quân của hào phú (thực sự Tây Sơn ít giành được thắng lợi về mặt này) họ đã thất bại trước một mẫu hình kinh tế tiến bộ hơn, trên cơ sở này tồn tại một nền kinh tế phong kiến và tư nhân mang nặng tính thương mại trên những hình thức của một nền sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình chống lại lực lượng Tây Sơn đã thành hình hai lực lượng kìm chống nhau. Những người ý thức được những nhu cầu của những tầng lớp xã hội tiên phong được gọi, theo qui ước, những người theo pháihiện thực”, những đại diện cho xu hướng quay lại những khuôn mẫu truyền thống xưa cũ về cấu trúc xã hội kinh tế, được gọi những người theo phái “truyền thống". Tranh chấp giữa hai phe phái này trước vấn đề ai sẽ ảnh hưởng đến nền chính trị trong nước đã là biểu hiện cho sự đối nghịch giữa hai bộ phận trong giai cấp phong kiến: hào phú và viên chức phong kiến.

Lực lượng có vũ trang của hào phú ở Nam bộ được nhiều cư dân thành thị, chủ yếu là tư thương, giúp đỡ, giành được chính quyền năm 1802. Họ đã xây dựng một chính quyền mới trên những nguyên tắc thực hiện một chính sách về xã hội đặc thù cho từng thành phần trong đế chế, cùng việc thống nhất vào thời kỳ sau những khuôn mẫu phát triển ở Nam bộ - Đàng Trong trong thế kỷ XVIII.

Bốn chương tiếp phân tích theo từng chương sự phát triển của xã hội, kinh tế và nghiên cứu chi tiết sự phát triển xã hội - chính trị của xã hội Việt Nam theo từng vùng trong cả nước Bắc Bộ - Nghệ An - Thanh Hóa, những tỉnh cũ của xứ Đàng Trong, Nam Bộ - (Gia Định) theo từng giai đoạn chuyển tiếp: 1802 - 1806, 1806 - 1812, 1812 -1817, 1817-1819.

Chương 2 nghiên cứu lịch sử chính trị xã hội Việt Nam giai đoạn 1802 – 1806. Thời kỳ này, phái “truyền thống” đang nắm chính quyền ở Bắc Bộ cố gắng xây dựng một chính sách bảo thủ gồm những nét chủ yếu: tái lập sở hữu tập thể về đất đai - cơ sở kinh tế của viên chức phong kiến, hạn chế những định vị xã hội - chính trị với hào phú, giảm bớt vai trò chức năng của họ trong việc tham gia quyền bính. Do thực hiện nhất quán chính sách này, tranh chấp trong xã hội trở nên trầm trọng thêm và xuất hiện những vụ nổi loạn có vũ trang chống lại Nhà nước “truyền thống”, Ở Nam Bộ thuộc chính quyền “hiện thực”, tầng lớp địa chủ được phát huy tích cực vai trò của mình, đồng thời với tư thương, thợ thủ công, chủ hãng, những người này được chính quyền miễn thuế từng phần hay toàn trong nhiều năm. Việc khuyến khích buôn bán gạo đã biến tỉnh Gia Định thành một vựa lúa của cả nước và tạo điều kiện cho nhiều công trình xây dựng lớn ở Kinh đô, điều này gắn chặt với việc củng cố những cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến ở những tỉnh thuộc Đàng Trong, một phần ở Nghệ An Thanh Hóa đang thuộc chính quyền ở Phú Xuân. Nét đặc biệt cũng trong thời kỳ này và mang tính ngoại lệ là chính quyền trung ương thừa nhận vai trò của tư nhân đã được chính thức hóa, được bầu bán và công nhận trong địa hành chính, cùng với những “thư ký” làm những công việc hành chính, bằng cách này tránh được tuyển chọn người theo thi cử và hình thành một tầng lớp người “phân tán”.

Chương 3 nghiên cứu sự phát triển xã hội và chính trị của Việt Nam thời kỳ 1806-1812. Chính quyền “truyền thống” gây nên những vụ nổi loạn của quần chúng đứng đầu là những đại diện “quý tộc”, Triều Nguyễn bị đe dọa ở Bắc thành. Khủng hoảng quân sự đi liền với khủng hoảng chính trị. Chỉ nhờ những lực lượng quân sự quá khích mà chính quyền “truyền thống” ngăn cản một trong những dòng họ xưa cũ nhất tham gia quyền bính. Thất bại tất yếu của những người bảo thủ buộc phải tước bỏ quyền lực của những người “truyền thống” và chỉ định những người “hiện thực” vào những chức vụ hành chính cấp cao, họ - phái “hiện thực” - đã hạn chế dần hoạt động những cơ sở doanh nghiệp Nhà nước phong kiến và nhờ vậy tình hình được ổn định dần ở Bắc Bộ. Ở Gia Định, sau khi sưu thuế được lập lại, việc đánh thuế vào đất tư chủ yếu thuộc về địa chủ trở nên dễ dàng hơn, 10 lần thấp hơn mức đánh trung bình của đế chế. Tư thương được quyền thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Những đặc quyền cũng được dành cho những người cùng chiến đấu với quan Nhiếp chính thành Gia Định (trong thời kỳ chống quân Tây Sơn những năm 80 của thế kỷ XVIII), và được gọi là người của Băng Kốc (tức những người cùng đi với quan Nhiếp chính đến Băng Kốc). Cũng cần ghi nhận rằng những người dân Gia Định “từ chối” những chức vụ trong bộ khung chính quyền ở Nam bộ, những vị trí hành chính cao, đặc biệt ở Kinh thành, điều này chứng tỏ họ quan tâm hơn đến công việc buôn bán thương mãi và không chuẩn bị gì cho những kỳ thi tuyển. Do những tranh chấp ở Campuchia, các cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến có phát triển đôi chút. Tại những tỉnh cũ ở xứ Đàng Trong, hình thức này vốn có từ trước bị hạn chế, nhưng hình thức lao dịch theo định kỳ của nhiều tầng lớp trong xã hội vẫn còn. Binh lính bị sung vào việc xây dựng ở Kinh thành. Nhiều vụ nổi dậy nổ ra ở Nghệ An, Thanh Hóa ở những tỉnh tiếp giáp với Bắc thành, nhưng tất cả đều bị dập tắt.

Chương 4 phân tích lịch sử xã hội chính trị thời kỳ 1812-1817. Ở Bắc bộ, phái “hiện thực” sau khi thay đổi những chính sách có từ thời chính quyền trước, và du nhập một chính sách kinh tế bằng biện pháp quân sự, đã thành công trong việc trấn áp những vụ nổi loạn và hạn chế ảnh hưởng chống chính quyền, làm ổn định tình hình. Cùng thời gian này tình trạng bất ổn bắt đầu xuất hiện ở Nghệ An, Thanh Hóa. Ở Gia Định, do tranh chấp vẫn tiếp diễn ở Campuchia, chính quyền gia tăng mức thuế và lao dịch bằng những biện pháp quân sự, điều này thực hiện được nhờ vào số lượng đông đảo những người chịu sưu thuế và lao động cho Nhà nước. Ở những tỉnh cũ xứ Đàng Trong, mức độ khai thác doanh nghiệp của Nhà nước không cao. Tranh chấp giữa hai phái “hiện thực” và “truyền thống” kết thúc, những thủ lĩnh của “truyền thống” bị tiêu diệt. Thắng lợi của những người “hiện thực” trên bình diện cả nước khả dĩ cho phép thực hiện một chính sách xã hội cân bằng dựa trên những chuẩn mực của sự phát triển từ “phương nam”, cùng lúc này, kỳ thi tuyển liên Việt đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo của người miền Bắc trong phạm vi đào tạo cán bộ quản lý. Một thành viên của lực lượng bảo thủ cùng lúc được quyền kế vị hoàng đế. Từ đó bắt đầu hình thành một lớp người thừa kế “những người của Băng Kốc” mà đa số là con cháu những hào phú ở Gia Định. Những người này không dự các kỳ thi, mà tham gia vào cơ cấu hành chính nhằm mục đích làm suy yếu vai trò phái “truyền thống” và củng cố phương hướng cho phái “hiện thực” trong tương lai.

Chương 5 phân tích lịch sử xã hội chính trị Việt Nam giai đoạn 1817-1819. Thời gian này đường lối chính trị xã hội vốn đã cân bằng được trong toàn đế chế, một đường lối “thân Nam" bước đầu được áp dụng trong phạm vi rộng. Ở Bắc thành, chính sách này đã ổn định được tình hình và chấm dứt các vụ nổi loạn. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa, chính sách phát triển cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến được chính quyền địa phương áp dụng gây nên những vụ nổi loạn có vũ trang, nhưng một trong những người “hiện thực” nhanh chóng dập tắt. Một loạt những biện pháp kinh tế và xã hội hữu hiệu tiếp theo sau những sự kiện này đã góp phần bình thường hóa tình hình. Ở Gia Định, việc tuyên truyền những sách lược của đế chế ở Nam bộ đã phát triển tốt đẹp những cơ sở doanh nghiệp của Nhà nước phong kiến, nhờ vào chính sách tăng số lượng người chịu sưu thuế, phần lớn những người di dân từ miền Bắc vào. Dù vậy địa chủ vẫn thừa hưởng những nguồn lợi từ thuế khóa mà mãi đến năm 1836 hình thức này mới bị bỏ. Lớp “người của Băng Kốc” đã trở thành một lực lượng chính trị thực sự, ảnh hưởng đến việc hình thành và vận dụng chính sách trong nước, họ đã lớn mạnh đáng kể. Ở những tỉnh cũ của Đàng Trong, đường lối chính trị xã hội của Nhà nước không mang lại những thay đổi lớn vì chúng chỉ là những chuẩn mực thực hiện máy móc, được sử dụng như một khuôn mẫu của đế chế được áp dụng trong cả nước. Dù vậy, thắng lợi của phái “hiện thực” vẫn không đầy đủ và vững chắc. Kỳ thi tuyển năm 1819 chứng tỏ vai trò lãnh đạo của những người Bắc trên lĩnh vực đào tạo cơ cấu viên chức. Ở miền Bắc, cơ sở xã hội - kinh tế của “chủ nghĩa truyền thống” tức sở hữu tập thể đất đai vẫn tồn tại. Ở Kinh đô, quanh nhà vua vẫn còn đội ngũ “truyền thống” với đường lối ôn hòa và thụ động và không dám xung đột với chính quyền “hiện thực”, họ chỉ đợi quyền lực sẽ được chuyển qua người bảo hộ của họ, từ đó thực hiện những chính sách của họ. Thay đổi những nhà quân chủ đã bổ sung cho đường lối lãnh đạo phát xuất từ Phú Xuân (Huế). Để tuyên truyền cho đường lối này trên phạm vi cả nước, những người “truyền thống” phải liên tục đấu tranh ở Bắc bộ, nhất là ở Nam bộ. Ngay đến những năm 30, những người “hiện thực” vẫn chưa bị tiêu diệt toàn bộ. Những khủng hoảng xã hội và kinh tế, con đẻ của bộ máy hành chính “truyền thống” trong những năm 20-30 đã phần nào làm tái sinh “chủ nghĩa hiện thực” vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, nhưng vẫn không được phát triển do cuộc xâm lăng của người Pháp. Hoạt động từ trước của những người “truyền thống” đã làm suy yếu nhiều cuộc kháng chiến chống người Pháp.

ANH TÚ
(dịch từ bản tóm tắt tiếng Pháp)

(TCSH42/04&05-1990)


-----------------
(*) Sách của A. L. Riabinin, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, Mạc Tư Khoa 1988.






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.

  • NHỤY NGUYÊN

    Truyện ngắn của Nguyên Quân trong Vòng tay tượng trắng (Nxb. Văn Học, 2006) khá mộc mạc ở cả đề tài và lối viết, nhưng cũng nhờ cái mộc mạc đó đã hút được nguồn nguồn mạch sống.

  • QUÁCH GIAOMùa Xuân Đinh Hợi đến với tôi thật lặng lẽ. Cây Thiết Mộc Lan nơi đầu ngõ năm nay ra hoa muộn song lại tàn trước Tết. Hoa trong sân nhà chỉ lưa thưa vài nụ Bát Tiên. Hai chậu mai không buồn đâm hoa trổ nụ. Đành thưởng xuân bằng thơ văn của bằng hữu.

  • NHỤY NGUYÊN

    (Đọc Ngày rất dài - Thơ Đoàn Mạnh Phương, Nxb Hội Nhà văn, 2007)

  • TRẦN THÙY MAI(Đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân đọc “Nhà văn Việt Nam hiện đại” - Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản, 5-2007)Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2007), Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đã xuất bản công trình quan trọng “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NVVNHĐ), dày 1200 trang khổ lớn, tập hợp chân dung trên một ngàn nhà văn các thế hệ, từ các cụ Ngô Tất Tố, Phan Khôi… cho đến lớp nhà văn vừa được kết nạp cuối năm 2006 như Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư…

  • BÍCH THU(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Từ đá vắt ra  của Trần Sĩ Tuấn)Chiếc áo choàng mà tác giả nói ở đây là chiếc áo blouse trắng của người thầy thuốc. Tác giả là bác sĩ. Chắc anh đang làm thơ về nghề nghiệp của mình.Trong đời có bốn bậc thầy được nhân dân ngưỡng mộ: Thầy thuốc chữa bệnh, thầy giáo dạy học, thầy cúng, thầy phù thủy cùng dân tìm cõi tâm linh.

  • HẢI TRUNGKhoa tuyên bố với tôi: mình viết truyện ngắn đây, không phải để thành nhà gì cả, cốt để cho mấy đứa con làm gương mà học tập. Tôi ngờ ngợ, cứ nghĩ là anh nói vui vì chơi với đám bạn văn chương mà bốc đồng buột miệng. Ai ngờ anh viết thật, viết say sưa, viết để quên và để nhớ.

  • VĂN CẦM HẢIVề phía biển, là thường nhân di du với cõi minh mang nhưng Nguyễn Thanh Tú, biển là nơi anh được vời vợi nỗi cô đơn của một loài thân phận có tên là thơ!

  • MAI VĂN HOANHồn đầy hoa cúc dại là tập thơ thứ bảy của Lâm Thị Mỹ Dạ. Thơ Dạ đã có rất nhiều người bàn luận, bình phẩm. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng. Bài viết của Ngô Minh mới đây giúp cho độc giả biết thêm những uẩn khúc, những góc khuất trong cuộc đời của Dạ.

  • DUNG THÙYĐây là tập thơ đầu tay của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào do NXB Đà Nẵng ấn hành với cảm xúc tròn đầy và một tâm hồn nồng ấm. Là một cây bút trẻ đang độ sung sức, chị có nhiều thơ và truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí và Ngày không trở lại gói ghém những niềm riêng.

  • LÝ HẠNH(Đọc Thơ tặng của nhà thơ Ngô Minh)Ngô Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, vì thế mà cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng nói về ông một cách trìu mến: “Ba con người trong một con người thâm thấp”. Có một điều đặc biệt, chính con người thâm thấp ấy đã phân thân thành 3 con người khác nhau, mà con người nào cũng “ra hồn ra vía” cả.

  • FRANCOIS BUSNELKiran Desai là nữ văn sĩ người Ấn Độ. Cô sinh năm 1971 tại Dehli. Là con gái của nữ tiểu thuyết gia Anita Desai. Kiran Desai lớn lên và học tiểu học ở Dehli đến năm 14 tuổi. Sau đó, cô cùng mẹ sang Anh Quốc, rồi Hoa Kỳ, học trung học ở tiểu bang Massachussettes. Cô theo học lớp viết văn ở Virginie và sau đó học Đại học Columbia ở NewYork.

  • TRẦN HUYỀN SÂM Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleijel là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho tính chất “đả phá thể loại” của tiểu thuyết hiện nay. Tác phẩm dung nạp nhiều đặc tính của tiểu thuyết Châu Âu hậu hiện đại: Phép giản lược tối thiểu, lối kể chuyện tung hứng, thủ pháp lạ hoá hình thức văn bản tác phẩm, đặc biệt là kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần thuật.

  • HỒ THẾ HÀSerenade của Peter Kihlgard là một truyện ngắn có cấu trúc hiện đại. Trước hết là ở nghệ thuật ngôn từ và điểm nhìn văn bản.

  • BỬU NAM Hình thức lạ lùng gây tò mòTrước hết về mặt hình thức, tiểu thuyết khêu gợi sự tò mò ở người đọc với cách bố trí các tiêu đề in hoa, dày đặc đến hàng trăm suốt tác phẩm, xen lẫn các tiêu đề bằng tiếng Anh “I have been calling for more than an hour... But It's me”...

  • NHỤY NGUYÊN

    Sự đặc biệt của dòng thơ hậu chiến là luôn luôn khuấy động trong cái mênh mông vô chừng tưởng đã lắng xuống những vỉa quặng lấp lánh sau 30 năm đằng đẵng.

  • PHẠM QUÝ VINH Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.

  • VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.