Sự mẫn tuệ của "Lốc xoáy thời cuộc"

09:26 23/02/2017

Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

Ảnh bìa sách mới xuất bản của nhà báo Phạm Quốc Toàn

Cuốn sách Lốc xoáy thời cuộc của nhà báo Phạm Quốc Toàn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành, đem đến cho bạn đọc những vấn đề sâu sắc ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện, cùng sự lý giải, bàn luận của tác giả. Bằng việc bày tỏ quan điểm và cách nhìn về những cơn “lốc xoáy” triền miên do chủ nghĩa cường quyền áp đặt, nhà báo Phạm Quốc Toàn đã chỉ ra chân lý: Chiến tranh hủy diệt là sự tranh giành bẩn thỉu và vô nhân tính nhất trong lịch sử loài người!

Một Ukraine đang bình yên là thế! Do lòng tham, sự lôi kéo, những thù hận cá nhân, phe phái, tôn giáo, sắc tộc… đã dẫn đến nội chiến, đói nghèo và chết chóc. Một Syria tươi đẹp và cổ kính đã trở thành đống đổ nát. Chủ nghĩa khủng bố, cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột đã đẩy hàng triệu người, nhiều phụ nữ và trẻ em vô tội lâm vào cảnh khốn cùng, chết chóc. Hình ảnh bé Aylan Kurdi chết tức tưởi bên bờ Địa Trung Hải liệu đã đủ sức làm rung chuyển nhân tâm thế giới. Nhà báo Phạm Quốc Toàn đã khái quát thật thấu đáo sự biến động của các sự kiện trên trường quốc tế, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về sự vận động không ngừng của thế giới đương đại.

Nhìn những bất ổn của thế giới càng trân trọng hơn những thành quả của cách mạng, để thấy tầm nhìn sáng suốt và hành động mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng ta trong từng giai đoạn lịch sử. Năm 1945, Đảng ta, Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh đã mưu lược, hành động mau lẹ, nhanh chóng chớp thời cơ, tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với tầm nhìn sâu, rộng và kinh nghiệm dạn dày của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện đã lãnh đạo toàn dân đánh bại các kẻ thù xâm lược và thống trị vào loại mạnh nhất hành tinh, thống nhất nước nhà, thỏa lòng mong ước cháy bỏng khát khao hòa bình của dân tộc. Hơn 30 năm đổi mới, với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thế nhưng, trong một thế giới đan xen nhiều thế lực, nhiều mâu thuẫn, khủng bố và xung đột đủ loại, nước ta chưa loại trừ hết những vấn đề tồn tại và yếu kém. Nhà báo Phạm Quốc Toàn không ngần ngại chỉ ra những hạn chế, tiêu cực đang “ngáng chân” sự phát triển của đất nước. Đó là năng suất lao động thấp, thất thoát, lãng phí nhiều; đầu tư công không hiệu quả, nhiều trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa hoành tráng, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vừa khánh thành đã bỏ không, hoặc sử dụng vài năm lại tính chuyện di dời, chuyển đổi. Công tác cán bộ đáng lo ngại, làm mất lòng tin ở Nhân dân. Một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, phai nhạt lý tưởng chiến đấu, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nạn kéo bè kéo cánh chốt chặt những vị trí công quyền quan trọng để bòn rút, tham nhũng công quỹ. Những thiệt hại kinh tế do tham nhũng, lãng phí gây ra rất lớn. Nhưng cái thiệt hại lớn hơn, nặng nề hơn mà tham nhũng, lãng phí gây ra là làm hoen ố hình ảnh đẹp của chế độ, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân vào Đảng, vào tương lai đất nước.

Tập Bút ký chính luận của nhà báo Phạm Quốc Toàn ngồn ngộn vấn đề, sự kiện nóng bỏng của thời cuộc, từ Đông sang Tây, từ cổ tới kim, từ trong nước đến thế giới, từ quốc gia, dân tộc trở về “góc sân và khoảng trời” quê nhà. Sử dụng thể loại Bút ký chính luận để nói về quê nhà, nơi cây đa giếng nước, bờ tre, gốc rạ, anh đã rất thành công trong biểu đạt tình cảm dạt dào, sâu lắng, vẻ đẹp văn hóa làng quê. Tình yêu quê hương, yêu dòng sông Mẹ, yêu bờ dậu, góc vườn và cao hơn cả là tình yêu văn hóa, yêu cuộc sống của bao cảnh đời còn lam lũ chống chọi không mệt mỏi với thiên tai, nhân tai. Thái độ, cách nhìn của tác giả về những công trình thủy điện nhỏ… tiêu diệt môi trường, môi sinh, những vụ xả lũ vô cảm, thiếu trách nhiệm nơi quê nhà thật dứt khoát và minh định. Bút ký chính luận giúp phân rõ sự đúng và sai, thiện và ác, định hướng tư tưởng rõ ràng, sâu sắc.

Với tầm nhìn sâu rộng, sự nhạy cảm, khả năng nhận định và dự cảm đã giúp tác giả có những bài viết sắc sảo, có chiều sâu và phong cách riêng. Bài viết của nhà báo Phạm Quốc Toàn thể hiện tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nói chuyện tiêu cực nhưng không bi quan, khích lệ lửa chiến đấu, hướng về tương lai tốt đẹp của đất nước, dân tộc.

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Trường Giang - SGGP



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?

  • Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.

  • Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.

  • Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.

  • Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.

  • Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.

  • Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.

  • Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.

  • Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. 

  • Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”. 

  • Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.

  • Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.

     

  • Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.

  • Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.

  • Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.

  • Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.

  • “Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.

  • “Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.

  • Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.

  • Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.