Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.
Ảnh bìa sách mới xuất bản của nhà báo Phạm Quốc Toàn
Cuốn sách Lốc xoáy thời cuộc của nhà báo Phạm Quốc Toàn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành, đem đến cho bạn đọc những vấn đề sâu sắc ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện, cùng sự lý giải, bàn luận của tác giả. Bằng việc bày tỏ quan điểm và cách nhìn về những cơn “lốc xoáy” triền miên do chủ nghĩa cường quyền áp đặt, nhà báo Phạm Quốc Toàn đã chỉ ra chân lý: Chiến tranh hủy diệt là sự tranh giành bẩn thỉu và vô nhân tính nhất trong lịch sử loài người!
Một Ukraine đang bình yên là thế! Do lòng tham, sự lôi kéo, những thù hận cá nhân, phe phái, tôn giáo, sắc tộc… đã dẫn đến nội chiến, đói nghèo và chết chóc. Một Syria tươi đẹp và cổ kính đã trở thành đống đổ nát. Chủ nghĩa khủng bố, cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột đã đẩy hàng triệu người, nhiều phụ nữ và trẻ em vô tội lâm vào cảnh khốn cùng, chết chóc. Hình ảnh bé Aylan Kurdi chết tức tưởi bên bờ Địa Trung Hải liệu đã đủ sức làm rung chuyển nhân tâm thế giới. Nhà báo Phạm Quốc Toàn đã khái quát thật thấu đáo sự biến động của các sự kiện trên trường quốc tế, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về sự vận động không ngừng của thế giới đương đại.
Nhìn những bất ổn của thế giới càng trân trọng hơn những thành quả của cách mạng, để thấy tầm nhìn sáng suốt và hành động mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng ta trong từng giai đoạn lịch sử. Năm 1945, Đảng ta, Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh đã mưu lược, hành động mau lẹ, nhanh chóng chớp thời cơ, tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với tầm nhìn sâu, rộng và kinh nghiệm dạn dày của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện đã lãnh đạo toàn dân đánh bại các kẻ thù xâm lược và thống trị vào loại mạnh nhất hành tinh, thống nhất nước nhà, thỏa lòng mong ước cháy bỏng khát khao hòa bình của dân tộc. Hơn 30 năm đổi mới, với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thế nhưng, trong một thế giới đan xen nhiều thế lực, nhiều mâu thuẫn, khủng bố và xung đột đủ loại, nước ta chưa loại trừ hết những vấn đề tồn tại và yếu kém. Nhà báo Phạm Quốc Toàn không ngần ngại chỉ ra những hạn chế, tiêu cực đang “ngáng chân” sự phát triển của đất nước. Đó là năng suất lao động thấp, thất thoát, lãng phí nhiều; đầu tư công không hiệu quả, nhiều trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa hoành tráng, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vừa khánh thành đã bỏ không, hoặc sử dụng vài năm lại tính chuyện di dời, chuyển đổi. Công tác cán bộ đáng lo ngại, làm mất lòng tin ở Nhân dân. Một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, phai nhạt lý tưởng chiến đấu, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nạn kéo bè kéo cánh chốt chặt những vị trí công quyền quan trọng để bòn rút, tham nhũng công quỹ. Những thiệt hại kinh tế do tham nhũng, lãng phí gây ra rất lớn. Nhưng cái thiệt hại lớn hơn, nặng nề hơn mà tham nhũng, lãng phí gây ra là làm hoen ố hình ảnh đẹp của chế độ, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân vào Đảng, vào tương lai đất nước.
Tập Bút ký chính luận của nhà báo Phạm Quốc Toàn ngồn ngộn vấn đề, sự kiện nóng bỏng của thời cuộc, từ Đông sang Tây, từ cổ tới kim, từ trong nước đến thế giới, từ quốc gia, dân tộc trở về “góc sân và khoảng trời” quê nhà. Sử dụng thể loại Bút ký chính luận để nói về quê nhà, nơi cây đa giếng nước, bờ tre, gốc rạ, anh đã rất thành công trong biểu đạt tình cảm dạt dào, sâu lắng, vẻ đẹp văn hóa làng quê. Tình yêu quê hương, yêu dòng sông Mẹ, yêu bờ dậu, góc vườn và cao hơn cả là tình yêu văn hóa, yêu cuộc sống của bao cảnh đời còn lam lũ chống chọi không mệt mỏi với thiên tai, nhân tai. Thái độ, cách nhìn của tác giả về những công trình thủy điện nhỏ… tiêu diệt môi trường, môi sinh, những vụ xả lũ vô cảm, thiếu trách nhiệm nơi quê nhà thật dứt khoát và minh định. Bút ký chính luận giúp phân rõ sự đúng và sai, thiện và ác, định hướng tư tưởng rõ ràng, sâu sắc.
Với tầm nhìn sâu rộng, sự nhạy cảm, khả năng nhận định và dự cảm đã giúp tác giả có những bài viết sắc sảo, có chiều sâu và phong cách riêng. Bài viết của nhà báo Phạm Quốc Toàn thể hiện tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nói chuyện tiêu cực nhưng không bi quan, khích lệ lửa chiến đấu, hướng về tương lai tốt đẹp của đất nước, dân tộc.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Trường Giang - SGGP
Sáng thứ bảy 11-7, tại Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.