Soạn giả cải lương - Tre già, măng chưa mọc!

15:14 17/08/2020

Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

Vở cải lương kinh điển Đời cô Lựu được nhiều đơn vị nghệ thuật xã hội hóa chọn tái dàn dựng

Tuy nhiên vẫn còn đó nỗi lo về sự thiếu hụt đội ngũ sáng tác, khi các soạn giả giỏi nghề đã lớn tuổi và ngày một giảm dần, lực lượng trẻ chưa thể đáp ứng nhu cầu tác phẩm chất lượng, hấp dẫn.

Hiếm hoi soạn giả giỏi nghề

Đội ngũ tác giả giỏi nghề của sân khấu cải lương hiện thời chỉ còn vài người. Kỳ cựu nhất là soạn giả Đức Hiền đã hơn 70 tuổi, tiếp đó là 2 soạn giả Đăng Minh, Hoàng Song Việt cũng đã U60.

Trong khi đó, lớp tác giả trẻ kế thừa vẫn chưa định hình được tên tuổi, thể hiện được sức bật và dấu ấn mạnh mẽ bằng các tác phẩm sân khấu độc đáo riêng.

Thực trạng quá ít ỏi người giỏi nghề chuyên sáng tác cho sân khấu cải lương hôm nay, khiến các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa và công lập buộc lòng phải chọn cách trở lại với các vở tuồng cũ, kinh điển để dàn dựng, tổ chức biểu diễn, duy trì hoạt động sáng đèn. 

Soạn giả Đăng Minh chia sẻ: “Vì là công việc, là đam mê nên tôi cứ viết cho “đã mình” trước và ai đặt hàng thì mình sáng tác theo nhu cầu vậy thôi. Trước đây soạn giả sống khỏe bằng cải lương, giờ thì khó khăn hơn, dù nhu cầu thực tiễn vẫn rất nhiều, từ sáng tác kịch bản dài, kịch bản ngắn, chặp, bài ca lẻ hay tân cổ giao duyên. Trong sáng tác, tôi vẫn luôn cố gắng đổi mới mình, trên nền tảng chấp nhận được để phù hợp thực tiễn. Ở mỗi một vở cải lương đều có cái mới, từ ý tưởng, cấu trúc âm nhạc, tiết tấu âm nhạc, cách xây dựng hình tượng, bố trí không gian… Cải lương luôn thay đổi từng ngày, nhưng điều kiện để quảng bá, phổ biến không rộng nên người ta khó nhìn thấy rõ ràng. Tôi thấy làm cải lương hôm nay rất khó, cần nhiều yếu tố, không chỉ là sự nhiệt tình mà còn phải hiểu nghề, có sự thay đổi tươi mới, cân nhắc sao cho phù hợp, vì trong nghệ thuật không mới là không thể tồn tại”. 

Mỗi tác giả đều dành nhiều thời gian nghiên cứu, ấp ủ, sáng tạo và cho ra đời một tác phẩm làm sao hội đủ cả chất và hồn cải lương, dung hòa giữa cũ và mới, sử dụng tất cả kinh nghiệm đã tích lũy cùng với cập nhật thời đại để đưa vào tác phẩm sao cho phù hợp nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả hôm nay.

“Ngay với vở cũ dựng lại, nhiều khán giả hiện không chấp nhận nổi vì đa số tiết tấu chậm, thời lượng dài, sự kiện ít, trong khi kỹ thuật ca diễn xưa - nay khác nhau quá xa. Khán giả ngày nay đòi hỏi ở sân khấu cải lương sự đa năng. Họ muốn thưởng thức một vở diễn như thưởng thức một tác phẩm điện ảnh, chứ cải lương vừa mở ra khán giả đã biết kết thúc như thế nào thì mất hẳn sức hấp dẫn, ít sự kiện mà kéo dài lê thê chỉ khiến họ chán. Đó là một trong những nguyên nhân lớn khiến sân khấu mất dần khán giả”, soạn giả Đăng Minh cho biết thêm. 

Đào tạo các tay viết trẻ kế thừa

Việc am hiểu cải lương chính là tiêu chí cần thiết phải có của một tác giả viết kịch bản. Để cho ra đời một tác phẩm cải lương hấp dẫn, bài bản nên đặt vào những tình huống như thế nào cho hợp lý, chỗ nào Bắc, chỗ nào Nam, đoạn nào nên Oán, và cũng không được lạm dụng quá nhiều bài vọng cổ, hoặc có thể khai thác thêm những bản nhạc mới sao cho phù hợp với từng thể loại kịch bản; sáng tác kịch bản lịch sử, đề tài lịch sử hay đề tài xã hội; phải chú ý yếu tố nắm bắt được nhu cầu giải trí của khán giả thời đại mới. Những đòi hỏi mang tính cơ bản và cần thiết cho một tác phẩm sân khấu chất lượng luôn “làm khó” tác giả trẻ như thế. 

Tâm tư về vấn đề thiếu hụt đội ngũ chuyên sáng tác kịch bản sân khấu cải lương, NSƯT Ca Lê Hồng bày tỏ quan điểm: “Sân khấu hôm nay quá thiếu vắng đội ngũ viết kịch bản. Một số em tốt nghiệp diễn viên, đạo diễn có khả năng viết, sáng tác, nhưng Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh TPHCM chưa có lớp biên kịch. Do vậy nên có nguồn kinh phí tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho những nhân tố tiềm năng này. Từ kiến thức học ở nhà trường và năng khiếu cá nhân, các em đã thích và am hiểu cải lương thì phải biết một kịch bản cải lương cần những gì, đặc trưng kịch bản như thế nào, phải nắm bắt được âm nhạc cải lương, các bài bản, hiểu phương pháp biên kịch bên cải lương có đặc thù riêng như thế nào… trước khi có sáng tạo riêng. Với các bạn trẻ năng động, thích tìm tòi sáng tạo cái mới, nếu không có kinh nghiệm, hiểu sâu về cải lương cũng khó có những tác phẩm hay”. 

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt đội ngũ sáng tác cho sân khấu hôm nay và tương lai, cấp thiết phải có sự quan tâm xây dựng dự án đào tạo bài bản cho những người trẻ, thích sáng tác, để từng bước nâng chất tay viết mới, phát hiện thêm tài năng sáng tác trẻ, tạo nguồn tác giả kế thừa đa năng, giỏi nghề. 

Riêng với các trại sáng tác của TPHCM, phải xây dựng phương án tổ chức trại sáng tác chuyên viết về cải lương, với nội dung đa dạng, mở rộng nhiều thể loại, đi sâu đi sát vào nhu cầu tổ chức biểu diễn phục vụ khán giả thực tiễn… để tác phẩm sau khi ra đời từ trại sáng tác có nhiều cơ hội tiếp cận khán giả, giải tỏa vấn nạn khan hiếm kịch bản biểu diễn cho các sân khấu cải lương đang hoạt động tại TPHCM.

Một khi có sự thay đổi trong đào tạo, đầu tư, chú trọng, nâng chất đội ngũ sáng tạo kịch bản - điều kiện đầu tiên trong dây chuyền hình thành và công diễn một tác phẩm sân khấu hoàn chỉnh mới có hy vọng sân khấu cải lương tại TPHCM có nhiều sự tươi mới, thu hút được khán giả tìm đến sàn diễn nghệ thuật để thưởng thức và yêu thích.

Theo Thúy Bình - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

  • Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.

  • Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

  • Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

  • Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

  • Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

  • Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.  

  • Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

  • Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.

  • Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

  • ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

  • Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?

  •  Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.

  • Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

  • Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… 

  • Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

  • Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.

  • Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!

  • (SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.