Tại không gian cung Diên Thọ (Đại Nội Huế), Câu lạc bộ (CLB) Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân (TP Huế), các nghệ nhân, nghệ sĩ của CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi và CLB Đàn & Hát Dân ca thành phố Đà Nẵng mang đến cho du khách những tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc trưng của Việt Nam trong đêm diễn 3/5.
Trong sự uy nghiêm, trang nhã của cung cấm, lần lượt các làn điệu âm nhạc truyền thống cất lên đã lay động du khách. Các chiếu trải trên sân đều đầy khán giả im lặng lắng nghe các nghệ sĩ biểu diễn.
|
Tiết mục của CLB Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân |
CLB Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân (TP Huế) là đơn vị chuyên biểu diễn Nhã nhạc cung đình, thể loại âm nhạc được Unesco công nhận là Di sản văn hóa - Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể nhân loại và Ca Huế một thể loại âm nhạc cổ truyền đặc sắc của xứ Huế, đây là hai thể loại âm nhạc mang nhiều giá trị trong hệ thống nghệ thuật truyền thống Huế.
|
Các nghệ sĩ CLB Đàn & Hát Dân ca thành phố Đà Nẵng biểu diễn |
CLB ca trù Thái Hà của dòng tộc họ Nguyễn đã có công gìn giữ những nét tinh túy của nghệ thuật ca trù đất Thăng Long xưa. Giáo phường ca trù Thái Hà lưu giữ được hơn 30 làn điệu ca trù cùng với một kho băng đĩa ca trù của các nghệ nhân nổi tiếng trong và ngoài dòng tộc, đã được sưu tầm từ năm 1927 - 1935, với nhiều làn điệu cổ, làn điệu khuôn mẫu của ca trù.
|
Festival Huế 2016 là lần đầu tiên các nghệ nhân, nghệ sĩ của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi cùng với CLB Đàn & Hát Dân Ca thành phố Đà Nẵng tham gia biểu diễn, góp phần đưa nghệ thuật truyền thống miền Trung gần hơn với khán giả.
|
Tiết mục của CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội) |
Đêm diễn đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả, hứa hẹn một cuộc tao ngộ mới của các bộ môn nghệ thuật truyền thống trong tương lai.
Trường Giang
Tối, 4/5, Festival Huế năm 2016 đã bế mạc tại Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ đài (TP Huế). Với chủ đề “710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế; Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2016 là cơ hội để thể hiện và giao lưu văn hoá của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc Cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế, các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại.
Lễ hội Quảng Chiếu là kết tinh tâm nguyện tha thiết của Tăng Ni, Phật tử Thừa Thiên Huế cầu mong đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, thế giới thoát nạn binh đao, chúng sanh an lạc, hạnh phúc. Lễ hội được thể hiện qua nghi lễ tâm linh hòa quyện biểu diễn nghệ thuật bằng vũ điệu lục cúng hoa đăng với nguồn năng lượng lan tỏa, ánh sáng từ bi và trí tuệ giải thoát của Đức Phật đến khắp không gian, những nơi tối tăm và uẩn khuất nhất của tâm thức mỗi con người, mỗi chúng sanh.
23 đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia đã tạo nên một lễ hội đường phố đặc sắc tại Festival Huế 2016 vào chiều 1/5.
Tối 3/5/2016, người dân Huế và các bạn trẻ yêu Rook đã cháy hết mình với Live show Lửa Cố đô”.
Tối 3/5, tại Cung An Đinh, ban nhạc Fuzeta – Cộng hòa Pháp đã mang đến cho người dân và du khách một đêm nhạc với những ca khúc pop linh hoạt đầy quyến rũ.
Các chuyên gia hàng đầu về ẩm thực, thực phẩm của Việt Nam, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Lào... và các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nổi tiếng vừa có cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế Ẩm thực Cung đình và Dân gian Huế.
Tối ngày 02/5/2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật tổng hợp với chủ đề "Huế dịu dàng - Về miền Hương Ngự" tại ngôi đình làng cổ Kim Long.
Tối ngày 2/5, tại công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2016 với chủ đề “Những bước chân”.
Tối ngày 1/5, Chương trình nghệ thuật đêm Hoàng Cung đã khai mạc trong ánh đèn lung linh và vẻ cổ kính của Đại Nội. Đêm Hoàng Cung được tổ chức nhằm tái hiện vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm, giới thiệu nghệ thuật múa hát cung đình, tổ chức các trò chơi dân gian, cung đình, kết hợp hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật trình chiếu hiện đại, mới lạ, hấp dẫn....
Tối 1/5, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ hội Quảng Chiếu, theo sử liệu thường tổ chức hàng năm từ vương triều Lý.
Tối ngày 01/5, tại con đường mang tên Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc Trịnh sâu lắng với chủ đề “Người đi hành hương”.
Tối 30/4, tại sân khấu Bia Quốc học đã diễn ra Lễ hội áo dài mang tên “ Nơi huyền thoại bắt đầu”.
Chiều ngày 30/4, Chú rối Liédo của đoàn nghệ thuật L’Homme Debout đã ra mắt khán giả tại khu vực công viên Trịnh Công Sơn - cầu Gia Hội - đường Trần Hưng Đạo.
Tối 29-4, lễ khai mạc Festival Huế 2016 long trọng diễn ra với sự tham dự của hàng vạn công chúng và du khách tại Quảng trường Ngọ Môn Huế.
Sáng 29/4, phiên họp đầu tiên của Dự án “Thành lập mạng lưới các thành phố văn hóa của Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh” đã diễn ra tại TP. Huế.
Sáng ngày 29/4/2016, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa thành phố Huế tổ chức Khai mạc Lễ hội Diều và Không gian trưng bày Diều Festival Huế 2016.
Chiều 28/4, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng khai mạc triển lãm “Vườn trăm trứng”. Liên hoan thu hút sự tham gia của 51 tác giả là họa sĩ, nghệ nhân, sinh viên nghệ thuật…
200 vận động viên đã tranh tài kịch tính tại giải đua ghe truyền thống trên sông Hương do Sở VH-TT&DL tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức chào mừng Festival Huế 2016 và 41 năm ngày Thống nhất đất nước nước (30-4-1975 – 30-4-2016).
Với những lợi thế riêng biệt, làng cổ Phước Tích luôn là điểm đến hấp dẫn, thú vị đối với du khách khi đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa làng quê Việt Nam.
Đúng 0h05phút sáng 29/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ tế Đàn Nam Giao (còn gọi Lễ tế Giao) theo đúng các nghi thức truyền thống với ước nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong những nghi thức quan trọng của triều đình nhà Nguyễn.