"Huế dịu dàng - Về miền Hương Ngự"

08:21 03/05/2016

Tối ngày 02/5/2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật tổng hợp với chủ đề "Huế dịu dàng - Về miền Hương Ngự" tại ngôi đình làng cổ Kim Long.

Mở đầu chương trình, nghệ sĩ Mai Chung đã giới thiệu đến khán giả một thể loại hết sức độc đáo của dân ca Huế là hầu văn qua tiết mục "Cảnh đẹp Huế đô"; tiếp đến công chúng và du khách được thưởng thức giá trị nghệ thuật của Âm nhạc Việt Nam - Nhã nhạc Cung đình triều Nguyễn, một loại hình âm nhạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu đại diện của nhân loại qua các tác phẩm hát múa tiêu biểu như: Trình tấu trích đoạn "Thập thủ liên hoàn", "Mã vũ du xuân", "Kèn chiến", đặc biệt tiếp mục "Múa lục cúng hoa đăng" được thể hiện bởi những nghệ sĩ không chuyên.

 

Tại đây, những giá trị độc đáo của Ca Huế cũng đã được các nghệ sĩ trình diễn những bài bản ca Huế tiêu biểu như: Cổ bản, Hò Mái nhì, Tương tư khúc, Nam bình, mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc. Đan xen giữa các tiết mục tôn vinh Ca Huế và âm nhạc Cung đình là phần thao diễn kỹ năng làm bánh, mứt của các nghệ nhân, khán giả được dịp thưởng thức hơn mười loại bánh mặn ngọt nổi tiếng của xứ kinh kỳ qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

 

Đặc biệt trong chương trình còn có phần trình diễn 02 bộ sưu tập áo dài xứ Huế của các nhà thiết kế Viết Bảo, Xuân Hảo, Nguyễn Khánh Quý phô diễn sự dịu dàng, thướt tha của người con gái xứ Huế; 01 bộ sưu tập áo dài nam với những hình ảnh, họa tiết thư họa độc đáo. Lấy ý tưởng từ mỹ thuật triều Nguyễn như đồ sứ ký kiểu, họa tiết trên y phục hoàng gia, bộ sưu tập thời trang đương đại "Việt Nam gấm hoa" đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của di sản văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thể hiện sự khác biệt trong trình diễn áo dài, nhà thiết kế Nguyễn Khánh Quý đã mang đến bộ sưu tập áo dài Nam "Thư họa" được thể hiện qua các nam người mẫu và đặt biệt 10 mẫu nhí đã mang đến những trải nghiệm, góc nhìn mới về vẻ đứng đắn, sang trọng, sự lịch thiệp mà không kém phần lãng mạn của áo dài Nam. Độc đáo nhất trong màn trình diễn áo dài là bộ sưu tập “Về miền Hương Ngự” của NTK Viết Bảo lấy ý tưởng từ những tác phẩm tranh gương độc đáo cùng kỹ thuật chạm khắc tinh xảo. Tất cả các màn trình diễn áo dài với các hoa văn, họa tiết, thư pháp độc đáo đã tô đậm thêm giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế.

 

Kết thúc chương trình là màn thả 710 hoa đăng, tượng trưng cho 710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế xuống dòng Sông Hương để nguyện cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh của người Việt Nam nói chung, người Huế nói riêng.

 


PV

Ảnh (festivalhue.com)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tối, 4/5, Festival Huế năm 2016 đã bế mạc tại Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ đài (TP Huế). Với chủ đề “710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế; Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”,  Festival Huế 2016 là cơ hội để thể hiện và giao lưu văn hoá của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc Cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế, các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại.

  • Tại không gian cung Diên Thọ (Đại Nội Huế), Câu lạc bộ (CLB) Nhã nhạc - Ca Huế Phú Xuân (TP Huế), các nghệ nhân, nghệ sĩ của CLB Ca trù Thái Hà (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi và CLB Đàn & Hát Dân ca thành phố Đà Nẵng mang đến cho du khách những tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc trưng của Việt Nam trong đêm diễn 3/5.

  • Lễ hội Quảng Chiếu là kết tinh tâm nguyện tha thiết của Tăng Ni, Phật tử Thừa Thiên Huế cầu mong đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, thế giới thoát nạn binh đao, chúng sanh an lạc, hạnh phúc. Lễ hội được thể hiện qua nghi lễ tâm linh hòa quyện biểu diễn nghệ thuật bằng vũ điệu lục cúng hoa đăng với nguồn năng lượng lan tỏa, ánh sáng từ bi và trí tuệ giải thoát của Đức Phật đến khắp không gian, những nơi tối tăm và uẩn khuất nhất của tâm thức mỗi con người, mỗi chúng sanh.

  • 23 đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia đã tạo nên một lễ hội đường phố đặc sắc tại Festival Huế 2016 vào chiều 1/5.

  • Tối 3/5/2016, người dân Huế và các bạn trẻ yêu Rook đã cháy hết mình với Live show  Lửa Cố đô”.

  • Tối 3/5, tại Cung An Đinh, ban nhạc Fuzeta – Cộng hòa Pháp đã mang đến cho người dân và du khách một đêm nhạc với những ca khúc pop linh hoạt đầy quyến rũ.

  • Các chuyên gia hàng đầu về ẩm thực, thực phẩm của Việt Nam, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Lào... và các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa nổi tiếng vừa có cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế Ẩm thực Cung đình và Dân gian Huế. 

  • Tối ngày 2/5, tại công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2016 với chủ đề “Những bước chân”.

  • Tối ngày 1/5, Chương trình nghệ thuật đêm Hoàng Cung đã khai mạc trong ánh đèn lung linh và vẻ cổ kính của Đại Nội. Đêm Hoàng Cung được tổ chức nhằm tái hiện vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm, giới thiệu nghệ thuật múa hát cung đình, tổ chức các trò chơi dân gian, cung đình, kết hợp hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật trình chiếu hiện đại, mới lạ, hấp dẫn....

  • Tối 1/5, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ hội Quảng Chiếu, theo sử liệu thường tổ chức hàng năm từ vương triều Lý.

  • Tối ngày 01/5, tại con đường mang tên Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc Trịnh sâu lắng với chủ đề  “Người đi hành hương”. 

  • Tối 30/4, tại sân khấu Bia Quốc học đã diễn ra Lễ hội áo dài mang tên “ Nơi huyền thoại bắt đầu”. 

  • Chiều ngày 30/4, Chú rối Liédo của đoàn nghệ thuật L’Homme Debout đã ra mắt khán giả tại khu vực công viên Trịnh Công Sơn - cầu Gia Hội - đường Trần Hưng Đạo. 

  • Tối 29-4, lễ khai mạc Festival Huế 2016 long trọng diễn ra với sự tham dự của hàng vạn công chúng và du khách tại Quảng trường Ngọ Môn Huế.

  • Sáng 29/4, phiên họp đầu tiên của Dự án “Thành lập mạng lưới các thành phố văn hóa của Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh” đã diễn ra tại TP. Huế. 

  • Sáng ngày 29/4/2016, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa thành phố Huế tổ chức Khai mạc Lễ hội Diều và Không gian trưng bày Diều Festival Huế 2016.

  • Chiều 28/4, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng khai mạc triển lãm “Vườn trăm trứng”. Liên hoan thu hút sự tham gia của 51 tác giả là họa sĩ, nghệ nhân, sinh viên nghệ thuật…

  • 200 vận động viên đã tranh tài kịch tính tại giải đua ghe truyền thống trên sông Hương do Sở VH-TT&DL tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức chào mừng Festival Huế 2016 và 41 năm ngày Thống nhất đất nước nước (30-4-1975 – 30-4-2016).

  • Với những lợi thế riêng biệt, làng cổ Phước Tích luôn là điểm đến hấp dẫn, thú vị đối với du khách khi đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa làng quê Việt Nam.

  • Đúng 0h05phút sáng 29/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ tế Đàn Nam Giao (còn gọi Lễ tế Giao) theo đúng các nghi thức truyền thống với ước nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong những nghi thức quan trọng của triều đình nhà Nguyễn.