Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế vừa tổ chức Khai mạc môn cầu lông Hội khỏe phù đồng cấp Thành phố năm 2016.
UBND huyện Phú Vang phối hợp với TTYT dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ phát động xây dựng “Cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”.
Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trường ĐH Nông Lâm Huế tổ chức cuộc thi ảnh và viết bài “Khoảnh khắc thầy trò” và “Nét bút tri ân” dành cho sinh viên toàn trường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trường THPT Đặng Huy Trứ phối hợp với nhóm cựu học sinh của trường vừa tổ chức Chung kết cuộc thi “ Thắp sáng tri thức” lần thứ IV năm 2016.
Công an thị xã Hương Thủy vừa tổ chức buổi "Tuyên truyền phòng chống tội phạm về ma túy” cho học sinh trường THPT Phú Bài.
Trường ĐH Sư phạm Huế vừa tổ chức Hội nghị Khoa học trẻ 2016.
Trung tâm Dân số-KHHGĐ thành phố Huế phối hợp UBND phường Phường Đúc tổ chức diễn đàn truyền thông về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại phường Phường Đúc.
rung tâm Y tế Nam Đông tổ chức Hội thi tay nghề giỏi Điều dưỡng – Hộ sinh - KTV năm 2016.
Trung tâm Y tế Quảng Điền vừa tổ chức Lễ phát động ngày toàn dân mua và dùng muối I ốt 02/11.
Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế vừa tổ chức Hội thi rung chuông vàng tìm hiểu Luật giao thông cho học sinh của 13 trường Tiểu học và 13 trường Trung học cơ sở trên địa bàn.
Sinh viên chuyên ngành Thú y, Trường đại học Nông Lâm – Đại học Huế vừa đến thăm quan và học tập tại Viện Công nghệ sinh học – Đại học Huế trong khuôn khổ chương trình “tiếp cận nghề”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Ngày hội bóng đá vui” học sinh huyện A Lưới, năm 2016.
Trung tâm y tế huyện Phú Vang vừa tổ chức tập huấn về công tác nhiễm khuẩn cho toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức y tế và người lao động đang làm việc tại các cơ sở y tế trên đại bàn huyện.
Bệnh viện Phong-Da liễu tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại bệnh viện.
Sáng 27/10, tại trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế đã tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố lớp 9, năm học 2016-2017.
Đại diện Tập đoàn Jellyfish và học viện giáo dục quốc tế Tochigi vừa có buổi làm việc với PGS.TS Võ Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKH Huế để giới thiệu về chương trình thực tập hưởng lương tại Tochigi.
Trung tâm Y tế huyện Phú Vang vừa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Phòng chống HIV/AIDS và Vệ sinh an toàn thực phẩm cho các ban ngành, đoàn thể huyện, xã và thị trấn.
Trường Đại học Y Dược Huế vừa tổ chức lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy PBL bệnh nhân ảo, giảng dạy theo hướng phòng tránh sai sót y khoa và tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm Open Labyrinth về dạy học bệnh nhân ảo thuộc dự án TAME.
Trường Đại học Khoa học-Đại học Huế phối hợp với Viên Công nghệ Châu Á (AIT) vừa tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi rơm thành nhiên liệu đun nấu nhằm đạt đồng lợi ích về chất lượng không khí và khí hậu ở một số nước tiểu vùng sông Mê Công”. Chủ đề hội thảo cũng chính là tên của một dự án do chương trình “Mạng lưới phát triển bền vững sông Mekong-SUMERNET” tài trợ.
Trung tâm Y tế huyện Nam Đông vừa phối hợp tập huấn, triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành và hệ thống mạng WAN.