Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
Sáng ngày 10/01, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội tổng kết công tác y tế năm 2016 triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
Hội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế vừa tổ chức Chương trình “Sao tháng Giêng” nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2017).
Sáng 8/01/2017, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế tổ chức Lễ Trao học bổng của Tổ chức Giáo dục phi Chính phủ AMA Việt Nam cho 23 sinh viên của Trường (mỗi suất học bổng trị giá 300USD/năm).
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn vừa tổ chức Chương trình Tuyên dương Danh hiệu "Học sinh 3 rèn luyện" và "Sinh viên 5 tốt" cấp tỉnh và trao Huy hiệu "Tuổi trẻ sáng tạo" năm học 2015 - 2016".
Trong 2 ngày 06-07/01/2017, Chi hội Siêu âm Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Hội nghị Siêu âm toàn quốc lần thứ nhất.
Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tuyên dương các em học sinh đạt giải cao trong Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc năm 2016 và triển khai Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X năm 2017.
Khoa Nội-Nội tiết Thần kinh- Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân Hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và tầm soát miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho trên 350 bệnh nhân tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế .
Công đoàn ngành giáo dục Quảng Điền vừa tổ chức Giải cầu lông truyền thống ngành giáo dục năm 2016.
Khoa Y tế công cộng phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh tổ chức tập huấn cho Nhóm thanh niên hành động vì sự lựa chọn của Thừa Thiên Huế.
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế phối hợp với Viện Rosa Luxemburg Stiftung (Đức) vừa tổ chức Hội thảo quốc tế “Lao động không chính thức, lao động di cư và vấn đề chăm sóc sức khỏe ở khu vực Asean”.
Trung tâm Y tế thành phố Huế phối hợp với bệnh viện Phong Da Liễu Thừa Thiên Huế, Phòng giáo dục TP Huế, Trung tâm Y tế học đường TT Huế tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền bệnh phong trong trường học.
Ngành giáo dục Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Liên hoan Văn nghệ ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh năm 2016 thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đại học Huế vừa tổ chức các Hội thảo tập huấn tại Huế về các chủ đề: hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, xây dựng chương trình đào tao, khởi nghiệp và an toàn thực phẩm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thủy vừa tổ chức ngày hội giao lưu bé với an toàn giao thông cấp mầm non năm 2016.
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng tháng hành động Quốc gia PC HIV/AIDS và giao ban PC HIV/AIDS 2016.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Gần 300 bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại khoa Nội Nội tiết-Thần kinh-Hô hấp, khoa Nội Tổng hợp-Lão khoa, khoa Nội Tim Mạch.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với tổ chức Medrix tổ chức trao tặng thiết bị xử lý nước và hướng dẫn sử dụng bảo quản sản phẩm Lifestraw Thụy Sĩ cho các cơ sở y tế, trường học đóng trên địa bàn tỉnh.
Hội Khuyến học huyện Phú Lộc vừa tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Khuyến học huyện lần thứ II nhiệm kỳ 2016-2021.
Đoàn trường Đại học Khoa học Huế phối hợp với Trung tâm phục vụ sinh viên Đại học Huế tiến hành trao quà cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang nội trú tại các ký túc xá của Đại học Huế.
UBND huyện Phú Vang phối hợp với TTYT dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ phát động xây dựng “Cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” tại xã Vinh Thái.