Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
(SHO) - Vừa qua, tại Trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng đã diến ra cuộc thi “Thiết kế với TI MCU 2013” vòng loại khu vực miền Trung với sự tham gia của 19 đội đến từ 3 trường Đại học miền Trung .
(SHO) - Vào ngày 9/10/2013, nhân dịp kỷ niệm ngày Bưu chính Thế giới, tại trường THCS Trưng Vương - Hà Nội sẽ diễn ra lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 của Việt Nam.
Sáng 3.10, trường ĐH Khoa học- ĐH Huế tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2013- 2014. Đến dự có ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch Thường trực UBDN tỉnh, ông Phan Công Tuyên- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(SHO) - Vừa qua, huyện Nam Đông đã diễn ra "Ngày hội bóng đá vui" cho học sinh các trường Tiểu học và THCS.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
(SHO) - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động chỉ đạo việc đổi mới từng bước vững chắc hoạt động của ngành, lấy đổi mới quản lý làm khâu đột phá .
(SHO) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương tổ chức triển khai, phổ biến và thực hiện quy định đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn; Tổ chức thanh tra, kiểm tra một số địa phương để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
(SHO) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo "Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục", với đề xuất hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
(SHO) - Vừa qua, 14 học sinh khóa đầu tiên của trường Trường Trung cấp TDTT Huế (niên khóa 2011-2013) vừa tốt nghiệp và nhận bằng Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
(SHO) - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, hiện khoảng 90% sinh viên cao đẳng nghề, 75-80% học sinh trung cấp nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Học trường nghề dễ tìm được việc làm, tuy nhiên xã hội chưa mặn mà.
(SHO) - Vừa qua, Trung tâm Khảo thí tiếng Anh Cambridge VN503 - Hệ thống đào tạo Anh ngữ Quốc tế EUC đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác đưa chuẩn Cambridge vào các trường học tại Huế.
(SHO). Vào ngày 20/9 tới, Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế sẽ tổ chức Hội thi bơi dành cho học sinh các trường tham gia Dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.
(SHO). Trong lúc nền văn hóa đọc đang xuống cấp với tốc độ phi mã, thì bên bờ đầm phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế lại đang diễn ra một câu chuyện lạ: cuộc thi đua “Ai đọc sách nhiều hơn?”
(SHO) - Vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp phòng giáo duc đào tạo huyện tỗ chức buổi trao tặng 50 suất quà và xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện Quảng Điền.
(SHO) - NXB Văn hóa Thông tin vừa ấn hành bộ sách “Quốc Học Huế xưa & nay” bao gồm 2 tập do cựu học sinh Quốc học thực hiện.
(SHO) - Thị xã Hương Thủy đang dự kiến chi khoảng 440 triệu đồng cho việc đào tạo học sinh giỏi năm học 2013 – 2014. Trong đó ngân sách nhà nước 370 triệu đồng, còn lại là đóng góp của phụ huynh học sinh.
(SHO) - Vừa qua, Ngân hàng HSBC tài trợ cho chương trình hỗ trợ giáo dục tại Huế với tổng kinh phí 15.807.00USD (tương đương 331.947.000 VNĐ).
(SHO). Lễ tuyên dương các thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 và khen thưởng khuyến khích tài năng sinh viên Đại học Huế năm học 2012-2013 đã đươc Đại học Huế tổ chức chiều 6/9.
(SHO) - Học sinh người dân tộc thiểu số ở Nam Đông. A Lưới sẽ bắt đầu học tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số PaCô - TàÔi và CơTu từ 2014 theo quyết định của UBND tỉnh.
(SHO). Trường Đại học Nghệ thuật vừa được Đại học Huế nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng công trình Nhà Điêu khắc và Sư phạm mỹ thuật.