Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
Ngày 10/4, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2013 - 2014.
Đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế vừa công bố kết luận thanh tra Trường THPT Cao Thắng (Huế) trước hội đồng sư phạm của trường này.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình tặng 7 máy vi tính cho 2 trường thuộc huyện Phong Điền.
Đây là đề tài của nhóm học sinh Trường PTTH chuyên Quốc Học Huế là Phạm Nguyễn Hạnh Như (lớp 11A1). Đoàn Đại Thanh Long và Hoàng Phú (lớp 12 Sinh), đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học – Kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2014 được tổ chức tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua.
Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Huế (Việt
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế vừa tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot Hicol năm 2014 với chủ đề “Hướng về biển đảo Tổ quốc”.
Đây là khóa tập huấn tiếng Anh do các chuyên gia đào tạo của Cambridge English phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức, vừa kết thúc vào ngày 29/3. Giảng viên tập huấn là ông Kim Pilger, chuyên gia đào tạo của Cambridge English, khu vực Đông Nam Á.
Tại TP Huế vừa diễn ra hội nghị quốc tế về Đổi mới giáo dục lần thứ 7 (ICER 7) với chủ đề “Đổi mới và thực hành tốt trong giáo dục theo quan điểm toàn cầu”.
Tại trường THCS Phú Bài, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam vừa tổ chức trao tặng Thư viện thông minh cho trường. Đây là 1 trong 4 trường phổ thông đâu tiên của Thừa Thiên Huế được Công ty Điện tử Samsung Việt Nam trao tặng các thiết bị và cách bài trí thư viện.
Để thu hút được thật nhiều sĩ tử không ít lò luyện thi ĐH tại TP.Huế đã không ngại tung ra những lời "quảng cáo trên trời" về chất lượng của mình.
Diễn ra từ ngày 28/2 đến ngày 2/3/2014, Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2014 khu vực phía Bắc đã thành công tốt đẹp.
Ngày 11/3, Bộ GD-ĐT công bố Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 với nhiều thay đổi lớn, học sinh hết sức lưu ý.
Hệ thống giáo dục Huế Star vừa ký kết hợp tác với đại diện Cambridge English - Khu vực Đông Nam Á và Trung tâm ủy quyền khảo thí Tiếng Anh Cambridge VN503 và trao giấy chứng nhận Trung tâm vệ tinh của Cambridge cho Hệ thống giáo dục Huế Star.
Ngày 5.3, tại thành phố Huế, Sở GD-ĐT tổ chức cuộc thi Hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh bậc THCS trên toàn tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trường THCS Nguyễn Tri Phương vừa tổ chức lễ tiếp nhận và khai trương hệ thống thư viện điện tử thông minh đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong năm 2014, Đại học Huế sẽ tuyển sinh 11.900 sinh viên cho 103 ngành đào tạo thuộc 7 trường thành viên, 3 khoa và 1 phân hiệu trực thuộc.
Ngày 2-3, đã diễn ra cuộc thi “Vô địch Toefl Primary 2014” tại Huế do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.
Chiều 27/2, tại trường TH Trần Quốc Toản ( Huế), Lễ trao giấy chứng nhận Trung tâm Vệ tinh Cambridge English cho Trường TH Trần Quốc Toản Huế và Lễ ký kết hợp tác thành lập Quỹ Khuyến học tiếng Anh Cambridge và ra mắt CLB "Đại sứ thân thiện Cambridge English" đã diễn ra.
Sáng 26/2, tại Đại học Huế đã khai mạc Hội nghị đổi mới giáo dục đại học trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực quản trị đại học” - một trong bốn dự án thành phần của Chương trình hợp tác thể chế đại học giữa Đại học Huế và các trường đại học vùng Flanders, Bỉ (chương trình VLIR-IUC Đại học Huế).
“Tham vấn nhu cầu tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” là đề tài nghiên cứu của nhóm giảng viên Khoa Tâm lý trường ĐH Sư Phạm Huế vừa đạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh TT Huế năm 2012. Khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh, đưa ra các biện pháp giúp các em được tư vấn ngay tại trường học là những đóng góp của đề tài nghiên cứu này.