Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kịp thời việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2014.
Sáng ngày 20/2, bà Thanh Huong Eva Nguyên Binh - Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vừa nhận công việc nhiệm kỳ mới đã đến thăm trường THCS Nguyễn Tri Phương và giao lưu với các em học sinh học tiếng Pháp của trường.
Phòng trưng bày do Sở Giáo dục & Đào tạo TT-Huế đã tổ chức, và đã đón nhận 9 phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã và thành phố Huế tham gia gồm: Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà, Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc; Phòng GD&ĐT huyện A Lưới, Phòng GD&ĐT huyện Nam Đông; Phòng GD&ĐT huyện Phú Vang, Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, Phòng GD&ĐT huyện Quảng Điền và Phòng GD&ĐT thành phố Huế.
Ngày 20/2, 108 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 của 9 phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã và thành phố Huế sẽ bước vào Hội thi Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp cấp tiểu học năm học 2013 – 2014.
Hương Bình
(SHO). Hội thi giáo viên dạy Ngành học Mầm non lần thứ 8, năm học 2013 – 2014 đang diễn ra ở Nam Đông. 24 giáo viên đến từ 11 trường mầm non trên địa bàn huyện đã tham dự.
Hướng đến chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2014), 39 năm ngày giải phóng TT-Huế (26/03/1975 - 26/03/2014), Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế đã tổ chức giải bóng đá sinh viên năm 2014.
Những ngày sau Tết, trong khi học sinh các trường đã bắt đầu bắt nhịp với không khí học tập thì ở huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế, các trường học vẫn còn thiếu vắng hàng chục học sinh.
Sáng 17.2, tại trưởng tiểu học Lê Lợi đã diễn ra lễ khai mạc kỳ thi học sinh giỏi bậc tiểu học thành phố Huế năm học 2013- 2014.
Năm nay, Đại học Huế sẽ tuyển mới 9 ngành do Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Huế họp và thông qua trên cơ sở hội đủ các tiêu chí xét tuyển mã ngành mới theo thông tư 54 của Bộ GD&ĐT.
Đại học Huế vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2014. Theo đó Đại học Huế sẽ tuyển 12.100 chỉ tiêu trong năm 2014.
Chiều 23/1, trường THCS Trần Cao Vân thành phố Huế tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Sở giáo dục -đào tạo TT- Huế vừa tổ chức hội thi Khoa học - kỹ thuật (Intel ISEF) học sinh trung học năm học 2013-2014 với những vấn đề thực tế, gần gũi với cuộc sống ,được thể hiện bởi sự sáng tạo của các em học sinh.
Xác định việc đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp hàng đầu trong chiến lược cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vì vậy, nhiều năm qua, bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, chất lượng giáo dục huyện Nam Đông nói chung, con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Sáng 28/12, tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã khai giảng lớp học mang tên “Trường Đông Inha-Hue" về Vật lý lý thuyết lần thứ Hai.
Ngày 29/12/2013, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, Trung tâm EUC đã tổ chức trao Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge (Đại học Cambridge) cho các học sinh đã có thành tích xuất sắc vượt qua kỳ thi do EUC tổ chức vào các ngày 20/10 và 16/11/2013.
Trong 2 ngày 17&18.12, ĐH Huế tổ chức Hội thảo tập huấn về Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu và Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bỉ và đại diện các trường thành viên của ĐH Huế.
Sáng ngày 19/12, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp và làm việc với bà Karen Nicholas, Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Australia. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan và trường Trung cấp Âu Lạc.
Từ ngày 17 - 19/12, ĐH Huế tổ chức hội thảo tập huấn “Hệ thống chuyến đổi tín chỉ châu Âu và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” cho cán bộ thuộc ĐH Huế và các trường trực thuộc.
Ngày 9/12, Lễ trao học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó học giỏi của Đại học Huế đã diễn ra với sự tài trợ của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Hiệp hội kinh tế Nhật Bản.
Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) và Tổ chức nhân đạo Hue Help phối hợp với Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế lần đầu tiên thực hiện dự án “Biết bơi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Kỹ năng sống cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu” trong năm 2013.
Kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh năm 2013 vừa được Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức tại Trường THPT Chuyên Quốc Học với 1.838 học sinh tham gia, gồm cả hệ chuyên và hệ phổ thông đã được sở GD & ĐT tỉnh công bố kết quả.